Những bông hoa 'bất tử trên tuyến lửa' Truông Bồn

Mẹ Thởm gạt nước mắt nhớ lại những ngày tháng khốc liệt.
Mẹ Thởm gạt nước mắt nhớ lại những ngày tháng khốc liệt.
(PLO)- Gần nửa thế kỷ trôi qua, những nốt lặng của cuộc đời nhưng những phụ nữ trên tuyến lửa Truông Bồn năm ấy vẫn có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Nếu như ngày xưa họ là những chiến sỹ cầm súng, thì nay, họ là những “bông hoa” bất tử cho các thế hệ con cháu noi theo.  

Ngày 31/10/1968, một ngày trước khi hiệp định Paris được ký kết - đế quốc Mỹ ngừng ném bom toàn miền Bắc, 13 người con trai và con gái tuổi thanh xuân của Đại đội 317 - Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước đã mãi mãi ra đi do trận bom của đế quốc Mỹ ném xuống nơi trọng điểm chiến địa Truông Bồn (thuộc xã Mỹ Sơn - Huyện Đô Lương - Nghệ An).

Người duy nhất may mắn sống sót là Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2 Trần Thị Thông.

Là chị cả trong gia đình đông anh em ở huyện Yên Thành (Nghệ An), năm 1965 khi tròn 17 tuổi, Trần Thị Thông làm đơn gia nhập Thanh niên xung phong. Được kết nạp Đảng một năm sau đó, chị Thông nhận nhiệm vụ Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2 (hay còn gọi là Tiểu đội cảm tử; Tiểu đội thép) Đại đội 317, Đội 65, thuộc Tổng Thanh niên xung phong Nghệ An tham gia bảo vệ Truông Bồn.

Bà Trần Thị Thông may mắn sống sót nơi "tuyến lửa" Truông Bồn
Bà Trần Thị Thông may mắn sống sót nơi "tuyến lửa" Truông Bồn

Những năm 1960-1970, quốc lộ 1A qua cửa ngõ Quân khu 4 liên tục bị giặc Mỹ ném bom khiến việc vận chuyển quân lương, đạn dược cho chiến trường miền Nam bị hạn chế. Quốc lộ 15A với chiều dài khoảng 200 km nối với quốc lộ 1A ở tỉnh Thanh Hóa và đi qua Nghệ An được chọn làm tuyến đường thay thế.

Nhằm hủy diệt các nút giao thông quan trọng trên tuyến 15A, tháng 3/1967 Mỹ điều máy bay F8A, F4, F11 từ căn cứ quân sự Utapao (Thái Lan) và đảo Guam (Philippines) thực hiện hàng nghìn lượt ném bom. Truông Bồn - dãy đèo dốc dài khoảng 5 km ở huyện Đô Lương (Nghệ An) là điểm bị đánh phá ác liệt nhất bởi để vào miền Nam bắt buộc phải qua đây. Bởi vậy, Tiểu đội thép của bà Thông được xem là tuyến lửa.

Bà Thông nhớ lại: "Ban đêm, 12 cô gái và 2 chàng trai còn đứng làm cọc tiêu giơ khăn màu trắng hoặc xé bẹ cây chuối có màu trắng lát thành đường dẫn xe qua. Vui nhất là những lúc lấp xong hố bom, nhìn thấy các anh bộ đội lái xe chạy qua. Chị em còn ngân thêm vài câu hát để động viên chiến sĩ hành quân...”.

Tay gạt nước mắt, bà hồi tưởng, sáng 31/10/1968 định mệnh. Hôm đó, giặc Mỹ đã điều ba tốp máy bay, ném khoảng 200 quả bom các loại xuống dải đất chỉ rộng khoảng 50 m, dài 120 m ở Truông Bồn, bom xới tung mặt đất, vùi lấp Tiểu đội thanh niên xung phong.

Ngoài những quả bom đã nổ thì còn một lượng lớn bom nổ chậm, bom từ trường nằm rải rác khiến việc cứu hộ, tìm kiếm người bị chết và mất tích rất khó khăn.

