Phát hiện mới về nguyên nhân gây ung thư gan từ thực phẩm bẩn

Phát hiện mới về nguyên nhân gây ung thư gan từ thực phẩm bẩn
(PLO) -  Theo phát hiện của các nhà khoa học, khi bị kích hoạt quá mức bởi các hóa chất trong thực phẩm bẩn, tế bào Kupffer sẽ phóng thích các chất gây viêm khiến gan nhanh chóng suy yếu và hư tổn.  

Báo động thực phẩm “bẩn” 

Thời gian gần đây, thực phẩm “bẩn” đang là hiểm họa, đe dọa sức khỏe con người. Các độc tố từ hóa chất, kháng sinh, phụ gia cấm trong thực phẩm “bẩn” khi đi vào cơ thể sẽ tích tụ trong các cơ quan nội tạng.

Công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 12/2015 cho thấy, thực phẩm “bẩn” chứa các loại virus, vi khuẩn độc hại, ký sinh trùng, chất hóa học… chính là nguyên nhân của 200 căn bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư. Ước tính mỗi năm có đến 600 triệu người mắc bệnh, 420.000 người bị cướp đi sự sống vì thực phẩm “bẩn”  .

Đặc biệt tại gan, các chất độc hại trong thực phẩm "bẩn" khiến gan sớm suy yếu vì nhiễm độc. Lá gan bị ảnh hưởng sẽ tác động dây chuyền khiến nhiều cơ quan khác như dạ dày, thận, da, tim, não… cũng bị ảnh hưởng theo.  

Gan kêu cứu vì thực phẩm “bẩn”

Theo WHO, thức ăn và nguồn nước “bẩn” là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm gan A và E. Báo cáo của Quỹ Nghiên cứu Ung thư thế giới (WCRF) cũng cho thấy, sử dụng các loại thực phẩm “bẩn” có chứa độc tố Aflatoxin chính là “thủ phạm” gây ung thư gan  – một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới. 

Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt sai phạm trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện như: măng tươi, dưa cải tẩm chất vàng ô (Auramine O); thịt lợn nhiễm Sabutamol (chất tạo nạc); thịt lợn tiêm hóa chất Metabisulfite để “phù phép” thành thịt bò; rau củ quả tồn dư chất bảo vệ thực vật; rau muống tưới dầu nhớt thải; ruốc nhuộm bằng hóa chất Rhodamine; thịt cá tồn dư kháng sinh; phụ gia độc hại bị cấm như Aflatoxin, Sodium Metalbisulfite, Polyphosphat, Hydro Sulfit…

Bằng nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thế giới đã chỉ rõ diễn tiến độc chất gây hại gan theo 2 cách: Một mặt chúng trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer, khiến tế bào này “nổi loạn” phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan.

Mặt khác, các độc chất cũng khiến tế bào gan phải làm việc quá sức để khử độc, và quá trình này làm sản sinh liên tục các sản phẩm trung gian độc hại tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, từ đó càng gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại.

Trước đây, tế bào Kupffer thường chỉ được biết đến như một đại thực bào nằm trong xoang gan, giữ vai trò xử lý các loại vi khuẩn, hồng cầu già và chết… để tạo phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên gần đây, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy khi bị kích hoạt quá mức, tế bào Kupffer lại trở nên gây hại, phóng thích các chất gây viêm khiến gan nhanh chóng suy yếu và hư tổn. 

Chủ động chống độc, bảo vệ gan trước vấn nạn thực phẩm “bẩn”

Để tự bảo vệ mình trước các nguy cơ của thực phẩm “bẩn”, mỗi người cần chủ động chống độc, bảo vệ lá gan từ sớm chứ không đơn thuần chỉ lo giải độc cho gan khi gan đã bị nhiễm độc. Bởi một khi gan đã bị nhiễm độc thì sẽ suy yếu nhanh và khó phục hồi.

Sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer trước các yếu tố độc hại được xem là phát hiện mới trong cơ chế sinh bệnh khiến gan sớm hư tổn. Chính vì thế, kiểm soát tế bào Kupffer được coi là giải pháp mới đột phá giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị các bệnh lý gan thường gặp, kể cả ung thư gan.

Ứng dụng những thành tựu vượt bậc của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện 2 tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, giúp chủ động chống độc và bảo vệ gan một cách hiệu quả từ gốc. 

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng kết hợp Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer hiệu quả, giảm trên 50% việc phóng thích các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin sau 6 tuần, nhờ đó giảm quá trình viêm và tổn thương gan, giảm sản xuất các thành phần mô sợi nên tránh gan xơ hóa.

Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn kích hoạt Nrf2 - yếu tố bảo vệ cơ thể vô cùng quan trọng - tăng gấp 3 lần chỉ sau 6 giờ, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hỏng.

Ngoài ra, mỗi người cũng cần chung tay nói “không” với thực phẩm “bẩn”, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, vận động điều độ… để tăng cường sức khỏe, hạn chế kích hoạt quá mức tế bào Kupffer, đảm bảo lá gan khỏe mạnh lâu dài./.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.