Nhiệm vụ chông gai chờ đợi tân thủ tướng Anh

Thủ tướng David Cameron nghẹn lời khi tuyên bố từ chức hôm 24/6, sau khi có kết quả trưng cầu dân ý.
Thủ tướng David Cameron nghẹn lời khi tuyên bố từ chức hôm 24/6, sau khi có kết quả trưng cầu dân ý.
(PLO) -Người kế nhiệm ông David Cameron sẽ phải đảm nhận những trọng trách như đàm phán với EU, bảo vệ nền kinh tế Anh và đoàn kết nội bộ đảng.

Người kế nhiệm ông David Cameron sẽ phải đối mặt với một chương trình nghị sự đầy thách thức. Đó phải là người dẫn dắt nước Anh vượt qua một trong những "cơn bão" chính trị nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, mà ưu tiên hàng đầu sẽ là nhiệm vụ đầy thách thức: Đạt được thỏa thuận về các điều khoản rút khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. 

Phe đòi Brexit mừng thắng lợi tại thủ đô Anh, ngày 24/06/2016
Phe đòi Brexit mừng thắng lợi tại thủ đô Anh, ngày 24/06/2016

Nước Anh sẽ vẫn muốn được tiếp cận thị trường chung phi thuế quan của EU, nhưng để làm được việc này, họ có thể bị buộc phải chấp nhận điều khoản cho phép người lao động được tự do đi lại. Theo điều khoản này, mọi công dân EU có quyền tới Anh tìm kiếm việc làm dù chưa nhận được lời mời nào và ngược lại.

9 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, hàng ngàn người dân Anh tuần hành thể hiện sự gắn bó với Liên Hiệp Châu Âu.
9 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, hàng ngàn người dân Anh tuần hành thể hiện sự gắn bó với Liên Hiệp Châu Âu.

Đây có thể trở thành trở ngại lớn, bởi chính mong muốn ngăn dòng người từ các nước EU khác tràn vào Anh là lý lẽ then chốt được đưa ra cho cuộc vận động Brexit. Sẽ không hề dễ dàng nếu chính phủ mới tại Anh muốn có được một thỏa thuận thương mại có lợi, đồng thời đưa ra được chính sách nhập cư có thể làm hài lòng những người ủng hộ "ly hôn" EU.

Bảo vệ kinh tế: Ngoài việc phải đạt được thỏa thuận có lợi với EU, một ưu tiên hàng đầu khác của người kế nhiệm ông Cameron là giữ cho kinh tế Anh không tụt dốc hoặc rơi vào suy thoái. Các thị trường tại Anh cùng đồng bảng đã chịu tổn thất nặng nề sau khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố, nhưng cũng có những dấu hiệu hồi phục.

Mối quan ngại lớn hơn ở thời điểm này là khoản nợ công của Anh, hiện đã vượt một nghìn tỷ bảng (1,3 nghìn tỷ USD), tương đương 90% GDP. Sau trưng cầu dân ý, các hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu như Standard & Poor's và Fitch Group đều đánh tụt Anh khỏi mức xếp hạng cao nhất, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang mất dần sự tin tưởng rằng chính phủ Anh có thể quản lý các khoản nợ của mình.

Thủ tướng mới sẽ phải thảo ra một kế hoạch ngăn các công ty không tháo chạy khỏi Anh, đặc biệt là London - nơi nhiều công ty đặt tổng hành dinh toàn cầu hoặc trụ sở chính của khu vực châu Âu. "Gã khổng lồ" viễn thông Vodafone cùng hãng máy bay giá rẻ easyJet đều cho biết họ đang phải tính đến việc tìm nơi đặt trụ sở mới.

Tương tự, một số nhà sản xuất ôtô cho biết họ sẽ cân nhắc việc chuyển nhà máy ra khỏi nước Anh, đúng thời điểm nước này đang chứng kiến sự hồi sinh của ngành ôtô khi đóng góp 12 tỷ bảng (gần 16 tỷ USD) cho nền kinh tế, và tạo ra 142.000 việc làm.

Nhiều thành phố tại EU nhanh chóng quảng bá rằng họ sẵn sàng mở cửa cho các doanh nghiệp để trở thành những trung tâm thay thế London. Niamh Bushnell, một quan chức thành phố Dublin ở Ireland, tin rằng Brexit là cơ hội để nước mình trở thành trung tâm công nghệ.

"Nhờ Brexit, chúng tôi có cơ hội mới thu hút các nhà đầu tư châu Âu và Nga hoặc các doanh nhân khởi nghiệp lần đầu tới mở văn phòng tại Dublin", bà Bushnell nhận định trong một thông cáo.

Nguy cơ mất Scotland: Trong khi cuộc trưng cầu dân ý của người Anh tạo ra mối lo ngại về sự tan rã của EU, cũng có những mối lo ngại rằng Brexit sẽ khiến nước Anh gặp rắc rối khi Scotland muốn tách khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK). Người dân Scotland nằm trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc ở lại EU, với 62% cử tri bỏ phiếu "ở lại".

Các nhà lãnh đạo tại Scotland đã tuyên bố rõ ràng rằng sẽ tính tới việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nữa về việc tách khỏi Vương quốc Anh, bởi họ cảm thấy người dân muốn được tiếp tục là công dân EU.

Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2014, 55% cử tri Scotland đã chọn không tuyên bố độc lập. Dù vậy, giờ đây, phe ủng hộ tuyên bố độc lập lại đang thắng thế, và tân thủ tướng Anh sắp tới có lẽ sẽ phải chấp nhận trao thêm quyền tự quyết cho Scotland, vốn đã được tự chủ trong rất nhiều vấn đề.

