Vì sao Tổng thống Mỹ tuyên bố không phong tỏa New York?

Cảnh vắng vẻ do dịch COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: TTXVN/THX
Cảnh vắng vẻ do dịch COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: TTXVN/THX
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng một lệnh phong tỏa đối với New York là không cần thiết mà giới chức địa phương chỉ cần ban hành một cảnh báo đi lại là đủ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 28/3 tuyên bố rằng việc phong tỏa khu vực thành phố New York nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 là không cần thiết, thay vào đó chỉ cần một cảnh báo mạnh mẽ về hạn chế đi lại là đủ.

"Chi tiết cụ thể thế nào sẽ được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh công bố sau", Tổng thống Donald Trump viết trên trang cá nhân.

Trước đó, sáng cùng ngày, Tổng thống Mỹ cho biết ông đang cân nhắc biện pháp cách ly bắt buộc đối với các bang New York, New Jersey và Connecticut trong khoảng 2 tuần nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19.

New York hiện vắng lặng, ám ảnh bởi tiếng còi xe cứu thương. Phương tiện bảo hộ cá nhân toàn bang chỉ còn đủ dùng cho 2 tuần lễ. Ông Trump cho biết chính phủ liên bang đang nỗ lực đáp ứng thiết bị bảo hộ nhiều nhất có thể.

"Trong 100 ngày tới, chính phủ sẽ nhận được 100.000 máy trợ thở, hiện đang được các hãng sản xuất khẩn trương. Số máy này nhiều gấp 3 lần máy trợ thở trung bình mỗi năm mà nước Mỹ cần. Chúng sẽ được chuyển tới các bệnh viện ngay khi xuất xưởng", ông Trump cho biết thêm.

Thống đốc bang New York cho hay sẽ bố trí 140.000 giường bệnh (hiện là 53.000 giường).

Xe đông lạnh được huy động ngay bên ngoài các dãy bệnh viện dã chiến, dự phòng trong trường hợp có quá nhiều người tử vong, sẽ được sử dụng như hà xác tạm thời.

Mỹ đã vượt qua Italy và Trung Quốc, trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Đến nay, Mỹ đã ghi nhận 123.750 ca mắc và 2.227 ca tử vong do COVID-19.

Các chuyên gia cảnh báo dịch bệnh này sẽ tiếp tục tồi tệ hơn ở quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới này với số ca nhiễm tăng nhanh hàng ngày và đỉnh dịch có thể rơi vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 tới.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.