Nông nghiệp nông thôn: Miễn giảm 20.000 tỷ đồng/năm để có 30.000 doanh nghiệp

Nông nghiệp nông thôn: Miễn giảm 20.000 tỷ đồng/năm để có 30.000 doanh nghiệp
(PLO) - Theo tính toán của Bộ KH&ĐT, với mức miễn giảm (hỗ trợ gián tiếp) khoảng 20.000 tỷ đồng/năm cho các doanh nghiệp (DN) sẽ huy động khoảng 30.000 DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn (NNNT) (tương đương 5% số DN)... Bộ này cũng khẳng định, cùng với hỗ trợ trực tiếp khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, hỗ trợ gián tiếp vẫn là chủ đạo để thu hút DN vào lĩnh vực này…

Nhiều chính sách khuyến thích

Theo Dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào NNNT do Bộ KH&ĐT soạn thảo, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ gồm: Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; Hỗ trợ tập trung đất đai; Chính sách về tín dụng; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp sáng tạo trong NNNT; Hỗ trợ đặc biệt cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa và bò cao sản; Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; Hỗ trợ đặc thù đầu tư chế biến gỗ rừng trồng; Hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản, dược liệu; nhà máy cơ khí chế tạo, nhà máy sản xuất sản phẩm phụ trợ và sản phẩm chủ lực quốc gia; Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Trong mỗi nội dung hỗ trợ, dự thảo Nghị định cũng quy định rất cụ thể mức miễn đối với đối tượng nào, giảm bao nhiêu phần trăm; Hỗ trợ bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu tiền, trong thời gian bao lâu…

Theo Bộ KH&ĐT, việc hỗ trợ gián tiếp thông qua miễn giảm thuế, phí, thủ tục hành chính là rất quan trọng, tạo đà cho DN phát triển một cách bền vững và cũng sẽ lựa chọn được DN có khát vọng đầu tư lâu dài vào NNNT. Hỗ trợ gián tiếp sẽ tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn hơn cho DN, thể hiện cam kết về Chính phủ kiến tạo, quyết liệt hành động, lấy DN và người dân làm đối tượng phục vụ. 

Khẳng định việc hỗ trợ gián tiếp phải là trọng tâm nhưng Bộ KH&ĐT cũng cho rằng  vẫn cần hỗ trợ trực tiếp vào một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên theo định hướng của Chính phủ. “Nếu có quyết tâm, cân đối được ngân sách, các hỗ trợ trực tiếp có tính khả thi cao do thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các địa phương…”- Bộ KH&ĐT khẳng định. Theo tính toán của Bộ này, hỗ trợ gián tiếp vẫn là chủ đạo với khoảng 20.000 tỷ đồng/năm; Riêng hỗ trợ trực tiếp khoảng 2.000 tỷ đồng/năm (bằng khoảng 10% so với hỗ trợ gián tiếp)

Tiền ở đâu?

Theo Dự thảo, Ngân sách Trung ương bố trí dành tối thiểu 1% vốn đầu tư phát triển hàng năm; Ngân sách các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương dành khoảng 0,5%-2% vốn ngân sách địa phương để thực hiện. Bộ ngành và địa phương được sử dụng nguồn vốn quy định tại khoản 1, Điều 49, Luật Khoa học và Công nghệ để thực hiện hỗ trợ đặc biệt cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Ngoài ra, các bộ ngành và địa phương được sử dụng nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án phát triển KT-XH để thực hiện hỗ trợ DN theo quy định tại Nghị định này.