Sau cuộc trưng cầu dân ý, nhiều người Anh vẫn muốn đặt lại câu hỏi "Đi" hay "Ở".
Sau cuộc trưng cầu dân ý, nhiều người Anh vẫn muốn đặt lại câu hỏi "Đi" hay "Ở".

An ninh: Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, châu Âu cũng đang phải đối diện với nguy cơ khủng bố lớn nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Dù an ninh về cơ bản vẫn là vấn đề thuộc thẩm quyền mỗi quốc gia, các thành viên EU có thể cân nhắc lại việc chia sẻ thông tin một khi Anh rút khỏi khối này.

Thủ tướng mới của Anh sẽ phải đảm bảo rằng việc này sẽ không khiến nước mình đối diện với nguy cơ lớn hơn về khả năng bị tấn công khủng bố. Mức đe dọa khủng bố tại nước này đang ở mức "nghiêm trọng".

Đoàn kết nội bộ: Thách thức lớn nhất với tân thủ tướng Anh có lẽ là đoàn kết đảng Bảo thủ. Các cuộc đấu đá nội bộ chính là nguyên nhân dẫn tới việc ông Cameron phải tiến hành trưng cầu dân ý, một quyết định đã phản tác dụng một cách khó ngờ. Khi đảng Bảo thủ đã chia rẽ về vấn đề liệu có nên ở lại hay rời khỏi EU, nhiều khả năng họ cũng sẽ chia rẽ về các vấn đề then chốt khác, như thương mại hay người nhập cư.

Nói thêm về nguy cơ khác với nước Anh là tính thống nhất của vương quốc Anh bị đe dọa. Vấn đề ở lại hay ra khỏi EU đã chia vương quốc Anh thành hai phe đối lập giữa một bên là Scotland, Bắc Ailen, phía tây xứ Wales cộng với một vài thành phố lớn với những phần còn lại của vương quốc.

Nhất là tại Scotland, đông đảo người dân xứ này (62%) so với tỷ lệ 48% trên toàn thể vương quốc đã bỏ phiếu ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu. Kết quả là nữ thủ hiến xứ Scotland, ngay ngày hôm sau của cuộc trưng cầu dân ý, bà Nicola Sturgeon đã  gợi nhắc đến khả năng mở một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập để Scotland có thể ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu. 

Ngay sau khi có kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu, một cuộc thăm dò tại Scotland cho thấy cứ 10 người được hỏi có đến 6 người khẳng định thấy gần gũi với EU, mang nhiều bản sắc Liên Hiệp hơn là Anh quốc.

Không chỉ có nguy cơ mất Scotland, vương quốc Anh còn có thể phải đối mặt với việc thống nhất Ailen. Gần 56% trong số 1,2 triệu cử tri xứ Bắc Ailen đã chọn “ở lại” trong Liên Hiệp Châu Âu.

Sinn Fein, một chính đảng theo xu hướng chủ nghĩa dân tộc đã lên tiếng kêu gọi tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý cho một nước Ailen thống nhất. Câu hỏi đặt ra nếu như Bắc Ailen vẫn bị ở lại trong vương quốc Anh, thì hậu quả sẽ như thế nào? Trong bối cảnh này, Bắc Ailen sẽ có nguy cơ gặp những rủi ro gì?

Trước đó, vương quốc Anh phải trải qua đến hàng trăm năm binh biến, các cuộc chinh phục thăng trầm mới có được một hình dạng như ngày hôm nay: Vương quốc Thống nhất Anh và Bắc Ailen, tên chính thức của vương quốc Anh, quy tụ 4 xứ: Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ailen.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt phát biểu tại các Hội nghị.

Đưa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là trụ cột trong hợp tác ASEAN và các đối tác

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh cần phối hợp làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác hiện có, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cần là trụ cột và động lực đưa quan hệ phát triển thực chất, đẩy mạnh kết nối các nền kinh tế, tận dụng hiệu quả các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác.

Đọc thêm

Việt Nam nêu đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57

Các đại biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực với các đặc trưng bất ổn, bất định, bất trắc và bất an, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề xuất ASEAN cần có cách tiếp cận phù hợp tương ứng, bao gồm tầm nhìn chiến lược, đoàn kết vững vàng, vai trò trung tâm và hành động cụ thể nhằm ứng xử kịp thời, hiệu quả các thách thức đang nổi lên.

Tổng thống Joe Biden nêu lý do dừng tranh cử

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Kevin Dietsch / Getty Images.
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết việc từ bỏ chiến dịch tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên đảng Dân chủ là cách tốt nhất để đoàn kết nước Mỹ.

Uỷ ban Di sản thế giới đồng thuận đề xuất của Việt Nam về phát triển Hoàng Thành Thăng Long

Đoàn Việt Nam chụp ảnh cùng Chủ tịch Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế ICOMOS Teresa Patricio và Tổng Giám đốc ICOMOS Marie-Laure Lavenir.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ búa thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Tổng Thư ký ASEAN ngưỡng mộ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Thư ký ASEAN ngưỡng mộ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ, Nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư trước mất mát to lớn; bày tỏ ngưỡng mộ và trân trọng đối với cuộc đời, sự nghiệp, và những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hữu nghị, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Hoàn tất chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57

Các đại biểu dự họp.
(PLVN) - Ngày 23/7, tại thủ đô Vientiane của Lào đã diễn ra cuộc họp của các Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN để rà soát và hoàn tất mọi mặt công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam dự họp.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử

Tổng thống Mỹ Biden.
(PLVN) - Ngày 21/7, Tổng thống Joe Biden đã bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 2024, đồng thời ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên của đảng Dân chủ ra đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa là cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Lễ tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Hình ảnh tại buổi lễ.
(PLVN) - Vừa qua, tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam (Thủ đô Paris, Pháp), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức Lễ Tôn vinh tiếng Việt và khai trương Tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt tại Pháp.