Những mùa Trung thu xưa…

Em bé ôm cả vầng trăng, từ bàn tay mẹ. (Ảnh: PV)
Em bé ôm cả vầng trăng, từ bàn tay mẹ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chuyến đi công tác vào một ngày mùa thu đẹp trời, ngang qua cánh đồng lúa đã bắt đầu chắc hạt, thoang thoảng mùi nếp non, cô đồng nghiệp thẫn thờ: Những ngày mùa thu thế này, em nhớ nhà quá. Nhớ ngày xưa…

Về miền thương nhớ

“Ngày xưa tầm độ này, ông em đã vót tre chuẩn bị đồ làm đèn Trung thu cho em…”. Câu chuyện của cô đồng nghiệp lung linh khoảng ký ức trong vắt, ngọt ngào của một thời xa lắc. Trong đó, có những chiếc đèn ông sao được làm bằng khung tre dán giấy bóng kính do ông nội tận tay làm. Có trái hồng chín đỏ hái trong vườn, có gói kẹo bột mẹ mua về từ chợ phiên cho con bày cỗ trung thu….

Nỗi nhớ của cô bé cũng làm tôi muốn về nhà tôi quá. Muốn về ngôi nhà của tuổi thơ xa lắc, ở đó, tôi cũng có một khoảng trời ký ức ngọt ngào, có những ngày trung thu rưng rưng….

Tôi nhớ bố tôi. Cứ vào đận sắp Trung thu, ông lại ngồi vót tre làm đèn ông sao cho tôi, chiếc đèn năm bé xíu, năm to đùng, tùy vào… số giấy bóng kính màu bố có. Tôi nhớ lúc mẹ hối hả từ cửa hàng tem phiếu trên huyện về, lấy ra cặp bánh nướng, bánh dẻo gói trong tờ giấy nến đẫm dầu mỡ, cẩn trọng đặt lên bàn thờ… Cận ngày Trung thu, mẹ làm thêm nồi bánh, khi là bánh tẻ, bánh đúc, khi là bánh dợm (bánh nếp nhân đỗ).

Thời ấy, mâm cỗ Trung thu của lũ chúng tôi có một thứ không thể thiếu, đó là ông tiến sỹ giấy. Chừng mươi hôm trước ngày rằm tháng 8, gánh hàng mã ở góc chợ quê tôi tràn ngập sắc xanh lá, đỏ tía của các ông tiến sỹ giấy. Tuy chỉ là một sản phẩm làm bằng mấy que tre và tờ giấy mỏng manh, nhưng chứa đựng cả bầu trời mơ ước của bố mẹ về sự thành đạt, hiển vinh của con cái sau này. Tôi nhớ những ông tiến sỹ giấy của mình, tôi đã nâng niu nó như nâng niu một “niềm tin linh thiêng”.

Chiều Trung thu, mẹ hái thêm quả bưởi, quả na, quả hồng trong vườn, thế là tối đó mấy chị em hí hửng bày cỗ trông trăng… Tiếng trống rộn làng, tiếng gọi nhau đi rước đèn, tiếng những đứa trẻ hát bài trông trăng… như vẫn còn văng vẳng đâu đó trong miền thương nhớ của tôi.

Khi trăng tròn vằng vặc giữa sân, mâm cỗ được “phá”. Ông tiến sỹ sẽ được mẹ cẩn trọng đặt vào một chỗ trang trọng, đẹp đẽ trong nhà… để dành cho năm sau. Chiếc đèn ông sao cũng thế, cũng được treo vào đâu đó với ý định năm sau dùng lại. Nói là vậy, nhưng cũng chẳng khi nào bụi bặm, mối mọt để cho những món đồ chơi ấy của tôi tồn tại quá vài ba tháng. Ấy nhưng, cái sự dành dụm, tiện tằn dường như lại là một bài học mà tôi đã ngấm vào từ những món đồ cũ bố mẹ cất đi.

Ướp mùi hương cho căn bếp nồng nàn

Kể chuyện Tết trung thu xưa trên phố cổ Hà Nội. (Ảnh: BQL Phố cổ).

Kể chuyện Tết trung thu xưa trên phố cổ Hà Nội. (Ảnh: BQL Phố cổ).

Trong sự tất bật của cuộc sống vội, sống nhanh nơi thành thị, tôi miệt mài nuôi hy vọng gieo lại miền thương nhớ qua những buổi tối ngày cận rằm ngồi cùng con dán những tờ giấy màu thành chiếc đèn trung thu của riêng mình. Tôi lụi cụi bày vẽ để gian bếp nhỏ sực nức mùi bánh. Chiếc bánh dẻo xanh ngắt này cho cô chị, vì chị thích vị trà xanh. Cậu em sẽ là chiếc bánh đẫm vị socola. Còn cô út nhí nhố nhưng lại yêu màu hồng hẳn sẽ có một chiếc bánh để thấy rằng mẹ yêu thương mình nhất.

