Phòng chống tác hại rượu, bia: Cần bắt đầu từ ý thức “uống có trách nhiệm”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tác hại của rượu, bia, nhất là những loại đồ uống có cồn được sản xuất, kinh doanh không qua kiểm định (sản xuất thủ công) hiện hữu hàng ngày, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân và an toàn của xã hội.

Phòng, chống tác hại của rượu, bia là điều nên làm. Nhưng với những giải pháp được đề xuất trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có đủ sức ngăn chặn những hậu quả của “ma men” nếu ý thức và văn hóa sử dụng đồ uống có cồn trong nhân dân vẫn chưa thay đổi?

“Cuốc lủi”, bia “cỏ”… vẫn ngoài vòng kiểm soát

Tình trạng rượu trôi nổi, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, rượu do người dân tự nấu theo phương pháp thủ công không kiểm soát được là nguyên nhân liên quan đến các vụ ngộ độc, không thu được các loại thuế, phí vẫn chưa quản lý được. Ước tính của Euromonitor International (một công ty khảo sát thị trường toàn cầu) cho biết, Việt Nam có 28% thức uống có cồn không được kiểm soát, không được đóng thuế, tương đương hàng triệu USD tiền thuế bị thất thu/năm cùng những nguy cơ mất an toàn đối với sức khỏe và tính mạng người sử dụng mặc dù hiện có đến 85 văn bản liên quan tới quản lý rượu bia.

Cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở sản xuất bia quy mô công nghiệp với sản lượng năm 2014 đạt 2.948 triệu lít. Năm 2010, sản lượng rượu công nghiệp đạt 80 triệu lít, sản lượng rượu thủ công sản xuất nhằm mục đích kinh doanh được cấp  phép là 32 triệu lít. 

Tổng sản lượng rượu sản xuất trong nước có xu hướng giảm (từ 349 triệu lít năm 2010 xuống còn 310 triệu lít năm 2015), trong đó rượu sản xuất thủ công chiếm khoảng gần 80%.

Năm 2016, mức tiêu dùng bia đạt khoảng 40 lít/người/năm (đứng thứ 52 trên thế giới). Việt Nam đứng thứ 94/194 quốc gia tiêu thụ rượu bia trên thế giới. 

Theo số liệu của WHO, với mức bình quân 6,6 lít cồn/người/năm (tính theo độ cồn tuyệt đối) thì Việt Nam đứng trong nhóm có mức sử dụng rượu, bia trung bình thấp.

(Nguồn: Hiệp hội Rượu - Bia – Nước giải khát Việt Nam)

Theo GS. Phan Thị Kim – Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, thời gian qua, các vụ ngộ độc liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn đều có nguyên nhân sử dụng methanol vượt ngưỡng cho phép (trong rượu sản xuất thủ công). Đại diện cho các DN sản xuất kinh doanh rượu, LS Ngô Quý Linh – Diễn đàn “Uống có trách nhiệm Việt Nam” cho biết, thống kê của Bộ Công Thương và Bộ Y tế thì hơn 70% sản lượng rượu không kiểm soát được. Hiện nay còn khoảng hơn 230-280 triệu lít rượu thủ công chưa quản lý được. Lượng rượu sản xuất theo phương pháp thủ công chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng rượu được sản xuất trong nước. 

Thực tế việc quản lý chất lượng các loại rượu sản xuất thủ công đang bị “bỏ trống”, phó mặc cho kinh nghiệm của người sản xuất, lựa chọn của người tiêu dùng (NTD) bất chấp những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn thực phẩm, tạo điều kiện dẫn đường cho “tử thần” rình rập mạng sống của NTD, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi và đe dọa an toàn xã hội.

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), 10 năm qua, trên toàn quốc có 382 người bị ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn, trong đó 98 người tử vong. Đặc biệt trong 3 tháng đầu năm 2017, số trường hợp ngộ độc rượu có methanol đang tăng vọt so vài năm gần đây. Tính riêng ở Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm đã tiếp nhận 34 người vào cấp cứu vì ngộ độc rượu có chứa methanol, trong đó 9 người tử vong.

ThS.BS. Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm cho biết, trong số ca tử vong do rượu, nguyên nhân có uống rượu có hàm lượng methanol (là cồn công nghiệp) cao chiếm đến gần 50%. Còn lại tử vong do ngộ độc rượu trắng và rượu ngâm cây rừng. Đây đều là rượu không rõ nguồn gốc, không được cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm và rượu được bán tại các quán ăn, cửa hàng nhỏ lẻ, bán rong hoặc do người tiêu dùng tự pha chế. 

