Nữ sinh lớp 8 mang xăng tới đốt trường học​

Cảnh nữ sinh Khánh Hòa đốt trường được bạn học chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.
Cảnh nữ sinh Khánh Hòa đốt trường được bạn học chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.
Chỉ vì lời đùa trên mạng xã hội, nữ sinh lớp 8 bị bạn bè ép mang xăng tới đốt trường, khiến hai chân bỏng nặng, phải nhập viện.

Trưa 9/10, nhiều diễn đàn mạng chia sẻ clip dài hơn một phút ghi lại cảnh nữ sinh cầm túi xăng, châm lửa đốt trường học.

Điều đáng nói, rất đông học sinh có mặt tại thời điểm đó nhưng không ai can ngăn mà chỉ đứng cổ vũ, quay clip. Khi ngọn lửa bùng lên, đám đông mới la hét và bỏ chạy ra ngoài.

Nữ chính trong đoạn video gây chú ý trên mạng tên Ngọc Hân, sinh năm 2003, hiện là học sinh lớp 8, trường THCS Phạm Ngũ Lão, Khánh Hòa. Chia sẻ với Zing.vn, một người bạn của Hân tên Minh Thanh cho biết trước đó, nữ sinh này từng đăng lên Facebook rằng nếu đủ 1.000 like (thích) sẽ mang xăng tới đốt trường.

Thông tin trên nhanh chóng được học sinh trong trường chia sẻ. Song khi đã đủ số lượt yêu thích, Ngọc Hân không giữ lời nên bị các bạn khác đòi đánh, ép thực hiện đúng như đã tuyên bố.

Khoảng 8h sáng 9/10, một nhóm bạn theo sau dùng điện thoại quay cảnh Ngọc Hân đốt trường. Lúc đầu, nữ sinh tỏ ra e sợ và không dám châm lửa. Nhưng khi bạn bè xô đẩy, la hét cổ vũ, cô đã làm liều. Nơi bị cháy là phòng y tế.

Ông Phạm Đình Lâm - hiệu trưởng trường THCS Phạm Ngũ Lão, Khánh Hòa - xác nhận vụ học sinh mang xăng tới đốt trường là có thật.

“Nhà trường đã nắm thông tin, đang tiến hành giải quyết vụ việc. Do phát hiện sớm nên trường không bị hư hại, ảnh hưởng gì nhiều. Công an xã cũng đã vào cuộc và tiến hành làm việc với nữ sinh này”, ông Lâm cho hay.

Lê Kim - chị họ của cô gái dùng xăng đốt trường - cho biết em mình chỉ nghịch dại trên Facebook và bị bạn bè xúi giục mua xăng, ép đốt trường. Gia đình Ngọc Hân có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đều làm ruộng.

"Sau khi xảy ra sự việc, nhà trường đã yêu cầu Hân và những học sinh có liên quan làm bản tưởng trình. Hiện bố mẹ Hân đưa em đi cấp cứu ở bệnh viện Ninh Hòa do bỏng nặng ở hai chân", Kim nói.

Sau sự việc, phòng y tế trường THCS Phạm Ngũ Lão chỉ bị cháy một góc nhỏ. Nữ sinh Khánh Hoà hiện khóa tài khoản Facebook vì sợ bị mọi người chỉ trích.

Dân mạng bày tỏ sự búc xúc trước hành động dại dột, thiếu suy nghĩ của Ngọc Hân.

Nickname Tran Thuan bình luận: "Hành động đốt trường cho thấy nền giáo dục Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng. Hôm nay là đốt lớp, đốt trường, sau này sẽ là gì nữa đây?”.

Thành viên Ken Kaneki nhận định vụ việc này xuất phát từ thực trạng sống ảo và thiếu suy nghĩ của giới trẻ ngày nay.

Bên cạnh những lời chỉ trích, nhiều người có cách nhìn khoan dung hơn trước sự việc của nữ sinh Khánh Hoà.

Tài khoản Tran Viet Hung viết: "Nhìn em ấy bỏng khổ thân lắm. Các bạn đừng chửi nữa, em nó còn trẻ, chưa nhận thức được nên trót nghịch dại, a dua theo bạn bè".

"Hành động của các em học sinh này không phải liều lĩnh, mà chỉ vì chưa ý thức được việc mình làm. Hãy coi đó là bài học, các em ấy cần thời gian để sửa chữa lỗi lầm và hoàn thiện mình", Việt Hà nói.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...