Lũ trẻ nhiều khi cũng cằn nhằn, tính toán sự cặm cụi của mẹ với giá trị của những chiếc bánh mua sẵn. Nhưng năm nào thấy phố phường bắt đầu rộn ràng màu sắc Trung thu mà không thấy bếp nhà mình có gì khác lạ, lại thắc thỏm: Ơ, thế Trung thu năm nay nhà mình không có gì à?

Không có gì sao được, khi chúng ta đang có một nơi gọi là “mái ấm”. Có một người mẹ mong mỏi các con thật giàu có dù chỉ trong một khoảng ký ức của ngày thơ bé! Và tôi lại bắt chước bố tôi, làm cho con những cái đèn lồng nho nhỏ. Bắt chước mẹ tôi ướp mùi hương tuổi thơ cho căn bếp nồng nàn mùi hạnh phúc!

Dẫu cho, trong bối cảnh thị trường bánh trung thu nở rộ với hàng trăm kiểu nhân, hàng ngàn hình dáng, chả phải vô cớ mà những cửa hàng bánh Trung thu với hương vị cổ truyền như Bảo Phương (Hà Nội), Đông Phương (Hải Phòng) lại luôn tấp nập khách. Người mua thậm chí phải xếp hàng nhẫn nại hàng giờ đồng hồ mới được mua cặp bánh.

Ăn bánh Trung thu truyền thống mà chỉ thấy nó ngọt quá hay ngọt vừa, nhân khô hay nhân ướt, vỏ mềm hay vỏ cứng, là mới chỉ “ăn” một loại đồ ăn, chứ chưa phải thưởng thức một món bánh đặc biệt của đêm Trung thu.

Chả phải vô cớ mà loại bánh dành cho lúc thư thái ngồi bên tách trà, ngắm trăng trôi dần dần lên đến đỉnh trời… lại có đến cả chục thứ nhân như thế, mặn, ngọt đủ cả.

Chả phải vô cớ mà bánh Trung thu lại phải làm rất ngọt. Phải làm cho thật ngọt để có thể bảo quản được ở nhiệt độ thường mà không cần đến chất bảo quản, khi bên trong nó là thịt mỡ, là mứt, là “thập cẩm” thứ mùi, thứ vị.

Phải làm thật ngọt để chỉ nhấm nháp từng chút, chút chút rất ít thôi. Có thế, mới cảm được mùi của những cánh rừng Tây Bắc thoang thoảng hương hồi quế, ngẫm thêm chút, lại thấy hương sen dịu dàng thanh tao và khi vẫn còn đang ngây ngất với hương sen thì lại bắt gặp ngay mùi thơm dân dã của vừng rang, đâu đó là mùi lá chanh thanh sạch…

Có ăn từng chút mới cảm nhận được miếng mứt bí giòn sần sật, những tiếng reo tí tách vui như Tết trong miệng của hạt dưa, cảm nhận vị béo của hạt điều, vị bùi của hạt sen, cái ngầy ngậy của miếng thịt mỡ. Thưởng thức một miếng bánh trung thu truyền thống, như đang được dùng tiệc ngọt với bánh, mứt, hạt khô và cũng như được ăn một mâm cỗ thịnh soạn với vị mằn mặn của lạp sườn, của tương đen, của thịt mỡ…

Mâm cỗ trông Trăng được mong chờ với bao trẻ nhỏ xưa. (Ảnh: BQL Phố cổ)

Mâm cỗ trông Trăng được mong chờ với bao trẻ nhỏ xưa. (Ảnh: BQL Phố cổ)

Để làm được một chiếc bánh Trung thu như thế cũng không đơn giản. Nước đường để trộn vỏ bánh phải đun trước ít nhất 1 tháng. Nhiều nguyên liệu phải chuẩn bị trước cả tuần. Như lạp sườn: phải hong nắng vài ngày mới đủ thời gian lên men. Thịt mỡ gáy, nạc vai thái hạt lựu, trộn với chút ngũ vị hương, chút gia vị, đường, nhồi vào đoạn lòng đã chuẩn bị sẵn, phơi nắng cho đến khi đỏ au… Một phần mỡ gáy nữa cũng đem thái hạt lựu, luộc vừa chín, xóc đường, hong gió, hong nắng vài ngày đến khi trong veo. Mứt bí, mứt hạt sen cũng mất cả ngày trời để luộc, để ngâm đường, tự tay sên… Hạt vừng đãi sạch bụi bẩn, phơi khô, rang vàng,… Lá chanh thái chỉ, hạt điều lột vỏ, cắt thành hạt lựu. Tỉ mẩn nhất là khâu ngồi cắt từng thứ thành những “hạt lựu” đều nhau, làm sao ở mức “vừa đủ tinh tế”, mà cũng không nhỏ quá dễ lẫn vị…

Đến khâu nướng bánh cũng là cả kỳ công. Bánh không được nướng một lần lửa như những loại bánh khác, mà phải trải qua đủ 3 lần qua lửa. Giữa mỗi lần nướng, lại quết trứng để bánh được bóng bẩy.

