Nữ hoàng - Biểu tượng của quyền bình đẳng Ai Cập cổ đại

Tượng Nữ hoàng Ai Cập cổ đại.
Tượng Nữ hoàng Ai Cập cổ đại.
(PLVN) - Trong thế giới cổ đại, Ai Cập là quốc gia mà người phụ nữ được nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị, thậm chí trở thành nữ hoàng cai trị đất nước. Quan hệ nam nữ trong xã hội Ai Cập cổ đại là quan hệ bình đẳng từ các mối quan hệ xã hội tới gia đình. Đây là điều mà tới tận thời nay, phụ nữ nhiều nước trên thế giới vẫn đang đấu tranh để giành lại.

Theo  Ancient Origins, nhiều người cho rằng phụ nữ cổ đại nắm giữ rất ít quyền lực. Tuy nhiên điều này không hề đúng dưới các triều đại Ai Cập cổ đại, phụ nữ ở đây có thể trở thành thầy thuốc phục vụ gia đình hoàng gia, cố vấn chính trị, người viết lịch sử, hoặc thậm chí cai trị đất nước với tầm ảnh hưởng sâu rộng. 

Những “nữ Pharaon” quyền lực

Theo các học giả người Mỹ Nobel Laureate và William Faulkner thì “Pharaon là hậu duệ của thần Amon vĩ đại cai quản thiên đường, còn các Pharaon là người cai quản mặt đất”. Có thể gọi những Nữ hoàng Ai Cập chính là các “nữ Pharaon”, một danh xưng vốn chỉ dành cho các vị vua, hoàng đế của Ai Cập cổ đại.

Trong vòng hơn 3.000 năm, Ai Cập cổ đại có tới 7 người phụ nữ nắm giữ quyền lực chính trị to lớn, cai quản một trong những nền văn minh vĩ đại nhất nhân loại. Để so sánh, trong suốt lịch sử của nước Mỹ chưa hề có một nữ Tổng thống nào, điều này cho thấy nữ quyền thời Ai Cập cổ đại đã đạt tới đỉnh cao. Neithhotep được biết đến là một nữ hoàng Ai Cập cổ đại sống dưới Vương triều thứ nhất (Vương triều đầu tiên sau khi Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất).

Theo các nhà học giả, Neithhotep là vợ của Pharaon Narmer - vị Pharaon đầu tiên của Ai Cập và là mẹ của Pharaon Hor-Aha. Trước khi Pharaon Hor-Aha có thể tự mình cai quản đất nước Ai Cập sau khi cha mất, Neithhotep được cho là đã thay ông thực thi quyền nhiếp chính. Việc Nữ hoàng Neithhotep có thực sự đã nắm giữ quyền lực như một Pharaon hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Tuy nhiên, một số cổ vật được tìm thấy trong lăng mộ của bà đã tiết lộ rằng, Neithhotep đã sắp xếp và ra lệnh cho một đoàn thám hiểm qua Wadi Ameyra tại bán đảo Sinai (Ai Cập) trong nỗ lực khai thác quặng và thu hoạch nguyên liệu.  Các nhà nghiên cứu đánh giá, một hành động như vậy thường đòi hỏi quyền lực hoàng gia mà một nữ hoàng đơn thuần không có, trừ khi thực tế bà là một người cai trị độc lập, được ủy quyền hoàn toàn giống như một vị vua.

Trường hợp của Nữ hoàng Neithhotep cho thấy sự tương đồng đáng kinh ngạc với Nữ hoàng Meritneith. Cùng sống dưới Vương triều thứ nhất, khác với Neithhotep, Merneith đến thời điểm hiện tại được lịch sử ghi nhận là “nữ Pharaon” đầu tiên của Ai Cập cổ đại. Bà trị vì vào khoảng thế kỷ 30 trước Công nguyên (TCN) thuộc Vương triều thứ nhất. Meritneith là vợ của Pharaon Djet và là mẹ của Pharaon Hor-Den. Nữ hoàng Merneith được tin là đã lên ngôi sau khi Pharaon Djet qua đời, khi đó Hor-Den con trai bà còn quá nhỏ để cai trị đất nước Ai Cập hùng mạnh.

Họa hình Nữ hoàng Ai Cập - biểu tượng của quyền bình đẳng và sức mạnh.
Họa hình Nữ hoàng Ai Cập - biểu tượng của quyền bình đẳng và sức mạnh. 

