Nhiều trường Đại học xét tuyển nguyện vọng bổ sung

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Sau khi các trường Đại học công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển. Nhiều trường còn thiếu chỉ tiêu đã thông báo xét tuyển thêm bao gồm các thông tin: ngành xét tuyển, khối xét tuyển, điểm xét tuyển, chỉ tiêu xét tuyển.

Từ ngày 13/8: Các trường ĐH, CĐ xét tuyển bổ sung (các trường chủ động công bố lịch tuyển sinh bổ sung)

Thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy, đã có 170 trường tham gia xét tuyển bằng kết quả thi THPT tuyển được 100% chỉ tiêu trong đợt xét tuyển đầu tiên, chiếm 53%. Còn rất nhiều các trường Đại học, Cao đẳng còn thiếu chỉ tiêu trong đợt 1 tuyển sinh 2017.

Các trường Đại học xét tuyển bổ sung

Theo đó, Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Tài chính xét tuyển NVBS từ 16 điểm trở lên cho ba ngành gồm Ngôn ngữ Nhật, Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế theo kết quả thi THPT quốc gia 2017.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM xét tuyển bổ sung 60 chỉ tiêu bậc CĐ ngành Bảo dưỡng công nghiệp. Phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2017 (tổ hợp A00; A01). Điều kiện xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có trung bình cộng của các điểm trung bình năm học lớp 10, 11, 12 đạt từ 6,0 trở lên và đạt điểm sàn xét tuyển từ 14 điểm trở lên.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung 3 ngành Thú y, An toàn thông tin và Kinh doanh quốc tế  từ 15.5 điểm trở lên (Mức điểm thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1 là 0,5 điểm).  Đối với các ngành khác mức điểm nhận hồ sơ từ điểm trúng tuyển đợt 1 trở lên.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng,tuyển nguyện vọng bổ sung các ngành trình độ đại học có chương trình đào tạo 2 năm đầu tại cơ sở Nha Trang, Bảo Lộc, Cà Mau. Cơ sở Bảo Lộc điểm nhận hồ sơ xét tuyển các ngành Ngôn ngữ Anh, Quản trị Kinh doanh, Luật là 18,25; Ngành công nghệ Sinh học 17,5 và Kỹ thuật phần mềm là 17. Hai cơ sở ở Nha Trang và Cà mau nhận xét tuyển tất cả các ngành đều ở mức 17 điểm.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho tất cả các ngành như sau: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 21 điểm, Y học dự phòng 18 điểm, Việt Nam học và Kỹ thuật Ô tô 17.5 điểm, Quản trị kinh doanh 17 điểm, Dược học 16 điểm, tất cả các ngành còn lại đều nhận hồ sơ xét tuyển mức 15,5 điểm.

Trường Đại học Xây dựng Miền Tây tuyển bổ sung 285 chỉ tiêu các ngành Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Quản lý xây dựng - đô thị, Kỹ thuật công trình xây dựng... Điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển chung cho tất cả tổ hợp môn là 15,5. 

Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung cho các ngành Kinh tế, Kinh doanh thương mại, Tài chính ngân hàng, Kiểm toán, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp và một số ngành liên kết. Mức điểm nhận hồ sơ là 15,5 điểm.

Trường ĐH Nông lâm - ĐH Huế cũng nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung cho 18 ngành đại học gồm Khoa học đất, Kỹ thuật cơ - điện tử, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến lâm sản, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Khuyến nông, Chăn nuôi, Nông học, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Lâm nghiệp, Lâm nghiệp đô thị, Quản lý tài nguyên rừng, Nuôi trồng thuỷ sản, Bệnh học thuỷ sản, Quản lý nguồn lợi thuỷ sản, Quản lý đất đai là 15,5 điểm. Hai ngành CĐ là Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản chỉ yêu cầu tốt nghiệp THPT, có thi tổ hợp môn Toán - Lý - Hóa hoặc Toán - Hóa - Sinh.

Trường Đại học Bạc Liêu  tuyển bổ sung 195 chỉ tiêu đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi và Khoa học môi trường. Trường tuyển hai hình thức xét điểm thi THPT quốc gia (lấy mức sàn 15,5 điểm) và xét học bạ (18 điểm). 

