Ông Nguyễn Văn Lộc, người tốt nghiệp cao học ngành quản trị bệnh viện tại đại học California State Northridge university, Csun, năm 2005, hiện đang làm việc tại BV Quốc tế City (Tp. HCM) cho biết: “Ở Mỹ, rất ít CEO của BV là bác sĩ. Phần lớn là bổ nhiệm từ những người học quản lý bệnh viện. Bởi vì quản lý bệnh viện không chỉ là chữa bệnh không thôi mà còn phải quản trị chất lượng, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, marketing, y tế cộng đồng, quản lý và bảo mật thông tin bệnh nhân, tổ chức điều dưỡng, môi trường, dược, bảo hiểm y tế…
Người quản lý bệnh viện có thể tham gia điều hành BV ngay từ đầu dự án, khi nền BV còn là một bãi cỏ xanh. Và sau đó là vận hành toàn bộ hệ thống BV trơn tru, đảm bảo hài lòng người bệnh và thân nhân.”.
Ông Nguyễn Hữu Lộc, thạc sĩ ngành quản trị bệnh viện tại đại học California State Northridge university: |
Ở Việt Nam từ năm 1996 cũng đã có ngành học quản lý bệnh viện nhưng chưa thấy một giám đốc bệnh viện nào tên tuổi được bổ nhiệm từ nguồn này. Nguyên nhân có lẽ từ tư duy bổ nhiệm lãnh đạo BV như đã nói bên trên.
Để khắc phục độ vênh giữa chuyên môn và tư duy bổ nhiệm lãnh đạo, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Tp. HCM) tổ chức đào tạo quản lý BV cho lãnh đạo BV và sắp tới là mở rộng ra đối tượng cán bộ nguồn lãnh đạo. Từ năm 2011, lớp đào tạo sau đại học về quản lý BV đã được triển khai do trường này liên kết với trường Nghiên cứu chuyên sâu về sức khỏe cộng đồng (EHESP) – Pháp tổ chức.
Chương trình đào tạo năm 2015 – 2016 của lớp này gồm 09 module: chăm sóc điều dưỡng; quản lý tài chính và ngân sách; bảng điều khiển – kiểm tra hoạt động; quản lý hậu cần kỹ thuật; quản lý chất lượng và rủi ro – quan hệ với khách hàng; nghề giám đốc BV – thông tin, vận hành, quản lý biến cố, quản lý chung; quản lý nhân lực; điều hành hạ tầng xây dựng, hệ thống thông tin và dự án đầu tư; hệ thống y tế - chiến lược và dự án.
Ông Nguyễn Quý Bạch, phó giám đốc BV Mắt Cao Thắng |
Ông Nguyễn Quí Bạch, phó giám đốc BV Mắt Cao Thắng đã từng học quản lý BV tại đại học Hùng Vương trước đó, và tham gia học lớp quản lý sau đại học này của đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ năm đầu tiên tổ chức, cho biết “Tôi học được cách tổ chức BV, nhìn rõ hơn về nhu cầu của cư dân trong cộng đồng nơi BV tọa lạc. Và vì vậy mà cảm thấy tự tin hơn.”.
Qua trải nghiệm của mình, ông Bạch chia sẻ: “Cần xem Bệnh viện là một doanh nghiệp đặc biệt, và bệnh viện vẫn có thể áp dụng mọi ý tưởng quản lý và phương pháp quản lý hiện đại phổ biến cho mọi ngành nghề (điều này được chứng minh tại các nước trong khu vực và thế giới): Learning Organisation, Balanced Score Card, Lean Six Sigma, TQM (Total Quality Management); áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, … Lẽ dĩ nhiên, phải áp dụng theo đặc thù của bệnh viện chứ không rập khuôn theo ngành nghề khác. Đồng thời cần xem Quản lý bệnh viện là một nghề riêng, với đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết (trong đó có một phần y khoa vừa đủ).”.
PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân, hiệu trưởng đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. |
PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân, hiệu trưởng đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết từ năm học 2017 – 2018, Trường sẽ phối hợp với đại học Kinh Tế Tp. HCM mở khoa quản lý bệnh viện. Khóa đầu tiên sẽ tuyển 50 sinh viên. Đối tượng học là học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học trên toàn quốc.
Nếu “Nghị định quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập với việc đổi mới bộ máy quản lý ở các cơ sở y tế tự chủ về tài chính” đủ sức cởi bỏ được tư duy bổ nhiệm lãnh đạo BV truyền thống thì câu hỏi “Tại sao người giàu lại ra ngoài khám và chữa bệnh đông như vậy?” sẽ có cơ may có lời đáp./.