(PLVN) - Những ngày đầu tiên của xuân mới, đồng bào Mông trên khắp các địa phương lại náo nức tổ chức lễ hội Gầu Tào với ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Nhắc tới truyền thống văn hóa của người Mông, không chỉ nói tới những tập quán canh tác, chăn nuôi, ăn ở… mà còn ở tín ngưỡng, phong tục, tâm linh. Trong đó, tất cả những tín ngưỡng về sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần đều xoay quanh mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản và những tín ngưỡng đó đều được tái hiện qua lễ hội Gầu Tào ở Sa Pa.
Lễ hội Gầu Tào vốn là một lễ hội độc đáo đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống của người Mông vào dịp xuân về.
Đây là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất, được coi là lễ hội tiêu biểu và đặc sắc nhất của người Mông.
Lễ hội Gầu Tào gồm 2 phần lễ và hội.
Các lễ vật thịnh soạn trong phần Lễ
Thầy mo làm lễ
Hội thường được tổ chức ở tất cả các làng xã, huyện lị và có đồng bào Mông sinh sống, được tổ chức trên một khu đất đồi tương đối bằng phẳng.
Đây cũng là dịp để bà con trong bản tụ họp, vui chơi chuẩn bị bước vào một năm mới, một mùa canh tác mới.
Những tiết mục văn nghệ đặc sắc trong lễ hội Gầu Tào
Các đại biểu cùng nâng ly rượu mừng hội Gầu Tào
Những điệu múa, những tiếng cười reo được vang lên náo nức khắp làng bản, báo hiệu một mùa xuân mới đã về và cũng hứa hẹn một năm mới mùa màng bội thu, một cuộc sống ấm no, sung túc và thịnh vượng.
(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.
Tục “xông Đền, xông Điện, xông Nhà thờ họ, xông Nhà” đêm giao thừa làng Gạo, thôn Quả Linh, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(PLVN) - Các nhà khảo cổ học Việt Nam đang đặc biệt quan tâm tới vấn đề làm thế nào để bảo vệ được di tích khảo cổ học, loại di tích mà Hiến chương quốc tế về khảo cổ học Lausanne năm 1990 cho là dễ bị hủy hoại và biến mất nhất.
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.
(PLVN) - Sau khi thu hoạch xong lúa, hoa màu, đồng bào Cor ở tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu tổ chức Tết Ngã rạ để tạ ơn ông bà tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho họ làm ăn khấm khá, cuộc sống an lành.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định (số 3975/QĐ-BVHTTDL, 3976/QĐ-BVHTTDL và 3989/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024) về việc đưa 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có các Quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống điện Huệ Nam và Nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù (Thừa Thiên Huế).
(PLVN) - Sáng 7/12, tại Phủ Chính (thuộc di tích kiến trúc Nghệ thuật Phủ Dầy), thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Hội di sản tín ngưỡng thờ Mẫu tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2027
(PLVN) - Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.
(PLVN) - Bờ xe nước sông Trà - biểu tượng độc đáo của người dân xứ Quảng vẫn được ông Mai Văn Quýt (78 tuổi, ngụ thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cần mẫn tái hiện.
(PLVN) - Tại Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần, (huyện Tiên Yên,) Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã trao bằng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Sọong Cô của dân tộc Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Do tuổi cao sức yếu, nghệ nhân “thiên cổ đệ nhất trà” Nguyễn Thị Dần đã qua đời ở tuổi 101. Cụ từng là người cao tuổi nhất làm nghề ướp trà sen ở Quảng An, Tây Hồ.
(PLVN) - Tôn Thất Thuyết sau khi sang Trung Quốc cầu viện không thành, biết tin Vua Hàm Nghi bị bắt, ông đã ở lại đất khách. Ông mất năm 1913, tại quê người, không một lần trở về cố hương.
(PLVN) - Tối 28/11, tại tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.