Rưng rưng phong trào 'Nghìn việc tốt'

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Với các em học sinh, chúng ta hướng đến những việc nhỏ như: lớp học nghìn việc tốt, xóm thôn nghìn việc tốt và đặc biệt là giúp các em hiểu rằng việc tốt là tất cả những việc có ích trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, trong tâm trí của các em học sinh được hình thành những nhân cách đứng đắn để làm người tử tế”, thầy Nguyễn Đức Thìn, người khởi xướng phong trào chia sẻ.

Từ một đốm lửa nhỏ

Thầy Nguyễn Đức Thìn nhớ lại thời điểm năm 1961 khi được điều động về Trường cấp II Tam Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh) dạy học đã được kiêm luôn chức Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong: “Lúc đó đất nước đang trong chiến tranh lửa đạn cho nên mình nghĩ, làm phụ trách Đội thì cũng phải hướng đội viên đến điều gì đó có ích. Thế là mình hướng các em thi đua thắp sáng ngọn đèn Ngô Gia Tự - một trong những người sáng lập Đảng ta”.

Thầy Nguyễn Đức Thìn chia sẻ về sự ra đời của phong trào Nghìn việc tốt. (Ảnh T.Ư Đoàn)

Thầy Nguyễn Đức Thìn chia sẻ về sự ra đời của phong trào Nghìn việc tốt.

(Ảnh T.Ư Đoàn)

Trước đó, thầy Thìn đã từng đến Bảo tàng Hà Nội, nơi có trưng bày chiếc đèn dầu trong ngôi nhà thời thơ ấu của đồng chí Ngô Gia Tự ở Tam Sơn. Đó là chiếc đèn đồng chí đã cùng các đồng chí của mình ngồi họp những năm tháng đó.

Ngày 24/3/1963, trong không khí tưng bừng, náo nhiệt của cuộc sinh hoạt ngoại khóa “Tiến bước lên đoàn”, Liên đội thiếu niên tiền phong trường cấp 2 xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức lao động trồng cây hai bên đường đoạn đi vào nhà đồng chí Ngô Gia Tự. Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn, Tổng phụ trách thiếu nhi, từng là cựu đội viên Đội thiếu niên du kích Đình Bảng anh hùng, đã có sáng kiến phát động phong trào “Thi đua làm nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác dạy, phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ”, gọi tắt là “Nghìn việc tốt”.

Ngay sau khi phong trào được phát động, không khí học tập, lao động ở Trường THCS Tam Sơn hăng say, sôi nổi hẳn lên, hơn 300 học sinh và các thầy, cô giáo đều trở nên phấn chấn, hào hứng lạ thường. Hằng ngày, các đội viên thiếu niên tiền phong ghi vào sổ vàng những việc tốt, các em thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Một bạn đeo khăn quàng đỏ chưa chuẩn, còn xộc xệch, thấy vậy lập tức bạn khác sửa lại giúp. Một em bị ốm, các em trong lớp cắt phiên nhau đến thăm nom, săn sóc, chép hộ bài. Một em bị đau chân không đi học được, các em phân công nhau cõng bạn đến lớp. Một cụ già chống gậy trên đường lầy lội được các em xúm lại đưa cụ về tận nhà. Một chiếc xe bò chở nặng đang ì ạch leo dốc giữa trời nắng chang chang, lập tức các em xúm lại đẩy giúp chiếc xe vượt lên,... Về nhà, chính các em là người quan tâm chăn thả trâu bò, đàn lợn, chăm sóc đàn gà, giúp đỡ cha mẹ cơm nước và nhiều việc gia đình khác.

Biết bao cảnh ngộ tương tự khiến các thầy cô và các bậc phụ huynh trào dâng niềm xúc động. Những việc tốt đã thấm vào máu thịt, trở thành thói quen hằng ngày, là nền tảng vun trồng cho các em những đức tính tốt đẹp. Tình thương yêu của các em lan sang cả người lớn. Các em ngoan ngoãn thân ái với nhau, hăng hái làm những việc tốt, các bậc phụ huynh cũng trở nên quý mến nhau hơn. Nếp sống văn minh, ứng xử tình người làm cho tình làng, nghĩa xóm thêm nồng ấm, thân thiện.