Do đó, bà đã trở thành người nhiếp chính cho đến khi Pharaon Hor-Den đủ tuổi để có thể tự mình nắm giữ quyền lực. Vào khoảng Vương triều thứ 12, Nữ hoàng Sobekneferu - con gái của Pharaon Amenemhat III và là em gái Pharaon Amenemhat IV đã lên nắm quyền. Sau khi Amenemhat IV băng hà, Sobekneferu lên ngôi Pharaon cai quản đất nước Ai Cập cổ đại  trong vòng 4 năm từ khoảng 1806-1802  TCN. Bà là một nữ vương quyền lực.

Cái chết của bà năm 1802 TCN đánh dấu sự kết thúc của Vương triều thứ 12 của Ai Cập cổ đại. Đứng thứ 4 trong danh sách là Nữ hoàng Hatchepsut (khoảng 1508- 1458 TCN). Nữ hoàng Hatchepsut đã trị vì Ai Cập từ năm 1479 đến 1457 TCN. Bà lên nắm quyền sau khi người anh trai, đồng thời cũng là chồng mình, Pharaon Thutmose II qua đời mà không có người kế vị. Hatshepsut được đánh giá là một trong những Nữ vương quyền lực nhất trong lịch sử thế giới cổ đại.

Bà trị vì trong 21 năm, lâu hơn bất cứ vị nữ Pharaon nào trong lịch sử và để lại một loạt những công trình và tác phẩm điêu khắc ấn tượng. Hatshepsut là người phụ nữ duy nhất được trao tước hiệu Pharaon ở Ai Cập. Một số biểu tượng mô tả bà đeo bộ râu giả và mặc trang phục của các vị đế vương. Quy mô và những hình khắc trong đền thờ của Hatshepsut cho thấy những thành tựu mà bà đã đạt được trong thời gian cai trị.

Người thứ 5 chính là Nữ hoàng Nefertiti (1370-1330 TCN) là vợ của vị Pharaon vĩ đại Amenhotep IV. Thuận theo ý thích của Nefertiti, Pharaon Amenhotep đã trao cho nàng quyền lực tối ưu trong một loại hình tôn giáo mới, nhằm tôn vinh vị thần mặt trời Aten trên mọi thần khác. Nefertiti được tôn vinh làm Nữ thần bảo hộ nhà vua thay thế nhiều vị thần khác trong tín ngưỡng cổ Ai Cập. Khi triều đại Amenhotep đã suy tàn, Nefertiti càng trở nên quyền lực hơn. Nefertiti đã trở thành Pharaon Nefemeruaten, nghĩa là “Người đàn bà mỹ lệ của Vầng hào quang sáng chói Aten”.

Cleopatra VII (69- 30 TCN), là con gái của vua Ai Cập thuộc triều đại Ptolemaios. Bà là một Nữ hoàng Ai Cập nổi tiếng về sắc đẹp quyến rũ, tính tình sắc sảo, thích quyền lực. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã cai trị đất nước cùng với cha. Sau khi vua cha mất, dựa vào tướng La Mã là Ceasar, bà lên ngôi Nữ hoàng Ai Cập (năm 51 TCN) và chi phối các công việc chính trị của đất nước.

Nữ vương cuối cùng của  Ai Cập cổ đại chính là Twosret, bà được biết đến là  Pharaon  cuối cùng của  Vương triều thứ 19. Twosret đã trị vì Ai Cập 7 năm, nhưng gần 6 năm đầu bà làm nhiếp chính cho ông vua trẻ Siptah, người tiền nhiệm bà. Sau khi Siptah băng hà, bà tự lập một triều đại riêng cho mình tự xưng “Người con gái của Ra, người phụ nữ của Tamerit, Twosret của Amun”. Thời kỳ của bà nổ ra nhiều cuộc nội chiến tranh giành ngai vàng, vương triều của bà kéo dài gần 2 năm thì bị diệt vong.

Thành tựu huy hoàng

Không chịu thua kém các Pharaon nam trong việc trị vì đất nước, những Nữ hoàng Ai Cập cổ đại thậm chí làm được nhiều điều mà các vị vua trước đó không thể. Điển hình như nữ hoàng Hatshepsut, trong suốt 21 năm nắm giữ quyền lực bà đã khôi phục mạng lưới thương mại từng bị ngắt quãng trong thời Hyksos chiếm đóng Ai Cập, từ đó tạo ra nguồn của cải bất tận cho quốc gia sông Nile. Bà đã đưa Ai Cập trở thành một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng và giàu có.