Trường Đại học An Giang tuyển bổ sung 520 chỉ tiêu bậc đại học cho 24 ngành. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung bậc đại học từ 15,5 đến 21.

Trường Đại học Võ Trường Toản tuyển bổ sung 50 chỉ tiêu cho ngành Y đa khoa đại học chính quy với mức điểm nhận hồ sơ từ 18, điểm trung bình ba năm THPT của một trong các tổ hợp xét tuyển trên 7.

Trường Đại học Tây Nguyên tuyển bổ sung cho 16 ngành đại học với hơn 400 chỉ tiêu. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển cho tất cả các ngành 15,5 điểm.

Ngoài ra, một số trường khác cũng nhận hồ sơ xét tuyển như: Trường ĐH Hùng vương TP.HCM, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Kinh tế công nghiệp Long An, Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Phú Yên....

83% tổng chỉ tiêu đỗ trong đợt xét tuyển ĐH, CĐ đợt 1

Nhắc nhở các thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 vào các trường ĐH, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý thí sinh cần xác nhận nhập học trước 17h ngày 7/8/2017 bằng phương thức trực tuyến theo quy định của các trường. Những em đến trường nhập học chậm quá 15 ngày kể từ thời gian nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển bị coi như bỏ học nếu không có lý do chính đáng.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, trong số 322 trường xét tuyển dựa trên điểm thi trung học phổ thông quốc gia, kết thúc đợt một có 170 trường tuyển đủ chỉ tiêu, chiếm 53%. Còn 152 trường đại học, cao đẳng sư phạm vẫn đang thiếu chỉ tiêu tuyển sinh. Trong đó có 58 trường thiếu trên 50% chỉ tiêu, 30 trường thiếu trên 30% chỉ tiêu.

Hiện các trường ĐH đều đã công bố công khai chỉ tiêu, ngành học cần xét tuyển bổ sung, sau ngày 7/8 các trường mới chốt được chính xác số thí sinh sẽ theo học tại trường mình. Nếu chưa đủ chỉ tiêu, các trường sẽ tiếp tục công bố xét tuyển bổ sung. Vì thế, cơ hội cho các thí sinh sẽ vẫn còn tăng trong những ngày tới.

Quy định xét tuyển đợt 1 năm nay khác so với các năm trước, ở đợt này, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng vào các trường khác nhau, hoặc các ngành khác nhau trong cùng một trường. 

Nguyên tắc xét tuyển là bình đẳng, căn cứ trên điểm thi của thí sinh, và thí sinh chỉ được xét trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất. Trong trường hợp thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (khi các trường tiến hành xét tuyển), dữ liệu của thí sinh sẽ bị loại khỏi NV1.

Khi đó, trường thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 sẽ tiến hành xét tuyển dựa vào điểm thi. Nếu điểm của thí sinh đạt điểm chuẩn của nguyện vọng 2, thí sinh sẽ trúng tuyển. Không có quy định nào bắt buộc điểm nguyện vọng 2 phải cao hơn nguyện vọng 1. Điểm chuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng thí sinh đăng ký, điểm thi.

Do vậy, có thể điểm chuẩn mà trường thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 nhiều khi còn cao hơn cả trường nguyện vọng 1, nếu trường nguyện vọng 1 có nhiều thí sinh điểm cao đăng ký xét tuyển. Khi các trường xét tuyển bổ sung, quy chế quy định điểm xét tuyển không được thấp hơn điểm chuẩn đợt 1. 

Nếu không trúng tuyển ĐH ở nguyện vọng 1 thì từ ngày 13/8, thí sinh cần theo dõi kết quả các đợt xét tuyển bổ sung tại các trường đã đăng ký nguyện vọng. Lúc này, mỗi trường ĐH, CĐ sẽ chủ động công bố kế hoạch xét tuyển bổ sung riêng. Do đó, thí sinh có nguyện vọng xét tuyển bổ sung vào trường nào cần theo dõi kỹ chỉ tiêu cũng như điểm và thời gian xét tuyển bổ sung của trường đó.

Trước ngày 31/12/2017, các trường ĐH, CĐ sẽ báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2017 của trường mình. Năm nay, có 629.788 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ. Trong đó, với mức điểm sàn là 15,5 điểm, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga sẽ có 83% tổng chỉ tiêu đỗ trong đợt xét tuyển ĐH, CĐ đợt 1.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.