Bộ KH&ĐT cho biết, Nghị định đầu tiên về khuyến khích DN đầu tư vào NNNT ở nước ta là Nghị định 61/2010/NĐ-CP cũng đã được thiết kế theo hướng chỉ hỗ trợ gián tiếp về thuế, phí (thiếu phần hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ thông qua đơn giản thủ tục hành chính) nên hiệu quả chưa cao; chưa giảm được giảm rủi ro và giảm chi phí cho DN đầu tư vào NNNT. Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi bằng Nghị định 210/2013/NĐ-CP (trong đó có bổ sung các hỗ trợ trực tiếp). Hiệu quả việc hỗ trợ một phần kinh phí đã được chứng minh, giúp DN vừa giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu; có tác dụng mạnh mẽ trong huy động các nguồn vốn khác của xã hội (mức hỗ trợ chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng mức đầu tư của dự án). Tuy nhiên do thiếu vốn nên triển khai chưa mạnh.

Trong Dự thảo tờ trình trình Chính phủ, Bộ KH&ĐT cũng giải thích thêm. Cụ thể, về ngân sách, theo Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công, Chính phủ có thẩm quyền về cân đối và hỗ trợ DN vốn ngân sách thông qua các chương trình, dự án được phê duyệt. Vì vậy, việc nhà nước hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho DN là phù hợp thẩm quyền và khả thi trong bối cảnh các hỗ trợ gián tiếp còn chưa đủ sức hấp dẫn đối với DN đầu tư vào lĩnh vực còn nhiều khó khăn và rủi ro như lĩnh vực NNNT; 

 Về cơ chế hỗ trợ gián tiếp, Bộ KH&ĐT cho biết, Ban soạn thảo đã rà soát, bổ sung các hỗ trợ theo thẩm quyền của Chính phủ được giao tại các Luật chuyên ngành về đất đai, thuế, tín dụng, đầu tư xây dựng, đầu tư công…

Về hỗ trợ trực tiếp, Bộ cũng đã rà soát một số nội dung, đảm bảo khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Ngoài bổ sung một số nội dung tập trung ưu tiên theo chỉ đạo nêu trên, Cơ quan soạn thảo đã rà soát và giảm 3 Điều và nhiều Khoản thuộc các Điều hỗ trợ trực tiếp khác như:  Bỏ Điều về hỗ trợ hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao; Giảm điều về hỗ trợ sản phẩm chủ lực, thu gọn đối tượng, lồng ghép vào điều về chế biến nông sản; Giảm đối tượng chăn nuôi (lợn, trâu, bò thịt, dê, cừu...) đây là đối tượng chính hỗ trợ vừa qua, chỉ để lại chăn nuôi bò sữa và bò cao sản nhập ngoại; Giảm hỗ trợ hạ tầng chế biến gỗ rừng trồng cho các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên; Bỏ điều hỗ trợ thủy sản... Bộ KH&ĐT cho biết, việc rà soát này đã làm giảm nhu cầu hỗ trợ trực tiếp hàng năm từ 3.000 tỷ đồng xuống còn 2.000 tỷ đồng.

Dự thảo Nghị định này được ban hành sẽ thay thế Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ và dự kiến sẽ được ban hành trước thời điểm Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực thi hành vào 1/1/2018.

Theo kinh nghiệm quốc tế, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho DN đầu tư vào NNNT là phổ biến, là xu hướng tiếp cận của quốc tế, nhằm đưa được chính sách hỗ trợ của nhà nước đến thẳng DN, nếu đưa qua ngân hàng hiệu quả kém hơn vì ngân hàng cũng là DN do vậy phần hỗ trợ của nhà nước cũng sẽ bị chia cho ngân hàng theo nghiều cách. Xu hướng này đang thực hiện hầu hết ở các nước trên thế giới hiện nay (Trung Quốc 400 tỷ USD/5 năm;  Năm 2010, Nhật Bản hỗ trợ 2,5 tỷ Yên cho các DN đầu tư các lĩnh vực ưu tiên, chủ yếu là vào nông nghiệp, nông thôn; Đức hỗ trợ khoảng 14 tỷ Euro/năm; Ailen 7 tỷ Euro/năm…). Thực chất, đây là gói đầu tư của Nhà nước để tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng GDP cho nền kinh tế mà các nước phát triển đã thực hiện từ nhiều năm qua (ngoài tín dụng thông thường và tín dụng ưu đãi.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.