Trẻ làng quê rộn ràng chuẩn bị Tết Trung thu

Các thôn, xóm đang gấp rút hoàn thành trại để tham gia hội thi.
Các thôn, xóm đang gấp rút hoàn thành trại để tham gia hội thi.
(PLVN) - Trẻ ở vùng nông thôn rạo rực, mong chờ Trung thu từ những ngày giữa tháng 7 âm lịch. "Tết trông trăng" với trẻ em các làng quê cũng lớn không kém ngày Tết cổ truyền, bởi các em sẽ được cùng nhau tham gia vào các hoạt động bổ ích, mang đậm nét truyền thống...

Háo hức chuẩn bị Tết Trung thu trước cả tháng

Hàng năm cứ mỗi dịp Trung thu, xã Sơn Hà (huyện Nho Quan, Ninh Bình) lại tổ chức chương trình Hội trại Trung thu với nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho thiếu niên, nhi đồng như: Thi cắm trại, thi duyệt nghi thức đội, thi múa hát...

Ngày Hội chính thức thường diễn ra vào 14/8 âm lịch, tuy nhiên năm nay chương trình diễn ra sớm hơn khoảng 1 tuần để đảm bảo thời tiết. Nhà văn hóa thôn Đồng Tâm 2 (xã Sơn Hà) ngập tràn không khí rộn ràng, náo nhiệt. Tiếng hát, tiếng nhạc hòa quyện những điệu múa uyển chuyển đã kéo không khí Trung thu về gần với thiếu niên, nhi đồng nơi đây.

Các thiếu niên, nhi đồng thôn Đồng Tâm 2 chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho ngày Tết Trung thu.

Các thiếu niên, nhi đồng thôn Đồng Tâm 2 chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho ngày Tết Trung thu.

Đều đặn mỗi ngày sau giờ ăn tối, trẻ em sẽ gọi nhau tới nhà văn hóa thôn để tập duyệt các tiết mục chuẩn bị cho cuộc thi sắp diễn ra. Từ những em nhỏ vừa bước vào lớp 1 đến học sinh cấp 2 đều háo hức tham gia vào các tiết mục duyệt nghi thức đội, múa hát.

Hoạt động làm trại Trung thu cũng được các thôn trong xã chú trọng. Các đoàn viên, thanh niên trong thôn lên ý tưởng đến thiết kế. Các vật liệu từ giấy, tre, lá cây... được tận dụng để tạo ra những khung trại vừa mang nét đẹp truyền thống vừa thể hiện tính sáng tạo về một mùa trăng cổ tích đầm ấm, yêu thương.

Hoạt động làm trại trung thu có sự tham gia của nhiều lứa tuổi từ thiếu niên, thanh niên đến người cao tuổi.
Hoạt động làm trại trung thu có sự tham gia của nhiều lứa tuổi từ thiếu niên, thanh niên đến người cao tuổi.

Chị Vũ Thị Thùy (Bí thư Chi đoàn thôn Đồng Tâm 2) cho biết: “Được dạy múa, dạy hát cho các em thiếu nhi tôi cảm thấy rất vui, như được sống lại tuổi thơ của mình. Các em tham gia các hoạt động đón Tết Trung thu cũng rất hào hứng, dù một số em tham gia nhiều lần nhưng không vì vậy mà nhiệt huyết giảm đi”.

Chị Thùy cho biết thêm, không khí Trung thu thực sự bùng nổ và nhộn nhịp từ chiều hôm trước đến hết sáng hôm sau của chương trình. Theo truyền thống, mô hình trại của các thôn sẽ được cắm tập trung tại khu vực hội trường để ban giám khảo chấm điểm và trao giải cũng như cho đông đảo người dân đến tham quan, chụp ảnh.

Trại được làm thủ công với các vật liệu từ tre, giấy,...
Trại được làm thủ công với các vật liệu từ tre, giấy,...

Thiếu nhi sẽ tham gia các công đoạn như chuẩn bị ảnh Bác Hồ, lá cờ, sách cặp, đồ dùng học tập hay mâm ngũ quả, đèn ông sao để bày biện trong trại thu của chi đoàn mình. Ngoài ra, hội thi văn nghệ diễn ra vào buổi tối với hàng chục tiết mục múa hát, nhảy dân vũ... hứa hẹn sẽ tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật ấn tượng, đầy màu sắc đối với khán giả.

Thiếu nhi tại làng Đồng Lệ đang chuẩn bị những tiết mục múa cho chương trình Đêm hội Trăng rằm.

Thiếu nhi tại làng Đồng Lệ đang chuẩn bị những tiết mục múa cho chương trình Đêm hội Trăng rằm.

Những ngày này, không khí chuẩn bị Trung Thu tại làng Đồng Lệ (xã Đồng Hợp, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cũng rộn ràng khắp các ngõ xóm. Thiếu nhi đến các thanh niên, trai tráng trong làng đều chung tay chuẩn bị những tiết mục đặc sắc cho chương trình Đêm hội Trăng Rằm diễn ra vào hai ngày 14/8 và 15/8 âm lịch.

Những chiếc đèn lồng, đèn ông sao làm thủ công sau bao ngày lên ý tưởng nay đã dần thành hình. Những điệu múa ngày đầu còn bỡ ngỡ, nay đã đều và dẻo... Tất cả chỉ còn chờ đến Tết trông trăng.

