Bí quyết giữ sức khỏe theo lời khuyên Viện phó Viện Dinh dưỡng TW

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm.
(PLO) -Con người có thể tự giải độc thông qua công thức ăn uống như thế nào? Các loại thực phẩm phổ biến chứa bao nhiêu thành phần vi chất cần thiết cho cơ thể? Bí quyết giữ sức khỏe sẽ được chuyên gia dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện dinh dưỡng Trung ương chia sẻ với bạn đọc.

Thực phẩm giúp giải độc cơ thể

- Thực phẩm “đào thải” độc tố: 

Về việc ăn uống hàng ngày, PGS.TS Lâm đưa ra lời khuyên mọi người cần cung cấp đủ vi chất nhằm tăng sức đề kháng. Đây là yếu tố bản lề giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Ngoài ra, mỗi người có thể tự loại bỏ độc tố khỏi cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí.

PGS Lâm giải thích cơ chế giải độc chung của cơ thể là đào thải độc tố ra ngoài qua đường mồ hôi, tiểu tiện. Do đó, trong ăn uống hàng ngày, người dân nên uống nhiều nước, uống nước trái cây chín, nước cam, bưởi, dừa đều đem lại tác dụng lợi tiểu. Khi đó các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được đào thải ra ngoài. 

Ngoài ra, có thể sử dụng các loại nước uống giải độc truyền thống như nước râu ngô, lá mã đề, nhân trần, còn có công dụng lợi gan, mật. Hoặc ăn nhiều nghệ, uống bột nghệ hòa tan cũng tăng cường chức năng giải độc của gan. 

- Thực phẩm nhiều chất chống oxy hóa: 

Nguyên tắc ăn uống nữa có tác dụng giải độc là ăn nhiều chất chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa có nhiều trong rau xanh sẫm màu. Rau quả càng có nhiều màu sắc càng chứa nhiều chất chống oxy hóa, cụ thể cung cấp các chất cần thiết sau:

-Vitamin C: Đây là chất có tác dụng giúp cho cơ thể chống oxy hóa rất tốt. Vitamin C tham gia vào nhiều hoạt động sống của cơ thể như quá trình hình thành collagen, kích thích ruột non hấp thụ sắt. Nếu thiếu vitamin C sẽ dẫn đến hiện tượng sưng nướu răng, dễ chảy máu, dễ mắc bệnh, trẻ mệt mỏi khi hoạt động. 

Các loại quả giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng như: bưởi, táo, lê, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc), cam, quýt, bưởi, ổi chín, rau cải, rau muống, rau ngót, cà chua.

-Vitamin A: Cần thiết cho sự tăng trưởng, giúp sáng mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Khi thiếu vitamin A sẽ gây quáng gà, khô mắt, loét giác mạc gây mù lòa, chậm tăng trưởng, dễ bị các bệnh nhiễm trùng.

Vitamin A có nhiều trong thịt động vật như các loại gan động vật, lòng đỏ trứng, thịt. Ví dụ, trong 100 gam thịt gà có 120 mcg vitamin A, trong 100 gam thịt lợn có 6000 mcg vitamin A, trong 100 gam cá trê có 93 mcg vitamin A, hay trong 100 gam lòng đỏ trứng gà có 960 mcg vitamin A.

- Beta-caroten: Là tiền chất vitamin A chứa nhiều trong thực vật, nhất là rau, quả có màu vàng, đỏ (cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu) và các loại rau có lá xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, cải bó xôi).

- Sắt: Là chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu và một phần cấu trúc của bộ não. Bởi vậy khi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, làm giảm phát triển thể chất, trí tuệ, giảm sức đề kháng của cơ thể. 

Chất sắt có nhiều trong các loại thịt màu đỏ như gan, mề gà, lòng đỏ trứng gà, tim heo, mộc nhĩ, nấm hương 

- Kali: Khi cơ thể thiếu Kali sẽ xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, táo bón, tim đập nhanh, huyết áp cao. 

Thực phẩm chứa nhiều Kali như: chuối, khoai lang, rau màu xanh đậm, các loại đậu, các loại trái cây màu cam, sữa chua, cá…

- Kẽm: Là thành phần của hơn 300 enzyme tham gia các hoạt động của cơ thể có tác dụng tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch.