Tiểu đội trưởng Thông chỉ kịp giơ khẩu súng lên trời ra hiệu cho đồng đội rồi nhảy vào cửa hầm gần đó, nơi có hai người đã nhảy xuống trước. Sau câu nói "giờ chịu nằm đây chứ chạy cũng không kịp nữa", lúc tỉnh dậy bà thấy mình nằm ở trạm xá. Chính nhờ một phần nòng súng nhô lên khỏi mặt đất, lực lượng cứu hộ mới phát hiện ra bà Thông. 13 đồng đội của bà đã hy sinh, có người chỉ tìm được vài mảnh thi thể. Họ mới mười bảy, đôi mươi, có người nhận được giấy báo đậu đại học, chỉ vài ngày nữa lên đường...

Luôn ghi nhớ những kỷ niệm cùng Đại đội 317, Đội 65, thuộc Tổng Thanh niên xung phong là Mẹ Thởm (97 tuổi) trú tại xóm 9, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương.

Mẹ tên thật là Trần Thị Phác – mặc dù những năm nay mắt mờ, tóc bạc, sức khỏe yếu, nhưng vẫn không quên chi tiết nào trong câu chuyện về những ngày tháng nuôi thanh niên xung phong (TNXP) ăn ở trong nhà. Đặc biệt là câu chuyện đẫm nước mắt với người con gái nuôi Nguyễn Thị Thông.

Hồi ấy, nhà mẹ ở gần nhà ăn của bộ đội, TNXP tham gia phục vụ tại tuyến lửa Truông Bồn. Sau khi phát hiện ra chị Thông nhờ nòng súng nhô lên khỏi mặt đất, đồng đội đưa chị về sân kho HTX Mỹ Thái (thuộc xóm 9 xã Mỹ Sơn ngày nay) trong tình trạng đầu tóc rũ rượi, áo quần bê bết bùn đất và máu, hơi thở rất yếu.

Người dân xóm 9 ra sức cứu chị bằng tất cả tình thương. Ông Nguyễn Tất Lữ - nguyên xóm trưởng xóm 9 xã Mỹ Sơn thời ấy - nhớ lại: “Nếu không có bà Thởm tận tình chăm sóc thì o Thông khó có ngày hôm nay. Chính bà Thởm đã giành giật sự sống cho o Thông từ tay tử thần”.

Bà Hồng, ông Lữ, ông Phác… vẫn còn nhớ rõ hình ảnh người phụ nữ nhỏ nhắn một nách sáu đứa con thơ vẫn tình nguyện chăm sóc cho cô TNXP Trần Thị Thông. Mẹ Thởm nhớ lại: “Hắn nằm ở nhà tui hai tháng. Tui coi hắn như con ruột của mình. Thấy hắn bị thương nặng, nhìn rất tội. Tui nghĩ sẽ không qua khỏi nên cố gắng chăm sóc thật tốt, được ngày mô hay ngày đó. Nhưng thật kỳ lạ, sức khỏe hắn dần hồi phục".

Cuộc sống thời chiến khốn khó trăm bề, một nách mẹ Thởm mấy đứa con vất vả nay lại chăm thêm chị Thông nhưng mẹ vẫn luôn cho đáo lo cho chị, từ thìa cháo, bát cơm đến giấc ngủ…Tiếp tục câu chuyện, mẹ Thởm nói đứt quãng: “Có bữa hắn sốt mê sảng gọi tên từng đồng đội, tui thấy không cam lòng rồi lật đật ra vườn mò tìm lá diếp cá vò nát cho hắn uống. Cũng có bữa, hắn đòi ngồi dậy hỏi tìm Hiên, Phúc, Tâm… Tui chỉ biết động viên, nói tránh rằng “Đồng đội đang làm nhiệm vụ, vì sợ hắn ngất nên không dám nói thật”. 

Với những hi sinh ấy, năm 2008, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể 14 chiến sĩ thanh niên xung phong Truông Bồn thuộc Đại đội 317. Năm 2015 tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Truông Bồn với tổng diện tích 21,7 ha, tổng mức đầu tư 365 tỷ đồng...Bởi trên mảnh đất Truông Bồn rực lửa, có những bông hoa bất tử với thời gian.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.