Quyền và nghĩa vụ với con sau ly hôn

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Sau khi ly hôn, người bố/mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ như thế nào đối với việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự…?... Tư vấn của Luật gia Bùi Đức Độ - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kiên Giang về vấn đề này.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014 thì “sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Khoản 1 Điều 81 quy định: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan”.

Từ những quy định trên, bên cạnh việc pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ thăm nom con thì pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người không trực tiếp nuôi con. Đây là quy định hợp lý, nhằm đảm bảo cho con phát triển một cách tốt nhất khi sống trong một gia đình không được hoàn thiện, thiếu thốn vật chất và tình cảm của cha hoặc mẹ. 

Tuy nhiên, trên thực tế khi cha mẹ đã ly hôn, không hiếm trường hợp chỉ vì cái tôi của mình quá lớn, người trực tiếp nuôi con chỉ cho phép người kia thăm nom cho có lệ. Thậm chí, không tạo điều kiện vun đắp, nuôi dưỡng tình cảm mà người trực tiếp nuôi con còn tìm cách chia rẽ tình cảm cha - con/mẹ - con bằng những lời nói, cử chỉ theo kiểu gieo rắc hận thù “mưa dầm thấm đất”. Ngược lại, cũng có những người lợi dụng quyền thăm con một cách bất hợp lý, thái quá, gây xáo trộn cuộc sống của người trực tiếp nuôi con và ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của con như thăm con bất kể ngày hay đêm, khi con đang ngủ, đang học bài…

Vậy nên, quyền thăm nom con phải được hiểu là đặt lợi ích của con lên trên hết, đảm bảo lợi ích (tinh thần) của mình nhưng đừng làm  ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để xử sự cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

Về thời gian, địa điểm thăm con do pháp luật chưa quy định cụ thể, nên trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn, lúng túng. Nếu các bên có thiện chí, sẽ vì quyền lợi của con mà gạt bỏ đi tất cả sự đố kỵ, hẹp hòi, ích kỷ, nhưng ngược lại nếu hai bên không hợp tác thì rất khó giải quyết. Mặt khác, có thể dẫn đến không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nên bị người trực tiếp nuôi con từ chối cho thăm con. 

Nhưng phải lưu ý rằng, đây là hai việc khác nhau, nếu trong trường hợp có bản án của Tòa án mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự thì hành vi “Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định” thì bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Nếu cản trở quyền và nghĩa vụ thăm nom, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về ngăn cản quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà với cháu, giữa cha mẹ với con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng. Ngược lại, người không trực tiếp nuôi con trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có biện pháp buộc họ thực hiện nghĩa vụ đối với con như cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản… theo pháp luật thi hành án. 

Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con (Điều 71, Điều 72 Luật HN&GĐ năm 2014). Thế nên, khi chung sống với con hoặc không chung sống với con thì cha, mẹ vẫn có các quyền và nghĩa vụ ngang bằng nhau về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, bậc làm cha, làm mẹ nên gác qua một bên những mâu thuẫn trước, trong và sau ly hôn (nếu có), đặt lợi ích của con lên trên hết thì các bên cũng có thể thỏa hiệp được với nhau về phương thức, thời gian, địa điểm thăm con theo tinh thần điều luật đã ghi nhận.

Đọc thêm

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.