“Quy tắc vàng” trong ăn uống giúp người cao tuổi luôn khỏe mạnh

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Ở người cao tuổi, các chức năng đều kém hơn người trẻ và thường hay mắc các bệnh mạn tính. Chính vì thế, với người cao tuổi cần phải điều chỉnh chế độ ăn, cách ăn cho phù hợp, để tốt cho sức khỏe cũng là cách để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, thế nào mới là một chế độ ăn uống hợp lý và riêng với đối tượng là người cao tuổi thì khẩu phần ăn nên thay đổi ra sao?

Giảm bớt “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa

Khi có tuổi, vận động thể lực giảm, chức năng hấp thu, chuyển hóa đào thải kém nên đối tượng là người cao tuổi cần chú ý giảm bớt năng lượng ăn uống so với lúc còn trẻ. Chẳng hạn, nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Nếu trước đây mỗi bữa ăn 3 – 4 bát cơm, giờ chỉ nên ăn 1 – 2 bát. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi chúng ta còn trẻ tiêu thụ ngày khoảng 2.000 calo, tuổi 50 - 60 nên giảm khoảng 10%, 60 - 70 tuổi giảm 20%, trên 70 tuổi nên giảm 30%. Như vậy, khoảng 70 tuổi chỉ nên ăn khoảng 1.400 calo/ngày là vừa. Đối với những người đang thừa cân, mập phì còn phải giảm calo hơn nữa.

Theo tiêu chuẩn, cân nặng tối ưu với nam giới cao 160cm là 54kg, còn với nữ cao 160cm mức cân là 51kg là tốt nhất. Nếu người già cân nặng vượt quá mức lý tưởng trên sẽ có nguy cơ cao mắc rối loạn chuyển hóa lipit và dễ mắc một số bệnh như tim mạch, huyết áp, khó ngủ, tiểu đường... Nói cách khác, bữa ăn của người cao tuổi vẫn đảm bảo đủ chất nhưng nhưng cần giảm cơm, giảm thịt, mỡ, đường, muối để tránh ăn thừa, tránh bệnh tật.

Dân gian có câu: “Già được bát canh, trẻ được manh áo”, câu nói trên cũng thể hiện người cao tuổi rất cần có một chế độ ăn nhẹ nhàng, không nên ăn uống “khô khan” quá, không nên uống quá nhiều nước nhưng cần uống đủ. 

Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, chế biến các món ăn mềm, thái nhỏ hầm kỹ, các món canh chất lượng dễ tiêu. Người già nên nhai chậm, kỹ thức ăn và không nên ăn quá no vào buổi tối vì khi nằm dạ dày căng to đẩy cơ hoành lên chèn ép hoạt động của tim. Sau khi ăn xong nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút để giúp dạ dày nhào trộn tiêu hóa thức ăn và chuyển xuống ruột non dễ dàng.

Ưu tiên lựa chọn thức ăn địa phương

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, bởi người già đã có thói quen ăn uống phù hợp và thích nghi thực phẩm ở địa phương từ nhiều năm nên cách tốt nhất là chọn món ăn, thực phẩm sẵn có ở địa phương, không nên quá cầu kỳ, vấn đề là cân đối các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Đặc biệt, vai trò của kali và natri là hai dưỡng chất tối quan trọng giúp cân bằng nước và điện giải (điều hòa âm dương), dẫn truyền xung động thần kinh và cơ. 

Ở người có tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Trong đậu, lạc, vừng và cá đều có nhiều chất đạm lại có nhiều chất dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, ít nhất ăn từ 2 – 3 lần cá trong một tuần thay cho ăn thịt.

Cần chú ý ăn nhiều rau xanh, khoai lang để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón và cung cấp các chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng.

Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần chú ý đến các thực phẩm nên tránh. Nói cách khác, người xưa từng nói vui rằng: “Ăn được ngủ được là tiên/ Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”. Tuổi càng cao thì cơ thể càng lão hóa, sự hấp thu các chất dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn.

Thêm vào đó người cao tuổi thường có nhiều nhược điểm về sức khỏe, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, rối loạn tuần hoàn não, chức năng thận, gan bị suy yếu… Những nhược điểm này là tiền đề cho nhiều tai biến như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Do vậy với người cao tuổi nên tránh sử dụng những thực phẩm sau:

Một là, các loại thực phẩm chiên, rán. Chiên ngập dầu là một trong những cách nấu nướng kém lành mạnh nhất. Thực phẩm chiên, rán thường ngấm nhiều mỡ, dễ gây các bệnh béo phì, ung thư, tim mạch. Khuyến khích chế biến thay thế đồ rán nướng bằng các món luộc, hấp…

Hai là, thực phẩm dầm, muối, nén. Những loại thực phẩm này thường quá mặn khi sử dụng dễ gây các bệnh về thận, huyết áp cao và các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột khác.

Thực phẩm chứa nhiều đường: Tuổi càng cao, cơ thể càng giảm sức chịu đựng, để sống khỏe và không tăng cân quá mức không nên ăn các thực phẩm như kẹo bánh, nước ngọt… vì làm tăng đường huyết trong máu, gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Ba là, món ăn từ nội tạng động vật. Theo đó, các loại thực phẩm này có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt. Nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như: tiểu đường, huyết áp cao, gout… Không nên ăn những thức ăn nấu lại nhiều lần. Thức ăn tốt, đảm bảo vitamin, khoáng chất là phải ăn ngay sau khi nấu lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn còn cao.

Ăn đậu phộng giúp kéo dài tuổi thọ

Một nghiên cứu mới đây cho thấy các loại hạt, đặc biệt là hạt đậu phộng làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và kéo dài tuổi thọ. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có thu nhập thấp thường ít mắc phải các bệnh liên quan tới hệ tim mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do những người có thu nhập thấp thường xuyên ăn các loại hạt đậu phộng vì chúng có giá thành khá rẻ.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, việc ăn đậu phộng thường xuyên giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả nam giới và phụ nữ với mức giảm chung từ 17-21% và tăng lên tới 23-38% đối với những người mắc bệnh tim mạch. Tại Mỹ, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch giảm tới 21%.

Các nhà khoa học cũng đã đưa ra kết luận: các loại hạt, đặc biệt là hạt đậu phộng có tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong do mắc các bệnh về tim mạch cho tất cả mọi người, dù bạn là ai, thuộc giới tính nào, bạn đang mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì hay nghiện rượu.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.