Đặc biệt, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2016, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, 11% số người chết do tai nạn liên quan rượu bia và con số này đang có xu hướng gia tăng. Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhấn mạnh: “Trung bình mỗi ngày, ở Việt Nam có 24 người tham gia giao thông và không về nhà; 60 người khác bị thương vì tai nạn giao thông có liên quan tới rượu bia”. Cùng với đó là hàng nghìn vụ tranh chấp, xô xát, thậm chí dẫn đến án mạng, vì “có chút hơi men”, hàng chục nghìn ca bệnh do lạm dụng rượu, bia. 

Vì vậy, để phòng, chống tác hại của rượu, bia, việc quản lý rượu thủ công “là nội dung được mong đợi” trong Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đang được Bộ Y tế soạn thảo. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam chỉ rõ, dự thảo chưa đề cập đến những quy định liên quan để quản lý rượu thủ công (quy chuẩn kỹ thuật, quy định về cấp phép, đăng ký sản xuất…) và cũng chưa phân tích được nguyên nhân dẫn đến những hậu quả xã hội liên quan đến rượu, bia được sản xuất, kinh doanh trái phép, tự do.

Tăng thuế, phí sẽ đưa hàng lậu, hàng kém chất lượng “lên ngôi”

Cùng với việc bỏ quan “thủ phạm” chính gây tác hại là “cuốc lủi” không được kiểm định, bia “cỏ”…, những giải pháp của dự thảo nhằm giảm nguồn cung rượu, bia đã được kiểm soát “chỉ làm khó thêm cho DN và đẩy NTD chuyển sang sử dụng các sản phẩm trôi nổi, sản xuất thủ công, không được kiểm định do giá thành rẻ và không phân biệt được sản phẩm có kiểm định và sản phẩm trôi nổi” – nhiều chuyên gia thuộc Hiệp hội Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam nhận định. 

Theo ông Việt, khi nguồn cung trong nước “bị siết” sẽ làm sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng lớn tới nguồn thu ngân sách của Nhà nước từ sản phẩm đồ uống có cồn, tạo điều kiện cho hàng lậu, hàng giả, hàng nhái có thị trường. Phân tích rõ hơn tác dụng ngược của một số đề xuất hạn chế nguồn cung trong dự thảo, đại diện Công ty Heineken Việt Nam khẳng định, cấm quảng cáo, tài trợ rượu, bia như dự thảo “hạn chế khả năng giới thiệu tác dụng của sản  phẩm chính thống đến NTD. Từ đó có thể làm gia tăng hành vi lạm dụng sản phẩm có cồn không được kiểm soát do NTD không có thông tin để phân biệt và nhận biết về sản phẩm chính thống và sản phẩm trôi nổi”.

Cùng nhận định, ông Phạm Trung Kiên – Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội cho rằng, rượu, bia phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (hơn 60%). Dự thảo Luật đề xuất thêm Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng (do các DN đóng góp 1-2% doanh thu) sẽ làm tăng giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, “những cơ sở sản xuất rượu thủ công lại không được điều chỉnh theo quy định này, vô hình trung khuyến khích NTD chuyển sang sử dụng các loại rượu, bia chất lượng kém vì giá thành rẻ hơn, nhưng nhiều nguy cơ ngộ độc”.

Do vậy, cần các biện pháp chế tài cụ thể để xử lý “nặng tay”, nghiêm minh những hoạt động sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn kém chất lượng, nhập lậu, hàng nhái để hạn chế những tác hại của rượu, bia. Đồng thời, theo LS Ngô Quý Linh, cần kiểm soát nguồn cung nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm để phòng ngừa tác hại của đồ uống có cồn, chứ không phải cấm các DN sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn quảng cáo sản phẩm… 

Ở góc độ một doanh nhân, ông Đỗ Văn Vẻ - Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình khóa XIII nhận định, tăng thuế, phí (Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng) không nên được coi như một chế tài để hạn chế tác hại của rượu, bia mà nên tập trung vào các biện pháp kiểm soát bằng các “hàng rào kỹ thuật”, nhất là với hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, rượu sản xuất thủ công… để có thị trường đồ uống có cồn phát triển lành mạnh, theo nhu cầu tiêu dùng…

Trên hết, giải pháp bền vững nhất là tập trung làm thay đổi ý thức sử dụng đồ uống có cồn của NTD theo khẩu hiệu “Uống có trách nhiệm”. Chỉ khi nào bản thân NTD nhận thức được những nguy hiểm của các sản phẩm trôi nổi, không được kiểm định và từ chối sử dụng, khi nào đồ uống có cồn được sử dụng như một văn hóa giao tiếp văn minh thì lúc đó, “ma men” mới không dẫn lối được hành vi của NTD.

Đạt được kết quả này cần những hoạt động tuyên truyền bền bỉ, lâu dài, trực tiếp vào các đối tượng tiềm năng và những quy định pháp luật cụ thể, khả thi về xử phạt các hành vi lạm dụng rượu, bia gây nguy hiểm cho xã hội, chứ không chỉ là những giải pháp “ngọn” nhằm vào giảm nguồn cung các sản phẩm đã được kiểm soát… 

Mới đây, tại phiên họp toàn thể Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội lần thứ 6 (ngày 28/4), Bộ Y tế đã trình bày Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu,  bia với các đề xuất cấm bán cũng như cấm uống rượu bia đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người đã có biểu hiện say rượu, bia.