Bà đã cho mở rộng giao thương xuống phía Nam vốn bị gián đoạn bởi chiến tranh, nhờ đó tạo lập sự thịnh vượng cho Vương triều thứ 18. Bà đã thành lập một đội quân gồm toàn nữ thủy thủ, có nhiệm vụ thám hiểm vùng đất Punt (Nam châu Phi). Đoàn thám hiểm lên đường nhân danh bà trên 5 con tàu, mỗi tàu dài 21m với nhiều cột buồm và có 210 người gồm các thuỷ thủ và 30 tay chèo. Nhiều hàng hoá trao đổi được mang theo tới Punt, đáng chú ý nhất là nhựa thơm.

Chính đội quân này đã mang về Ai Cập nhiều hàng hóa có giá trị: gỗ mun, vàng, những động vật hiếm và cây cảnh lạ. Trong đó phải kể tới việc người người Ai Cập đã mang theo về từ chuyến đi này 31 cây hương trầm sống, rễ của chúng được giữ cẩn thận trong những chiếc giỏ trong suốt chuyến hành trình. Đây là nỗ lực đầu tiên được ghi nhận trong việc di thực cây cối từ nước ngoài. Một lời ca ngợi bên dưới bức điêu khắc trong đền thờ của bà: “Chưa từng có vị vua nào trong lịch sử có thể mang về cho đất nước mình nhiều thứ như thế”.

Dù nhiều nhà Ai Cập học cho rằng, chính sách đối ngoại của bà chủ yếu là hòa bình song cũng có bằng chứng cho thấy, đích thân Hatshepsut đã chỉ huy các chiến dịch quân sự thành công tại Nubia và Syria trong những năm đầu cầm quyền. Bên cạnh đó, bà còn mở rộng bờ cõi Ai Cập, làm tiền đề cho sự bành trướng sau này.

Hatshepsut là một trong những người tiến hành nhiều công trình xây dựng nhất thời Ai Cập cổ đại, với hàng trăm dự án xây dựng ở cả Thượng và Hạ Ai Cập, với tầm vóc và số lượng to lớn hơn mọi công trình của những bậc tiền bối thời Vương triều trung gian của bà.

Các Pharaon sau này đã tìm cách chiếm một số công trình của bà thành của họ. Công trình Kim tự tháp của Hatshepsut là một trong những công trình xây dựng thể hiện tham vọng của vị nữ Pharaon này so với các vị Pharaon khác. Bà đã xây dựng hai tòa tháp cao hơn 30m tại ngay trung tâm hoàng tộc và tín ngưỡng của triều đại Thutmose. Xung quanh đó, bà đã cho xây dựng những con đường hùng vĩ và những đền thờ uy nghiêm.

Tất cả những chi tiết này chứng tỏ quyền lực của vị Nữ hoàng này là rất lớn trong thời gian trị vì. Dưới các vương triều Ai Cập cổ đại dù là Nữ hoàng hay người bình thường thì phụ nữ luôn là đối tượng được coi trọng. Cả đàn ông và phụ nữ đều có quyền sở hữu và mua bán tài sản, ký kết hợp đồng, kết hôn và ly hôn, nhận thừa kế... sự bình đẳng mà không phải ở bất kỳ quốc gia thời hiện đại nào cũng có được.

Vấn đề nữ quyền đang ngày càng trở nên nhức nhối đặc biệt ở các quốc gia châu Phi. Cuối năm 2010, Liên minh châu Phi (AU) đã đưa ra chương trình hành động, theo đó coi giai đoạn 2010-2020 là “Thập kỷ của phụ nữ châu Phi”. Lộ trình nhằm tiến tới đạt “Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ ở châu Phi” được xây dựng, trong đó ưu tiên giáo dục và tiếp cận thông tin của phụ nữ, bảo vệ quyền phụ nữ, khuyến khích các nữ doanh nhân, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong chính phủ và lĩnh vực công. 

Đọc thêm

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 8): Đằng sau mặt tiền các nhà phố cổ

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 8): Đằng sau mặt tiền các nhà phố cổ
(PLVN) -  Lần trước tôi đã kể về sự “oai” khi có nhà ở phố cổ Hà Nội! Nhất là phố cổ bắt đầu từ chữ “Hàng”! Nhưng nếu có nhà ở Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường thì sự “oai” phải tăng gấp đôi, gấp ba! Mà lại nhà mặt phố, có cửa hàng ở các phố này thì sự “oai” phải … thôi rồi! Khỏi phải nói!

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 7): Chuyện của người “Phố Cổ”!

