Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước tiết lộ bản chất của mục tiêu "xác thực sinh trắc học"

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo (ảnh: Thanh Thanh)
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo (ảnh: Thanh Thanh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng khẳng định, việc triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (Quyết định 2345) là “chiến dịch” lớn nhằm mục đích phòng chống lừa đảo trên không gian gian mạng, bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

Phát biểu tại Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng” do NHNN tổ chức sáng 04/7, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, vào tháng 4/2023, NHNN và Bộ Công an đã ký kết Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNNVN về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06, trong đó có nội dung làm sạch dữ liệu khách hàng.

Quyết định 2345 của NHNN được ký vào tháng 12/2024 là sự kết nối trong các giải pháp nhằm bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. “Như vậy giữa NHNN và Bộ Công an đã có sự chuẩn bị từ trước và có thời gian khá dài để triển khai…”- Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh.

Theo Phó Thống đốc, có 2 nỗi lo lớn nhất của người dân hiện nay là giấy tờ của mình bị sao chụp để mở tài khoản giả và mở tài khoản thật nhưng không phải chính chủ. “Bản chất của Quyết định 2345 chính là làm sạch tài khoản, loại bỏ tài khoản của những người không chính chủ…”- Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Phó thống NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, một trong những yêu cầu của Quyết định 2345 chính là xác thực sinh trắc học, việc này là cần thiết, bởi thêm một lớp bảo vệ nên sẽ an toàn hơn. Trường hợp khách hàng mất giấy tờ, bị kẻ xấu mang đến ngân hàng giả mạo để lừa đảo tiền cũng khó thực hiện vì có sinh trắc học khuôn mặt để xác nhận chính chủ hay không.

Cũng theo thông tin từ Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, tính đến 17h ngày 3/7 đã có 16,6 triệu tài khoản ngân hàng được kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu của Bộ Công an nhằm loại bỏ những tài khoản giả mạo không chính chủ, được lập bằng giấy tờ giả,…Trong số đó có khoảng 10% khách hàng được hỗ trợ tại quầy.

“Tôi vào ngành ngân hàng đến nay là năm thứ 33. Đến nay, chúng ta có khoảng 170 triệu tài khoản ngân hàng. Theo đó, con số 16,6 triệu này tương ứng số tài khoản ngành ngân hàng mở cho khách hàng trong 1 năm hoạt động hiệu quả nhất"- ông Dũng nói.

Trung tá Triệu Mạnh Tùng – Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an

Trung tá Triệu Mạnh Tùng – Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cũng chia sẻ thêm, trong ngày đầu Quyết định 2345 có hiệu lực (1/7/2024), số lượng giao dịch tại các ngân hàng tăng từ 10 - 20 lần so với ngày bình thường, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao dịch cục bộ tại một số ngân hàng. Tuy nhiên, sang ngày 02/7 đặc biệt ngày 03-04/7 thì các giao dịch cơ bản được đã thông suốt. Thống kê của NHNN cho biết, bình quân 1 ngày trên hệ thống giao dịch của các ngân hàng có khoảng 1,8 - 2 triệu giao dịch có giá trị trên 10 triệu đồng…

“Có thể nói đây là một chiến dịch lớn và đem lại tiện ích cho người dân. Nếu có ai đó nói tại sao NHNN không thực hiện sớm hơn cách đây 3 năm, thì có thể nói chúng tôi có muốn triển khai sớm cũng không được vì còn phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an…”- Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho hay và nói lời cám ơn Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với NHNN trong việc triển khai Đề án 06.

Trung tá Triệu Mạnh Tùng – Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã đánh giá cao việc NHNN ban hành Quyết định 2345. Quyết định 2345 không chỉ góp phần giúp bảo vệ an toàn cho các giao dịch thanh toán của khách hàng, mà còn góp phần phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Công an lưu ý các đối tượng tội phạm đã có dấu hiệu thay đổi phương thức hoạt động để đối phó với quy định mới này. Do đó, khi Quyết định 2345 đi vào thực tiễn vẫn cần tiếp tục rà soát và có các biện pháp ứng phó, các ngân hàng cần phát triển phân tích dữ liệu lớn về việc sử dụng tài khoản của khách hàng để nhận biết dấu hiệu lừa đảo, kịp thời cảnh báo.

“Trong quá trình hoạt động, nếu xảy ra rủi ro, các ngân hàng cần trao đổi sớm với các đơn vị chức năng của Bộ Công an để cùng phối hợp xử lý những những vấn đề phát sinh, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng…”- Đại diện Bộ Công an đề nghị.