Thức ăn chứa nhiều kẽm như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá. Với trẻ sơ sinh, để có đủ kẽm nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.

Bảng vi chất trong các loại thực phẩm phổ biến

Bảng vi chất trong các loại thực phẩm phổ biến

Ăn uống “thông minh” giúp kiểm soát bệnh

Theo PGS Lâm, việc ăn uống “thông minh” không những giúp giải độc cơ thể mà còn có tác dụng kiểm soát một số bệnh thường gặp, đặc biệt như bệnh tiểu đường. Đây là loại bệnh ngày càng phổ biến, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, bệnh lý thần kinh, mắt. Cách kiểm soát bệnh hiệu quả nhất chính là ăn uống đúng cách. 

PGS Lâm cho biết, người bệnh tiểu đường nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mỳ đen, khoai sọ, lạc, vừng. Do ngũ cốc nguyên hạt làm chậm quá trình hấp thu của cơ thể, tránh nguy cơ thừa cân béo phì mà cơ thể vẫn đảm bảo vi chất.

Người bệnh nên ăn nhiều rau, củ, quả, khoảng 500g mỗi ngày. Sau các bữa ăn hoặc ăn bữa phụ hàng ngày bằng trái cây chín, hàm lượng khoảng 100-200g/ngày. Tương tự ngũ cốc, khi ăn trái cây chín nên ăn theo tảng, miếng lớn chứ không nên xay nhuyễn như sinh tố.

Đối với thịt, chỉ nên ăn thịt nạc, hạn chế mỡ. Khi ăn thịt gà, thịt vịt, nên loại bỏ da, do trong da động vật chứa rất nhiều chất béo, người bệnh tiểu đường thường bị kèm bệnh mỡ máu cao. 

Cũng theo PGS Lâm, tốt nhất trong khẩu phần ăn của người bị tiểu đường nên tăng cá, giảm lượng thịt. 

Khi chế biến thức ăn nên sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật, hạn chế các món rán, nướng.

Người bệnh cần kiêng khem, hạn chế tối đa các món ăn ngọt như chè, bánh ngọt, mật mía. Nếu thèm quá, có thể sử dụng đường dành riêng cho người bị tiểu đường, chỉ tạo cảm giác ngọt mà không sinh ra chất ngọt. Không những kiêng ngọt, người bệnh còn phải hạn chế ăn mặn có thể làm tăng huyết áp, không nên ăn quá cay.

Về nước uống, bệnh nhân tiểu đường hạn chế nước uống có ga, nước ngọt. Có thể uống các loại nước truyền thống như: nước nụ vốn, chè xanh, thảo mộc và nước lọc thông thường. 

Một số người hoàn toàn không uống sữa là chưa đúng. Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng vừa đủ sữa chua, sữa tươi, sữa đậu nành không đường và các loại sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Một số thói quen sai lầm

PGS Lâm cũng lưu ý mọi người không nên quá kiêng khem ăn uống. Nguyên tắc trước tiên phải ăn uống đa dạng, đảm bảo dinh dưỡng, nhưng phải kiểm soát cân nặng, tránh nguy cơ béo phì. Thực tế nhiều người vì quá lo sợ mà hạn chế ăn uống đến mức cơ thể suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. Thậm chí có trường hợp đột qụy.

Chuyên gia dinh dưỡng cũng nêu một số thói quen ăn uống không tốt nhiều người vẫn nhầm lẫn lâu nay như: ăn miến thay cơm, trong khi cơ thể hấp thu miến nhanh hơn cơm và không đảm bảo lượng tinh bột cần thiết; hoặc nhiều người sợ béo không dám ăn bữa chính nhưng lại ăn vặt nhiều.

Đừng quên vận động 

Và bí quyết không thể thiếu ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý là tất cả mọi người đều cần duy trì chế độ tập luyện thể dục 30 – 60 phút mỗi ngày. Tùy theo thể lực và tình trạng bệnh lý để lựa chọn môn tập phù hợp như đi bộ, bơi lội, tập xà…

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.