Quý I/2021, thu ngân sách cao hơn chi ngân sách hơn 50 nghìn tỷ đồng

Ảnh minh họa: Thu từ khi vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng cao nhất.
Ảnh minh họa: Thu từ khi vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng cao nhất.
(PLVN) - Báo cáo của Bộ Tài chính vừa cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) quý I đạt 403,7 nghìn tỷ đồng, bằng 30,1% dự toán, tăng 0,3% so cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, tổng chi NSNN quý I đạt 341,9 nghìn tỷ đồng, bằng 20,3% dự toán, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2020...

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, mặc dù một số địa phương vẫn chịu ảnh hưởng của đợt tái bùng phát dịch bệnh Covid-19 do phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, song nhìn chung các hoạt động sản xuất - kinh doanh đã cơ bản trở lại bình thường và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động thu, chi NSNN trong quý I/ 2021.

Thu từ khi vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng cao nhất

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN quý I đạt 403,7 nghìn tỷ đồng, bằng 30,1% dự toán, tăng 0,3% so cùng kỳ năm 2020; trong đó: thu nội địa đạt 30% dự toán, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020; thu từ dầu thô đạt 34,6% dự toán, giảm gần 50%; cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 30,8% dự toán, tăng 9,7%.

Có 8/12 khoản thu và nhóm khoản thu đạt tiến độ tích cực (trên 25% dự toán), như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 28,2% dự toán, tăng 5%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,5% dự toán, tăng 8%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 35,2% dự toán, tăng 22,4%; các khoản thu về nhà, đất đạt 32,3% dự toán, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2020..

Ước tính cả nước có 57/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên 25%), trong đó 42 địa phương thu đạt trên 28% dự toán; 40/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ. Kết quả này cho thấy đà phục hồi khả quan và khá đồng đều của nền kinh tế, cũng như hiệu quả của các chính sách đã thực hiện trong phòng, chống dịch và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch Covid-19.

Nhờ có sự phục hồi của nền kinh tế trong nước và các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I ước đạt 151,35 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 48,1%; chất dẻo nguyên liệu tăng 39,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 28,8%; sắt thép các loại tăng 27,8%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 19,8%,... tác động làm tiến độ thu ngân sách của khu vực này đạt khá.

Tăng chi cho công tác phòng chống dịch Covid-19

Về chi NSNN, Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết quý I/2021 tổng chi NHNN đạt 341,9 nghìn tỷ đồng, bằng 20,3% dự toán, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt gần 60,8 nghìn tỷ đồng, bằng 12,7% dự toán, giảm 1,4%; chi trả nợ lãi đạt 31 nghìn tỷ đồng, bằng 28,2% dự toán, giảm 5,2%; chi thường xuyên đạt 249,9 nghìn tỷ đồng, bằng 24,1% dự toán, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020. 

Theo đánh giá của Bộ Tải chính, nhìn chung, các nhiệm vụ chi ngân sách trong quý I được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN vui đón Tết cổ truyền. 

Bộ Tài chính cũng cho biết, cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã tăng chi cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới, biển đảo dịp tết Nguyên đán. 

Ngân sách trung ương đã trích dự phòng hơn 1.000 tỷ đồng để bổ sung kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xử lý cấp bách đê xung yếu, cống dưới đê bị sự cố và kè bảo vệ khu vực sạt lở, sụt lún trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc...; đồng thời, đã tăng tiến độ bổ sung cân đối và thực hiện tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính trung ương cho một số địa phương đang có dịch Covid-19 gặp khó khăn về nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi cấp thiết phát sinh trên địa bàn. 

Ngoài ra, đã xuất cấp 12,76 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp giáp hạt đầu năm 2020.

Bộ Tài chính cũng cho biết, cân đối ngân sách trung ương và các cấp địa phương được đảm bảo. Trong quý I, đã thực hiện phát hành 35,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch năm 2021./

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Đọc thêm

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.
(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.