Cán bộ, công viên chức và người lao động bị cấm sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc, nghỉ giữa giờ giữa các ca trong ngày làm việc; không bán rượu bia tại quán karaoke; trạm dừng đỗ xe trên các tuyến đường giao thông; cơ sở y tế, giáo dục, nuôi dưỡng; khu vui chơi trẻ em…

Đáng chú ý, Dự thảo Luật cũng cấm quảng cáo, giới thiệu rượu, bia từ 15 độ trở lên. Quảng cáo rượu bia dưới 15 độ trên báo hình, báo nói chỉ được thực hiện từ sau 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. DN rượu, bia không được tài trợ các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể thao, vui chơi giải trí…

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh đến vai trò của Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng sẽ được thành lập theo Dự thảo Luật này. Quỹ có nguồn thu từ đóng góp bắt buộc của người sử dụng và DN sản xuất, nhập khẩu rượu bia. 

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp năm 2018 để có thể thông qua vào năm 2019.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn 2024 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/11 tại Bình Dương.

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.

Đọc thêm

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử đang được thúc đẩy mạnh mẽ. (Ảnh: Liên minh HTX Việt Nam).
(PLVN) -  Doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2023 đã đạt 20,5 tỷ USD và Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng về TMĐT nhanh nhất khu vực. TMĐT đang là kênh tiêu thụ hữu hiệu của hàng hóa địa phương, do đó cần tận dụng tối đa kênh này để thúc đẩy phát triển sản xuất ở các địa phương.

Ngày mai giá xăng có thể tiếp tục giảm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong kỳ điều hành ngày mai (7/11), giá xăng trong nước được dự báo giảm theo xu hướng thế giới. Cụ thể, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể giảm 66 đồng/lít về mức 19.334 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 123 đồng /lít về mức 20.377 đồng/lít.

Honda Việt Nam giới thiệu SH350i hoàn toàn mới

Honda Việt Nam giới thiệu SH350i hoàn toàn mới
(PLVN) - Ngày 5/11/ 2024, Công ty Honda Việt Nam (HVN) chính thức giới thiệu mẫu xe SH350i 2025 hoàn toàn mới với những thay đổi ấn tượng về thiết kế, công nghệ và loạt trang bị tiện ích xứng tầm.

Hà Nội: Thu giữ xe điện thuộc diện cấm lưu thông

Lực lượng chức năng tiến hành thu giữ tang vật.
(PLVN) - Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn huyện Trâu Quỳ, Gia Lâm, TP Hà Nội, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã phát hiện, thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ, đây là các loại phương tiện không được phép lưu hành tại Việt Nam.

Giá vàng 'tạm nghỉ' trước khi leo đỉnh mới?

Giá vàng thế giới đang “hạ nhiệt”. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Trong 10 ngày qua, giá vàng thế giới đã lần lượt leo lên các đỉnh cao nhất, tác động mạnh đến giá vàng trong nước, khiến cho giá vàng nhẫn trong nước có thời điểm ngang bằng với giá vàng miếng - điều chưa từng xảy ra trong lịch sử thị trường vàng. Nhưng gần tới mốc bầu cử Tổng thống Mỹ, giá vàng đã “hạ nhiệt”…

Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam
(PLVN) - Căn cứ Kế hoạch của Bộ Công Thương, ông Lâm Văn Bi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.

Bình Định tăng cường kiểm tra kiểm soát hàng hóa kinh doanh trong dịp cuối năm và tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ảnh minh họa. Nguồn: Cục QLTT Bình Định
(PLVN) -  Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, từ ngày 1/11/2024 đến hết ngày 1/3/2025, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định sẽ triển khai thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cuối năm 2024 cũng như dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tập huấn chuyên sâu về thương mại điện tử tại Hải Phòng

Hơn 300 đại biểu từ các Sở, ngành, đơn vị, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp và hợp tác xã đã tham gia chương trình tập huấn.
(PLVN) - Ngày 5/11, Sở Công Thương TP Hải Phòng phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tổ chức Lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu quy định pháp luật về thương mại điện tử; chống hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường trực tuyến.

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Đặt đồ ăn online và nguy cơ tiềm ẩn

Còn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm khi người tiêu dùng đặt thức ăn qua ứng dụng online. (Ảnh minh họa - baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đặt thực phẩm online qua ứng dụng đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt tại các đô thị lớn. Không thể phủ nhận rằng hình thức này mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên, đằng sau đó là hàng loạt những nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng thực phẩm, sức khỏe người dùng và những vấn đề về trách nhiệm pháp lý khi sự cố xảy ra.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.