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 7): Chuyện của người “Phố Cổ”!
(PLVN) -  Những ai ở Hà Nội mà có nhà “phố cổ” hãnh diện lắm! Nhà ở phố cổ mà là phố bắt đầu từ chữ “Hàng” thì “oai” hơn! Nhưng nếu có nhà ở Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường thì sự hãnh diện phải tăng gấp đôi, gấp ba! Mà lại nhà mặt phố ở các phố này thì sự hãnh diện còn tăng gấp nhiều lần nữa!

Theo chân du khách đi tìm khu nghỉ dưỡng Top 1 phố núi Sa Pa

Theo chân du khách đi tìm khu nghỉ dưỡng Top 1 phố núi Sa Pa
(PLVN) -  Nét đẹp mộc mạc , ban sơ, mê đắm du khách của vùng đất Sa Pa được bao trọn trong tầm view từ khu nghỉ dưỡng Sapa Jade Hill - điểm đến mà bất cứ du khách nào cũng phải lựa chọn khi đặt chân tới thành phố trong sương mù này .

BIM Group đồng hành cùng tổ chức Newborns Vietnam

Lễ ký kết giữa đại diện Newborns Vietnam – bà Suzanna Lubran và đại diện BIM Group – Bà Vũ Thanh Thủy - Giám đốc Marketing và Truyền thông đã diễn ra với sự chứng kiến của Đại sứ Anh quốc Gareth Ward, Phó GĐ BV Nhi và đại diện các viện Saint Paul, Phụ Sản Hà Nội, Hồng Ngọc và Chuyên gia y tế đến từ Anh Quốc.
(PLVN) -  Tối 22/6, Tập đoàn BIM Group và tổ chức Newborns Vietnam đã thực hiện lễ ký kết hợp tác tài trợ Chương trình Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh NLS trước sự chứng kiến của Đại sứ Anh quốc tại Việt Nam và Bệnh viện Nhi Trung ương.

“Bật mí” chiến lược làm nên thành công của Acecook Việt Nam

“Bật mí” chiến lược làm nên thành công của Acecook Việt Nam
(PLVN) - Nhắc đến Acecook là nhắc đến một doanh nghiệp Nhật đã thành công trong việc định hình khẩu vị ăn mì của người Việt qua hương vị tôm chua cay. Đến nay, Acecook trở thành thương hiệu được tin dùng trong gần 30 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh và luôn là đơn vị dẫn đầu thị trường mì ăn liền tại Việt Nam.

Ly kỳ truyền thuyết về bà thứ phi Phi Yến và hoàng tử Cải ở Côn Đảo

Ly kỳ truyền thuyết về bà thứ phi Phi Yến và hoàng tử Cải ở Côn Đảo
PLVN- Hàng trăm năm qua, người dân Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn lưu truyền truyền thuyết về bà Phi Yến và hoàng tử Cải, gắn liền 2 di tích miếu Bà An Hải và miếu Cậu. Họ cho rằng đó chính là nguồn gốc của câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Truyền thuyết dân gian này dù tương phản với thực tế lịch sử nhưng điều thú vị là nó vẫn sống mãi theo thời gian.

Báo chí – Nhịp cầu nối những đảo xa

Báo chí – Nhịp cầu nối những đảo xa
(PLVN) - Hình ảnh những nhà báo vai ba lô, máy ảnh, máy quay hòa vào đoàn quân lên đường ra Trường Sa như nhắc nhớ đến một th ời đạn bom, cả nước cùng ra trận. Hơn thế nữa, đằng sau những trang viết là tình cảm sâu nặng của các nhà báo với những con người nơi đầu sóng.

Đại hội đồng cổ đông Hoàng Quân 2022: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu

Đại hội đồng cổ đông Hoàng Quân 2022: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu
(PLVN) - Ngày 18/6, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Công ty CP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) thông qua các báo cáo, tờ trình của Hội đồng quản trị (HĐQT), thông qua các kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, phiên thảo luận nóng hơn bao giờ hết với những vấn đề thắc mắc của các cổ đông xung quanh việc phát hành 100 triệu cổ phiếu huy động 1.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng xanh: Mục tiêu xuyên suốt của Thừa Thiên - Huế

Nhiều doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn Thừa Thiên- Huế đang áp dụng kỹ thuật công nghệ cao vào các hoạt động sản xuất.
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong xu thế đó, Thừa Thiên - Huế là một trong những tỉnh, thành đã bắt nhịp và đang tìm cách kết nối, hội tụ nguồn lực để thực hiện.

longformPGS.TS.BS Đậu Xuân Cảnh: Việt Nam và giấc mơ cường quốc về dược liệu

PGS.TS.BS Đậu Xuân Cảnh: Việt Nam và giấc mơ cường quốc về dược liệu
(PLVN) -  “Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, mang về hàng tỷ USD mỗi năm. Tương tự với cà phê, chúng ta cũng là nước sản xuất hàng đầu. Tôi mong muốn, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc về dược liệu. Những sản phẩm từ dược liệu cũng như nền Đông Y của chúng ta sẽ được cả thế giới biết đến và đón nhận”, Thầy thuốc Nhân dân, PGS TS BS Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam chia sẻ.