“Tiếng lành đồn xa” - chỉ 5 ngày sau khi Trường THCS Tam Sơn phát động phong trào “Nghìn việc tốt”, Báo Thiếu niên Tiền phong đã sớm đưa tin trang đầu ngày 29/3/1963 tiêu đề “Một hoạt động mới đáng hoan nghênh”, nói rõ: “Còn gì tốt đẹp hơn bằng từng Đội và đội viên chúng ta thi đua làm được nhiều việc tốt thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Mong rằng các Liên đội hãy hưởng ứng hoạt động mới này của Liên đội Tam Sơn, phát động phong trào Nghìn việc tốt trong trường, thôn xã mình, làm cho những người tốt, việc tốt nảy nở như một mùa hoa nở rộ”.

Không ngờ khi phong trào được phát động, các em học sinh đã hưởng ứng nhiệt liệt. Từ phong trào này, những hoạt động hướng các đội viên đến những công việc thường nhật nhưng thiết thực như: vệ sinh trường lớp, làm sạch đường làng ngõ xóm và giúp những người nghèo khó được coi như nền tảng cho một cuộc vận động mới.

Dựa trên những thực nghiệm của “Phong trào Ngô Gia Tự”, năm 1963, phong trào “Nghìn việc tốt” chính thức được phát động. Từ ngôi trường cấp II Tam Sơn, “Nghìn việc tốt” được lan rộng khắp huyện rồi khắp tỉnh. Các tỉnh khác thấy Bắc Ninh có phong trào hay và ý nghĩa thì đến học hỏi. Dần dần, “Nghìn việc tốt” không chỉ nằm trong phạm vi một tỉnh mà có ở khắp các trường học trong cả nước.

Phong trào “Nghìn việc tốt” đã được Bác Hồ quan tâm khen ngợi tại Hội nghị Chính trị đặc biệt họp tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội ngày 27/3/1964, Bác biểu dương: “Các cháu nhi đồng ta rất ngoan, chăm học, chăm làm. Nhiều cháu đã dũng cảm cứu bạn trong cơn nguy hiểm, nhiều cháu thật thà đem trả của rơi, thương yêu, giúp đỡ nhau và thi đua làm nghìn việc tốt...”.

Và lan tỏa tới Đức, Mông Cổ, Lào

Những năm 1970, phong trào “Nghìn việc tốt” không chỉ được nhân rộng trên tất cả các trường học của Việt Nam mà còn được nhiều quốc gia khác sang học hỏi kinh nghiệm.

“Không chỉ báo chí trong nước, mà báo chí nước ngoài cũng về tận Bắc Ninh để tìm hiểu, chụp ảnh viết bài và coi đây như một sáng kiến không chỉ trong ngành giáo dục, mà cũng là sáng kiến chung để hình thành nhân cách một con người”, thầy Thìn cho hay.

Nhiều nước Đông Âu đã cho đoàn học sinh sang Việt Nam tìm hiểu. Từ phong trào này, nhiều trường học trên khắp Đông Âu đã tích cực làm theo và đem lại những kết quả tốt đẹp. Bên cạnh đó, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ tới Ulanbato (Mông Cổ) năm 1975, Viêng Chăn (Lào) năm 1988…

Nhiều lần thầy Nguyễn Đức Thìn cũng dẫn đoàn học sinh Việt Nam sang các nước Đông Âu để thuyết trình về “Nghìn việc tốt” trong học đường. Ngay từ thời kỳ đó, việc tốt của học sinh nhỏ tuổi đã được gắn liền với việc trồng cây, gây rừng. “Bảo vệ rừng, làm cho đất nước, quê hương xanh tốt cũng là một việc tốt. Ý tưởng này được các học sinh nước ngoài nhiệt tình hưởng ứng”, thầy Thìn cho biết.

Năm 1971, Trường Tam Sơn (Bắc Ninh) đã kết nghĩa với các đội viên Trường Talơman của CHDC Đức (nay là CHLB Đức). Từ đó đến nay, hai trường của hai quốc gia vẫn giữ liên lạc với nhau. “Nghìn việc tốt” như một vườn hoa tỏa hương ở khắp nơi.

Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm hoạt động Đội cũng như mục tiêu giáo dục ngay từ trường phổ thông với phép tính số học làm người được thầy Nguyễn Đức Thìn xây dựng thành công: “Làm nghìn việc tốt, cùng trừ việc xấu, cộng nhân yêu thương, chia niềm thông cảm” để mỗi người thêm gắn bó và cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Ở nơi đâu, phong trào cũng được thiếu nhi hưởng ứng nhiệt tình.