Đèn ông sao cỡ lớn cùng nhiều đồ trang trí cho đêm Trung Thu đã cơ bản hoàn thành.

Đèn ông sao cỡ lớn cùng nhiều đồ trang trí cho đêm Trung Thu đã cơ bản hoàn thành.

Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Chi đoàn thôn Đồng Lệ, cho biết, chương trình Đêm hội Trăng rằm của thôn với rất nhiều tiết mục đặc sắc diễn ra trong 2 ngày, được đông đảo người dân mong chờ. "Trước hôm diễn ra chương trình chính thức, đội múa lân sẽ đi đến từng ngõ xóm trong làng khuấy động không khí, đồng thời kêu gọi mọi người tham gia. Chương trình chính sẽ gồm nhiều hoạt động như rước đèn, các tiết mục văn nghệ, các trò chơi mini game. Ngoài ra, chương trình cũng sẽ tổ chức trao quà cho các em nhỏ có thành tích cao trong học tập và rèn luyện".

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

Sau hơn 1 tháng tất bật chuẩn bị, chương trình Hội trại Trung thu 2023 xã Sơn Hà đã diễn ra thành công tốt đẹp trong hai ngày 23 và 24/9 vừa qua.

Theo anh Đàm Văn Nghị - Bí thư Đoàn xã, thành viên Ban tổ chức Hội trại Trung thu, cùng với các hoạt động thường niên như thi cắm trại, thi duyệt nghi thức đội, thi múa hát..., chương trình Hội trại Trung thu năm nay còn diễn ra Giải bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng. Giải bóng không chỉ mang đến một không khí lễ hội mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm cho trẻ em. Việc tổ chức song song giải bóng đá và hội trại trung thu giúp tăng khả năng xã hội hóa và kéo dài những ngày vui, để đây thực sự là những ngày hội của tuổi thơ.

"Nhờ sự quan tâm của các cấp ngành, sự ủng hộ của nhân dân và sự đoàn kết của các đoàn viên thanh niên cùng các em thiếu niên, nhi đồng, trong hơn 1 tháng qua, chương trình Hội trại Trung thu năm 2023 của xã Sơn Hà đã diễn ra tưng bừng và thắng lợi, ghi dấu ấn đậm nét trong lòng nhân dân đúng như kế hoạch mà Đoàn xã đã xây dựng. Đã có hàng nghìn người đến với đêm liên hoan văn nghệ - một con số kỷ lục chưa từng có cho thấy hiệu quả của những đổi mới mà Đoàn xã đã quyết tâm thực hiện", anh Nghị thông tin.

Hội thi văn nghệ xã Sơn Hà thu hút hàng nghìn người đến xem.

Hội thi văn nghệ xã Sơn Hà thu hút hàng nghìn người đến xem.


Thiếu niên, nhi đồng chào đón Ban giám khảo chấm điểm hội trại.

Thiếu niên, nhi đồng chào đón Ban giám khảo chấm điểm hội trại.

Trao giải cho các chi đoàn tham gia Hội trại.

Trao giải cho các chi đoàn tham gia Hội trại.

Trải qua nhiều năm, dù kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng khấm khá, nhưng lễ hội Trung thu vẫn luôn được tổ chức hàng năm, thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành, trong đó có tổ chức đoàn thanh niên đối với các em nhỏ.

"Đây là một nét đẹp truyền thống của quê hương Sơn Hà. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng giữ gìn đồng thời mỗi năm sẽ đổi mới, sáng tạo hơn trong cách tổ chức, đan xen giữa truyền thống và hiện đại để đem đến cho trẻ em một sân chơi mới lạ, bổ ích và gắn kết", Bí thư Đoàn xã Sơn Hà khẳng định.

Không nhớ chương trình Đêm hội Trăng rằm có từ bao giờ, chỉ nhớ từ khi còn học cấp 1 Hương Giang đã được tham gia các hoạt động múa hát chuẩn bị cho Trung Thu. Theo Phó bí thư Chi đoàn thôn Đồng Lệ (Chương Mỹ), cô cảm thấy "rất tự hào khi được trực tiếp tham gia các hoạt động truyền thống, từ đó góp phần giữ gìn những nét văn hóa tốt đẹp của quê hương".

Sinh sống và làm việc tại Hà Nội đã gần 3 năm nhưng Trịnh Thị Lan (Nho Quan, Ninh Bình) vẫn giữ thói quen quê vào mỗi dịp Tết Trung thu để được hòa vào không khí vui tươi, rộn ràng của đêm trăng rằm.

“Không khí đón Trung thu ở quê là một kỷ niệm rất đẹp, rất đặc biệt, giúp tôi nhớ lại tuổi thơ của mình cũng từng được tham gia vào đội duyệt nghi thức, đội văn nghệ. Bao nhiêu năm trôi qua nhưng truyền thống của quê hương vẫn được giữ gìn khiến tôi rất vui và tự hào. Dù năm nào cũng theo dõi chương trình nhưng mỗi năm lại cho tôi một cảm xúc khác nhau. Năm nay chương trình thực sự bùng nổ với nhiều tiết mục, phần thi ấn tượng”, Hiền chia sẻ.

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.