Hải Phòng: Chuyện cây đại di sản hơn 400 tuổi bên hồ An Biên

Hải Phòng: Chuyện cây đại di sản hơn 400 tuổi bên hồ An Biên
(PLVN) - Trải qua hơn 400 năm, cây đại vẫn uy nghi, xanh tốt và hoa lá quanh năm. Người dân ở đây xem cây đại như biểu tượng của làng mình! Trong những vui buồn, cưới hỏi, ra khơi thuở xưa, người làng đều có chút lễ ra trình “cụ”… Đó là cây đại di sản tại miếu cổ An Đà ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Lý Sơn

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Lý Sơn
(PLVN) - “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân” là mô hình mang tính đặc thù riêng của lực lượng Cảnh sát biển, được triển khai từ năm 2017. Từ mô hình này, ngư dân không chỉ yên tâm phát triển kinh tế mà còn tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, gìn giữ an ninh, trật tự trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

Đại ca giang hồ được người Sài Gòn thờ cúng như Thành Hoàng

Đại ca giang hồ được người Sài Gòn thờ cúng như Thành Hoàng
(PLVN) - Đình làng xưa nay được biết đến là nơi thờ vị thần Thành Hoàng và những bậc tiền nhân có công lao với làng xã. Nhưng giữa đất Sài Gòn lại có một ngôi đình cổ xưa thờ một đại ca giang hồ. Ấy là đình Nhơn Hòa (phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) - nơi thờ Cậu Hai Miên (tức Huỳnh Công Miên).

Bất động sản Đại An Lộc mạo danh công ty lớn dụ khách hàng mua đất?

Bất động sản Đại An Lộc mạo danh công ty lớn dụ khách hàng mua đất?
(PLVN) - “Công ty em là nhà phân phối duy nhất của tập đoàn Đại Phúc để bán các sản phẩm tại dự án Diên Hồng trên đường Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh. Công ty em có dự án nằm liền kề, bên cạnh dự án Vạn Phúc City khoảng 600 nền, trong dự án có đầy đủ trường học, bệnh viện với giá khoảng 13 đến 15 triệu đồng 1 m ² …”. Đó là những lời khẳng định “mỹ miều” từ nhiều nhân viên bán hàng của Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Đại An Lộc đóng tại đường Lam Sơn, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chốn thâm sơn cùng cốc nơi Lý Quốc Sư từng tu tập

Chốn thâm sơn cùng cốc nơi Lý Quốc Sư từng tu tập
(PLVN) - Đó là hang Chùa Thượng ở xã Ngọc Lương (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) - một di tích, thắng cảnh đã được tỉnh Hòa Bình xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tương truyền đây là nơi Lý Quốc Sư - tức ngài Không Lộ thiền sư, bậc đại danh y triều Lý đã từng tu tập, làm thuốc chữa khỏi bệnh cho Vua Lý và chữa bệnh giúp dân.

Ravi: Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển nghỉ dưỡng xanh

Ravi: Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển nghỉ dưỡng xanh
(PLVN) -  Gần 100% du khách trả lời mong muốn được nghỉ dưỡng tại những địa điểm lưu trú sinh thái và bền vững với môi trường tự nhiên ít nhất một lần. Đây là kết quả khảo sát được Công ty Du lịch Kỹ thuật số Booking.com thực hiện trực tuyến gần đây tại Việt Nam.

Từ bản quy hoạch “xanh” tới mô hình phát triển kinh tế bền vững của BIM Group tại Ninh Thuận

Từ bản quy hoạch “xanh” tới mô hình phát triển kinh tế bền vững của BIM Group tại Ninh Thuận
(PLVN) - Cam kết đạt mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam tại sự kiện COP26 là dấu mốc quan trọng về phát triển bền vững trong chiến lược vĩ mô của nước ta. Một trong những sự cụ thể hóa chính là bản Dự thảo Quy hoạch điện VIII (QHĐ8) đang trình chính phủ phê duyệt. Không đứng ngoài xu thế đó, từ năm 2006, BIM Group đã phát triển một tổ hợp kinh tế xanh tại Ninh Thuận và gặt hái được những kết quả nhất định.