Phát triển từ phong trào “Nghìn việc tốt”, có rất nhiều tấm gương sáng được tuyên dương từ các phong trào như: Vượt khó học tập, Dũng cảm cứu bạn, Nuôi heo đất - giúp bạn nghèo đến trường, Người con hiếu thảo, Nhặt của rơi trả lại người bị mất, Áo lụa tặng bà, Đền ơn đáp nghĩa, Em yêu biển đảo quê hương, Thiếu nhi bảo vệ môi trường... qua đó đã nâng bước cho lớp thiếu nhi Việt Nam trưởng thành, học tập, sáng tạo, xây dựng quê hương, đất nước.

“Với các em học sinh, chúng ta hướng đến những việc nhỏ như: lớp học nghìn việc tốt, xóm thôn nghìn việc tốt và đặc biệt là giúp các em hiểu rằng việc tốt là tất cả những việc có ích trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, trong tâm trí của các em học sinh được hình thành những nhân cách đứng đắn để làm người tử tế”, thầy Thìn chia sẻ.

Từ ngôi trường khởi đầu của phong trào này, nhiều học sinh đã trưởng thành từ những việc làm nhỏ bé ấy. Sau này, các học sinh như Nguyễn Văn Lan, Ngô Văn Mai và 90 học sinh khác đã gác sách bút, dù có người còn được gọi đi học nước ngoài. Tất cả đã tình nguyện lên đường ra chiến trường và nhiều người trong số đó ngã xuống vì đất nước.

“Cũng từ một phong trào rất nhỏ thôi, nhưng nhiều em học sinh đã biết phấn đấu và sau này trở thành những người trí thức thành đạt như GS.TS Nguyễn Toàn Thắng, Trần Thị Minh Nguyệt, Ngô Ngọc Cát”, thầy Thìn cho biết.

Trải qua 60 năm phát triển, Đội TNTP Hồ Chí Minh, phát huy hiệu quả phong trào “Nghìn việc tốt”, nhằm cụ thể hóa 5 điều Bác Hồ dạy, các phong trào thi đua của thiếu nhi ngày càng thêm nở rộ, tạo sức lan tỏa và phổ biến trong các liên đội, đáp ứng được những yêu cầu trong tình hình mới, tiêu biểu như các chương trình, phong trào: “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”; “Rèn luyện đội viên”, “Thiếu nhi Việt Nam học tập tốt rèn luyện chăm”; “Tuổi trẻ Việt Nam - Rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai”; “Vì Mái trường xanh”; “Em yêu khoa học, tài năng công nghệ nhí”, “Đọc và làm theo báo Đội”; “Kế hoạch nhỏ”; “Vượt khó học tốt”, “Bạn giúp bạn”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Giờ học tốt, ngày học tốt”, “Mizuiku - Em yêu nước sạch”; “Áo lụa tặng bà”, “Tấm áo tặng bạn”, “Những địa chỉ nghĩa tình”, “Đi tìm địa chỉ đỏ” và cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”… phù hợp với từng lứa tuổi, làm cho các em ngày càng thấm thía hơn với những lời dạy của Bác, trở thành tâm huyết, thành phương châm hành động, thành dấu ấn trong suốt cuộc đời của các em từ lúc nhỏ cũng như khi đã trưởng thành.

Chào mừng kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt”, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phát động 6 tuần thi đua cao điểm từ ngày 13/02/2023 đến ngày 26/3/2023 gắn với đẩy mạnh triển khai chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm” với các chủ đề theo từng tuần như: “Đọc sách mỗi ngày”; “Chia sẻ yêu thương”; “Bảo vệ môi trường”; “Thi đua học tốt”; “Vận động khỏe mạnh - rèn luyện kỹ năng”; “Tiến bước lên Đoàn”. Các hoạt động lớn được triển khai trên toàn quốc, tiêu biểu như:

Một số khẩu hiệu tuyên truyền

1. “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm”.

2. “Thiếu nhi Việt Nam - Làm nghìn việc tốt - Tiến bước lên Đoàn”.

3. “60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” - Đất nước mãi nở hoa”.

4. “Nghìn việc tốt - Triệu niềm vui”.

5. “Măng non nghìn việc tốt, đất nước mãi nở hoa”.

6. “60 năm - ngàn đóa hoa việc tốt”.

Đọc thêm

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...

"Cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng: Nỗ lực đưa nữ sinh dân tộc thiểu số vươn ra thế giới

Cô giáo Hà Ánh Phượng với mô hình "Lớp học xuyên biên giới" tại Trường THPT Hương Cần.
(PLVN) - Không chỉ tích cực ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cho các em học sinh vùng miền núi, đặc biệt là trẻ em gái,  "cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng còn phụ trách và khởi xướng nhiều dự án hướng đến sự bình đẳng giới, có sức lan tỏa rộng rãi ở nhiều quốc gia.