Những ngôi làng nhiều “không” trên đỉnh Cheng Leng

Làng Hek nằm biệt lập trên đỉnh núi Cheng Leng
Làng Hek nằm biệt lập trên đỉnh núi Cheng Leng
(PLO) - Không điện, không đường, không trường học, không trạm xá, không giấy tờ tùy thân là những gì đang diễn ra ở 2 ngôi làng sống biệt lập trên đỉnh núi Cheng Leng (thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).

Hệ quả từ thủy điện?

Theo già làng Đinh Thai, làng Hek hiện có 22 hộ với 77 nhân khẩu, trong đó có 19 hộ là dân tộc Bana và 3 hộ dân tộc Thái. Hộ có thâm niên thì sống ở làng đã hơn 20 năm, còn hộ mới đến thì 3 năm. 

Thời chiến tranh, đây là vùng căn cứ cách mạng. Đến năm 1994, khi đập thủy điện Ayun Hạ được khởi công xây dựng, cư dân ở đây được di dời về khu tái định cư bên kia đỉnh núi Cheng Leng. Tuy nhiên, về khu tái định cư chưa được bao lâu, thiếu đất sản xuất nên nhiều người nhớ làng cũ đã quay trở lại.

“Chúng tôi ở ngoài xã Chư A Thai cuộc sống cũng đầy đủ, có đường, có điện... nhưng lại thiếu đất sản xuất nên vào đây sinh sống. Nói thật cả làng cũng chẳng mấy ai biết chữ. Thu hoạch nông sản thì chở bằng xe máy băng rừng hay dùng thuyền chở qua hồ Ayun Hạ ra bên ngoài bán lại  cho người ta rồi mua thêm thức ăn và vật dụng mang về”, già làng Đinh Thai cho biết.

Chị Đinh H’Loanh (37 tuổi) cho biết: “Ở đây không có điện, trẻ em không được đi học, không được tiêm vắc-xin. Các bé lúc sinh ra cũng không làm giấy khai sinh, cả làng chẳng gia đình nào có sổ hộ khẩu”.

Người dân nơi đây bảo rằng, tài sản lớn nhất của họ có lẽ là đàn trâu bò, nhưng không ai dám bán lấy tiền tiêu. Những con trâu bò của các gia đình để dành phòng lúc ốm đau, bất trắc.

Thêm vào đó, cả làng luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nơi đây là một vùng đất cằn khô, khắc nghiệt. Giữa lòng chảo này người dân không thể trồng được bất cứ loại cây gì ngoài lúa một vụ và củ mì cao sản. Cuộc sống của họ cứ lay lắt như cây trên rừng.

“Ngày xưa ông cha mình ở đây. Rồi mình lớn lên, không đi học nên giờ không biết gì ngoài làm lụng. Lúc trước, Nhà nước đưa ra vùng tái định cư nhưng do ít đất sản xuất nên cả làng quay về. Giờ cả làng chỉ trồng lúa vào mùa mưa thôi, mùa này không trồng được vì thiếu nước tưới”, bà Đinh Thek (57 tuổi) cho biết.

Cách làng Hek không xa, cũng trên đỉnh núi Cheng Leng có khoảng 20 căn nhà của làng Plei Cheng Leng. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, làng Plei Cheng Leng có 9 gia đình với hơn 40 nhân khẩu có nguồn gốc từ làng Trớ (xã Chư A Thai) lên định cư từ năm 2004. Số hộ gia đình khác là người từ các làng quanh vùng, chủ yếu từ huyện Chư Sê lên định cư hoặc làm nương rẫy rồi làm nhà, sinh sống tại đây. 

Cuộc sống của người dân làng Plei Cheng Leng cũng giống như làng Hex, bà con gặp nhiều khó khăn, không điện, không đường, không trường, không trạm, không có hộ khẩu, chứng minh nhân dân và bà con cũng không được hưởng bất kỳ chế độ, chính sách nào.

Trẻ em làng Plei Cheng Leng đối diện đói nghèo, thất học
Trẻ em làng Plei Cheng Leng đối diện đói nghèo, thất học

Theo anh Rmah T’Rúi (40 tuổi), người dân thích kéo về đây sống bởi ở làng cũ không có đất rẫy để sản xuất, còn ở đây đất đai rộng rãi, bạt ngàn. Tuy nhiên, cuộc sống nơi đây cũng vô cùng khó khăn, bởi hầu như mọi thứ đều thiếu.

“Khổ nhất là khi trong làng có người đau, muốn ra trạm y tế phải đi mất mấy tiếng. Mùa khô đường đi đã khổ, nhưng đến mùa mưa thì đám thanh niên phải dùng võng làm cáng mới đưa người bệnh ra khỏi làng được. May mà chưa có ai chết dọc đường”, anh Rmah T’Rúi cho biết.

Nói rồi, anh bảo: “Cán bộ xã Chư A Thai có vận động mình với bà con về. Nhưng mình nói rồi, về ngoài đó không có đất sản xuất, lấy gì cho con cái ăn. Ở trong này cực mình nhưng con cái có cái ăn”.

Cần giải quyết tận gốc

Theo ông Phùng Trung Toàn - Chủ tịch UBND xã Chư A Thai, các cơ quan chức năng của xã cũng như của huyện Phú Thiện đã trực tiếp đến các điểm làng trên núi để rà soát số hộ, số nhân khẩu, qua đó có phương án giải quyết tình trạng trên. Trước đây, khi đưa đến các làng tái định cư, xã cũng đã cấp đất sản xuất cho người dân nên không có chuyện người dân thiếu đất sản xuất.

“Hiện nay, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo huyện Phú Thiện và xã Chư A Thai tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng trên theo hướng vận động người dân trở về làng tái định cư. Xã đã rà soát và dành quỹ đất riêng để cấp cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp trong trường hợp thiếu đất sản xuất”, ông Toàn cho biết.

Cũng theo ông Toàn, chính quyền địa phương cũng xác định đây là nhiệm vụ khó khăn bởi tập tục của đồng bào dân tộc thiểu số là sinh sống tại các khu vực đồi núi đã quen. Tuy nhiên, chính quyền xã vẫn quyết tâm vận động bà con trở về, để người dân đặc biệt là trẻ em ở ngôi làng này được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách xã hội.

Ông Rơ Châm La Ni - Chủ tịch UBND H.Phú Thiện, cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần chỉ đạo UBND xã Chư A Thai lên kiểm tra và vận động người dân 2 làng Hek và Plei Cheng Leng về nơi tái định cư sinh sống nhưng chưa được người dân đồng thuận.

Tới đây, huyện sẽ tổ chức đoàn công tác nhằm vận động người dân về xã Chư A Thai sinh sống để thuận tiện hơn trong việc quản lý và hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống”.

Nằm biệt lập trên đỉnh núi Cheng Leng, những ngôi làng “7 không” của bà con người dân tộc thiểu số nơi đây ngày càng trở nên khó khăn khi dân số ngày càng đông, đất rừng ngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho nương rẫy nhưng cũng không đủ ăn. Đáng lo hơn nữa là trẻ em trong những làng này đều không biết chữ, thiếu thốn các dịch vụ y tế. 

Thiết nghĩ, nếu chính quyền tỉnh Gia Lai, huyện Phú Thiện không có biện pháp nào thì tương lai của các em cũng mù mịt như những cánh rừng ở núi Cheng Leng. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.