Ninh Bình: Còn nhiều lo ngại xung quanh dự án Kênh Gà - Vân Trình

Một phần diện tích nằm trong quy hoạch Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình
Một phần diện tích nằm trong quy hoạch Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình
(PLO) - Mặc dù Quy hoạch thoát lũ trên sông Hoàng Long đã được điều chỉnh cho phù hợp với việc dự kiến xây dựng Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, lo lắng trước khi “đại dự án” này được triển khai trên thực tế.

Chưa rõ phương án thoát lũ của Khu du lịch

Khu du lịch (KDL) Kênh Gà - Vân Trình dự kiến được xây dựng hoàn toàn trên diện tích vùng chiêm trũng núi ngập nước của 7 xã thuộc 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn, vốn là vùng thoát lũ, luôn bị ngập trong mùa mưa. Vì công trình nhân tạo được xây dựng trên “bọng chứa nước” khi lũ về nên đòi hỏi phải có phương án thoát lũ hiệu quả, an toàn cho người dân nơi đây và cho chính KDL khi đưa vào khai thác, sử dụng. Tuy nhiều giải pháp đã được thực thi nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục triệt để tình trạng ngập lụt cho các vùng dân cư nằm trong khu vực thoát lũ.

Trong tổng số gần 2.900ha quy hoạch xây dựng KDL này, hầu hết đều nằm trong vùng thoát lũ của sông Hoàng Long, bao gồm khoảng 1.900ha đất ngoài đê (thuộc vùng tràn lũ của sông Hoàng Long) và khoảng gần 1.000 ha đất trong đê (thuộc vùng xả lũ sông Hoàng Long). Khu vực vùng lõi là nơi trũng nhất chiếm khoảng 1.485ha, trong đó diện tích xây dựng của dự án sẽ chiếm khoảng gần 500ha, khu vực hồ trung tâm 300ha, còn lại là diện tích đất tự nhiên. Như vậy, phương án thoát lũ cho KDL là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và thành công của KDL.

Theo quy hoạch điều chỉnh phòng chống lũ cho sông Hoàng Long mới nhất được HĐND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 cho thấy, phương án thoát lũ trên sông Hoàng Long đã thay đổi, không còn phương án tích lũ như trước kia, các dữ liệu của phương án thoát lũ mới đều làm căn cứ quan trọng để tính toán, xây dựng các công trình, hạng mục thoát lũ của KDL. Hơn nữa, muốn xây dựng KDL thì các hạng mục phục vụ cho việc thoát lũ sông Hoàng Long phải được triển khai xây dựng trước, nhất là phương án mở rộng và nạo vét lòng sông.

Điều này thể hiện rất rõ tại Công văn phúc đáp của Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ NN&PTNT cho rằng, KDL Kênh Gà - Vân Trình chưa có các thông tin về các công trình tiêu thoát nước qua đê, cũng như các công trình phục vụ tưới tiêu ở bãi sông và ảnh hưởng của KDL tới các công trình này. Đặc biệt, KDL sử dụng số lượng lớn đất bãi sông, do đó phương án thoát lũ của KDL phải phù hợp quy hoạch thoát lũ của sông Hoàng Long, nhưng đến nay những nội dung này chưa được làm rõ, vì thế Bộ NN&PTNT chưa có cơ sở để tham gia ý kiến.

Nhiều ý kiến chuyên gia lo ngại

Đánh giá cao phương án khai thác và phát triển tiềm năng du lịch địa điểm này,  tuy nhiên, các chuyên gia, nhà khoa học đều tỏ ra lo ngại khi vùng trữ lũ bị mất, điều này đồng nghĩa với việc cần phải có phương án thoát lũ thay thế trên sông Hoàng Long với dung tích từ 12 triệu đến 15 triệu m3. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này, lượng dòng chảy vào mùa lũ trên sông Hoàng Long sẽ bị tăng cao đột ngột, đặc biệt là đoạn từ Kênh Gà đến Gián Khẩu sẽ là khu vực chịu áp lực lũ nặng nề nhất, điều này sẽ không tránh khỏi những rủi ro, hiểm họa khôn lường mỗi khi mùa mưa bão tới.

Theo PGS.TS Phạm Thị Hương Lan, Viện trưởng Viện Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậu (Trường ĐH Thủy lợi), đơn vị tư vấn điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long cho rằng: với kịch bản dung tích trữ lũ mất đi 12 triệu m3, cần phải mở rộng sông Hoàng Long đoạn từ Bến Đế tới Gián Khẩu (chiều dài khoảng 14km) thêm từ 130m - 180m, kết hợp với nạo vét lòng dẫn thường xuyên. Đây là việc làm khó khăn và tốn kém kinh phí để duy trì.

Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Văn Tuấn (Viện Quy hoạch Thủy lợi) cho rằng: phương án nạo vét, mở rộng sông Hoàng Long đoạn từ Kênh Gà tới Gián Khẩu có thể xem là một giải pháp tốt. Tuy nhiên, cần phải xem xét thêm các vấn đề về thực trạng bồi lắng, chống xói lở lòng sông khi tiến hành nạo vét mở rộng đoạn sông này.

Bên cạnh đó, do mực nước lũ sẽ tăng cao, cần phải có thêm các biện pháp để gia cố, nâng đê, bảo vệ đê sông Hoàng Long cho phù hợp. Trong đó, cần tính tới cả các yếu tố ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới mực nước trên sông Hoàng Long. Tất cả cần lượng kinh phí xây dựng và duy tu rất lớn, đòi hỏi cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về hiệu quả kinh tế.

Sự xuất hiện KDL Kênh Gà - Vân Trình không chỉ tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh quy hoạch và phương án thoát lũ của sông Hoàng Long mà còn ảnh hưởng tới mực nước, môi trường sinh thái của cả khu vực lân cận, như: Cố đô Hoa Lư, Tràng An, Bái Đính, Kênh Gà, Vân Long, Tam Cốc, Bích Động… không thể làm dự án này lại làm hỏng dự án khác. Đây là nhận định của TS Hà Lương Thuần (nguyên Viện trưởng Viện Nước tưới tiêu và môi trường). Do đó, bàn về các giải pháp bảo vệ dài hạn cho KDL này thì cũng cần phải bàn biện pháp bảo vệ tương ứng cho khu vực lân cận – TS Thuần kiến nghị.

Nhận thấy từ một khó khăn khác khi thực hiện KDL Kênh Gà - Vân Trình, theo TS Đặng Quang Tính - nguyên Cục trưởng Cục Quản lí đê điều cho rằng: vấn đề an sinh xã hội cho người dân trong vùng dự án mới là điều đáng bàn. Theo tính toán tại Tờ trình số 23 ngày 10/4/2015 của UBND tỉnh Ninh Bình trình Thủ tướng thì việc giải phóng mặt bằng vùng lõi sẽ di dời gần 3000 nhân khẩu, nhưng việc chuyển đổi nghề nghiệp cho toàn vùng dự án tới hơn 10.000 người. Đây không chỉ là gánh nặng ngân sách trước mắt, mà về lâu dài vấn đề an sinh không được giải quyết tốt sẽ gây mất an ninh trật tự, phát sinh nhiều phức tạp và hệ lụy trong đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân nơi đây. 

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. (Ảnh: T Bình)

Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu để tận dụng tốt các FTA

(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, để tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) còn rất nhiều vấn đề. Trong đó, phải hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng xác định chính xác hơn đối tượng được miễn thuế, đối tượng phải chịu thuế, xây dựng hệ thống quản lý dễ kiểm soát để tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả.

Đọc thêm

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội
(PLVN) - Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 - 04/11/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.