Thưởng thức một miếng bánh trung thu, chiêu thêm một ngụm chè, vị ngọt gắt giảm đi, chỉ còn dư vị ngọt hậu trong cuống họng, trong cái se se của trăng thu. Như bao năm rồi vẫn thế, những khoảng lặng của cuộc sống.

Chỉ tiếc, bọn trẻ con bây giờ hờ hững với bánh Trung thu. Nó chẳng như ngày xưa, cái thời bố mẹ toát mồ hôi mới được mua cặp bánh cứng như đá từ cửa hàng mậu dịch. Cặp bánh gói trong giấy nến tươm mỡ, để trên bàn thờ cúng các cụ, rồi lại bày xuống mâm cúng ông tiến sỹ, trong nỗi thèm khát đến… rớt nước bọt của trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Đọc thêm

Vinh danh võ cổ truyền Bình Định

Các võ sinh biểu diễn trong Lễ cúng tổ võ cổ truyền. (ảnh: H. Trường)
(PLVN) - “Ai về Bình Định mà coi. Con gái Bình Định cầm roi, đi quyền” - câu ca dao này bao đời nay vẫn luôn khiến người dân Bình Định tự hào về quê hương được mệnh danh là “miền đất võ”. Võ cổ truyền Bình Định đang được xây dựng hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Rộn ràng sắc màu truyền thống đón Tết Nguyên đán

Những món đồ trang trí đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống rất được người dân ưa chuộng. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Chỉ còn khoảng ba tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Năm 2025, xu hướng đón Tết cổ truyền hướng về những giá trị văn hóa truyền thống. Những sản phẩm dân gian mộc mạc, gần gũi đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Các địa điểm, hoạt động mang đậm văn hóa truyền thống cũng đang là ưu tiên của người dân.

Phố xưa, nghề cũ trên mảnh đất Kinh kỳ

Phố Hàng Mã xưa buôn bán đồ vàng mã dùng trong lễ cúng, đồ trang trí và đồ chơi dân gian làm từ giấy. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Nhắc đến Hà Nội, không ai không biết đến khu phố cổ - nơi được ví như “hồn cốt” của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Từ xưa đến nay, nơi đây là trung tâm buôn bán sầm uất với 36 phố phường, mỗi con phố gắn liền với một nghề thủ công truyền thống như Hàng Bạc, Hàng Đồng, Lò Rèn... Những tên gọi ấy không chỉ khơi gợi ký ức về một thời phồn hoa, mà còn tái hiện khung cảnh buôn bán và văn hóa đặc sắc của người Hà Nội xưa.

100.000 du khách đến với Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh

Các đại biểu bấm nút khai mạc liên hoan.
(PLVN) - Ngày 29/12, Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực” diễn ra ngày 26 - 29/12 tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long), thu hút hơn 100.000 du khách.

Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm

Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm
(PLVN) - Đền Chầu Đệ tứ tọa lạc tại xã Hà Ngọc (Hà Trung, Thanh Hóa) hấp dẫn du khách bởi nét kiến trúc độc đáo và tiếng hát văn sâu lắng, mênh mang bên dòng sông Lèn. Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, đền còn đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đây thật sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt vào những ngày đầu xuân, lễ hội.

Di sản ca trù trong công nghiệp văn hóa

Hoạt động hát ca trù tại đền Quan Đế (Hà Nội) thu hút du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Tất Sơn)

(PLVN) - Việc đưa ca trù thành một sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu du lịch trong bối cảnh công nghiệp văn hóa là cơ hội để bảo tồn, phát huy và quảng bá loại hình nghệ thuật này. Song, điều quan trọng là làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng đương đại, vừa giữ gìn được bản sắc truyền thống, giá trị cốt lõi.

Tôn vinh di sản của 'Y thánh Việt Nam'

Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có niên đại năm 1885, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021.
(PLVN) - Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhằm khẳng định cống hiến to lớn của đại danh y với ngành y học, văn học, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và thế giới, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam mới đây đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”.

Dù đi đâu, vẫn là giọng quê hương

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh minh hoạ Sở KHCN Nghệ An)
(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.

Tỏa sáng hồn quê điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Các tập thể, cá nhân được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có đóng góp xuất sắc trong bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm.
(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.

'Đánh thức' tiềm năng kinh tế sáng tạo từ các di sản

Di sản văn hóa đang dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.