Lãnh đạo NHNN cho biết, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai hiệu quả Đề án 06, trong đó chú trọng khai thác thông tin Căn cước công dân gắn chip và tài khoản VneID để định danh, xác thực chính xác thông tin khách hàng và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách tiện lợi, an toàn, đảm bảo phòng ngừa rủi ro, tội phạm lợi dụng dịch vụ thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo.

Theo ông Lưu Danh Đức - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Công nghệ thông tin, Ngân hàng SHB, để triệt để xử lý gốc rễ vấn đề lừa đảo trên mobile app thì công tác truyền thông/giáo dục tới khách hàng phải được thực hiện mạnh mẽ, đa kênh và hiệu quả hơn nữa để người dân nâng cao ý thức cảnh giác.

Ngân hàng cũng đề xuất sớm xây dựng quy định, quy trình, cơ chế phối hợp giữa Bộ Công an, NHNN, các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán nhằm kịp thời ngăn chặn hoạt động chuyển tiền của tội phạm.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu trồng nhà màng ứng dụng công nghệ cao tại vườn sâm Lai Châu. (Ảnh: TM)

Để sâm Việt Nam vươn tầm thế giới

(PLVN) - Đã có nhiều mô hình thí điểm cho thấy cây sâm Việt Nam có thể trồng được ở nhiều nơi, nhiều địa phương và với cơ chế, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự chung tay, góp sức từ các nhà khoa học, các doanh nghiệp thì chắc chắn kỳ vọng phát triển đưa cây sâm Việt Nam vươn tầm thế giới hoàn toàn khả thi.

Đọc thêm

Doanh nghiệp cần “chuyển đổi xanh” mạnh mẽ để tăng lượng, tăng chất hàng xuất khẩu

Toàn cảnh Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp”
(PLVN) -  Tại Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp” diễn ra vào chiều 4/7, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã nhấn mạnh đến việc chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh nhằm thu hút đầu tư cũng như tăng cường xuất khẩu hàng hoá...

SCIC cùng lúc có 2 Phó Tổng Giám đốc mới

Hai tân Phó Tổng Giám đốc SCIC (đứng giữa) nhận quyết định.
(PLVN) - Kế toán trưởng và Giám đốc Chi nhánh miền Trung của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước vừa nhận quyết định làm Phó Tổng Giám đốc của Tổng công ty này.

Công cụ hữu hiệu trong kiểm tra, kiểm soát tài chính, tài sản công

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định là công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; cung cấp nhiều thông tin xác thực, có chất lượng, giúp Quốc hội có thêm căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước…

Hướng tới 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ thủ tục của doanh nghiệp. (Ảnh: T.H)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp luôn được ngành Hải quan xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, được triển khai thực hiện ở cả 3 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Năm 2024 đánh dấu 10 năm ngành Hải quan phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, với nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới” diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Sáng nay - 2/7, tại Hà Nội Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới”.

Quản lý thị trường xăng dầu như thế nào cho hài hòa, hợp lý?

Một cửa hàng trong hệ thống kinh doanh của PV Oil. (Ảnh minh họa: PV).
(PLVN) - Quản lý xăng dầu vẫn còn những bất cập trong thời gian vừa qua. Các thành tố trong chuỗi kinh doanh xăng dầu đang gặp nhiều vấn đề khó khăn chưa thể giải quyết. Vậy làm thế nào để có thể quản lý thị trường xăng dầu hài hòa, hợp lý nhất? Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh để làm rõ về vấn đề này?

Từ hôm nay, giảm thuế VAT xuống còn 8% đến hết năm 2024

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội. Theo đó, thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ giảm còn 8%.

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng

Các chương trình khuyến mại tập trung, hội chợ sẽ làm giảm hiện tượng tăng giá theo lương, từ đó sẽ ít tác động đến Chỉ số CPI nửa cuối năm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ số giá tiêu dùng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024 tăng khá cao; trong khi mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở sẽ tăng từ 01/7/2024… Những yếu tố này sẽ tác động như thế nào tới mục tiêu kiểm soát lạm phát?

Mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ hoàn thành

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đã đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023., nhờ đó thặng dư thương mại toàn ngành đạt  trên 8 tỷ USD, tăng hơn 62%.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến quả quyết mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay chắc chắn đạt được..

GDP quý II/2024 tăng gần 7%

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng TCKT thông tin tại cuộc Họp báo (ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) -Với mức tăng 6,93%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024được đánh giá có sự tăng trưởng tích cực. Mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020-2024.

“Lỗ hổng” trong quản lý tiền công đức

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023. Một số nội dung trong báo cáo cho thấy còn có những “lỗ hổng” trong lĩnh vực này, dẫn đến tình trạng "chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp".