Nguyễn Thông – Ông quan yêu nước, thương dân

Hình ảnh Nguyễn Thông
Hình ảnh Nguyễn Thông
(PLO) -Trong buổi nước nhà bị Tây xâm, vị quan họ Nguyễn một lòng đau đáu với vận nước, lòng dân. Không chịu bó gối ngồi yên, Nguyễn Thông đem hết tài sức của mình những mong “góp gió”. 

Yêu nước, thương dân

Vốn là người nặng tình với dân, với nước, nên tấm lòng của Nguyễn Thông luôn canh cánh với vận mệnh nước non. Đại Nam thực lục còn để lại cho chúng ta vài chứng cứ về những việc làm của ông chứng thực cho điều này.

Năm Mậu Thìn (1868) “Nguyên biện lý Hình bộ Nguyễn Thông dâng sớ xin sắc xuống cho các nha thuộc về thâm khắc lan man phiền phức, ủy khúc, dân thường khó biết được, thì liệt kê dâng trình, chờ cho sửa bỏ”.

Khi làm Biện lý Bộ Hình rồi Bố chánh đất Quảng Ngãi, Nguyễn Thông trong 3 năm “đã làm nhiều việc có lợi cho nông dân, nhất là công tác thủy lợi” (Trích Nhân vật chí tỉnh Vĩnh Long). Dẫu sau đó, ông phải chịu án oan lụy đến sức khỏe.  

Khi ở Bình Thuận, tháng 5 năm Đinh Sửu (1877), “Doanh điền sứ tỉnh Bình Thuận là Nguyễn Thông tâu bọn bọn người mộ nghĩa ở Nam Kỳ (hơn 50 người) tình nguyện đến các xứ Đồng Mỹ để ở đấy khai khẩn, vua y cho, nhưng sắc cho Nguyễn Thông hiểu thị cấm trấp để cho biết cất giấu”.

Đến năm Tân Tỵ (1881), vẫn ở Bình Thuận ông xin chiêu mộ dân khai khẩn, miễn sưu thuế cho họ trong 5 năm đầu. Lúc ấy, ông đương bị ốm nhưng “lại xin cố gượng ốm đi lại khuyên bảo”. Xét đề nghị thiết thực và cảm tấm lòng của ông, vua Tự Đức “cho Thông sung chức Doanh điền phó sứ (cấp cho ấn để dùng)”. 

Không chỉ nghĩ đến việc khẩn hoang, đối với việc thương mãi lúc bấy giờ, nghĩ đến hiện tình giao thương, Nguyễn Thông cũng có những đề nghị cấp thiết lên triều đình. Đó là vào tháng 7 nhuận năm Tân Tỵ (1881), dù là Điển nông phó sứ, nhưng Nguyễn Thông đã có sớ tâu lên vua về việc thông thương “khách buôn nước Thanh đem tiền đồng kiểu lạ đến chứa ở phố Gia Định, mà dân tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa thông thương với nhau, những người buôn gian giảo mua tiền ấy chở về đổi lấy tiền kẽm bạc đồng, sự tệ hại rất nhiều. Xin cho tiền ấy cứ 2 đồng ăn 1 đồng tiền của ta, khiến cho người buôn bán không còn lợi được”. Tuy nhiên, đề nghị này không được vua nghe theo. 

Trước tác đồ sộ

Khi làm việc ở nội các, như Đại Nam liệt truyện ghi, ông “dự việc biên soạn sách “Nhân sự kim giám”. Sách chép xong, được thăng thưởng hàm trước tác”. Bên cạnh đó, Ngọc Sơn thọ doanh chí cho biết, ông còn viết Hiếu kinh, Đệ tử chức, Nữ giới. Nhưng ba quyển này bị thất lạc vẫn chưa tìm được nội dung. 

Trong thời gian làm quan, Nguyễn Thông có nhiều tấu sớ dâng lên vua điều trần về việc nội trị, về việc trồng cây, về ban cấp sách vở… được tập hợp thành Kỳ Xuyên công độc. 

Về thơ, Nguyễn Thông có rất nhiều sáng tác được in trong Độn Am thi tập (cũng có thể là Đạm Trai thi thảo theo sưu tầm của Nguyễn Tư Giản dân lên vua Tự Đức). Tập thơ Kỳ Xuyên thi sao của ông hiện mất mát quá nhiều, chỉ còn bài tựa và dăm bài thơ như “Tiến tửu ca”, “Long Châu vãn phiếm”, “Giao hành”… Tập Ngọa du sào tập (thi tập) với 106 bài thơ sắp xếp theo thứ tự thời gian sáng tác. 

Về văn, đó là Độn Am văn tập với nhiều bài viết về tiểu sử, công nghiệp một số danh sĩ cùng thời với tác giả như “Lãnh binh Trương Định truyện”, “Hồ Huân Nghiệp truyện”, “Tặng Phụng thành đại phu Phan Văn Đạt truyện”… Không chỉ thế, ông còn có tập Kỳ Xuyên văn sao tập hợp những bài văn của ông, được dự đoán là in trước Kỳ Xuyên thi sao trong khoảng thời gian 1873-1876. Tập Ngọa du sào văn tập gồm 32 bài văn. 

Di tích Mộ Nguyễn Thông trên đất Bình Thuận
Di tích Mộ Nguyễn Thông  trên đất Bình Thuận

Nhìn về sự nghiệp trước tác của ông, rõ là ta thấy rất dày dặn, lại bao quát cả văn, thơ cũng như thể hiện tâm hồn, xúc cảm của một ông quan văn nhân, thi nhân nặng lòng với vận mệnh nước non. Về tinh thần thơ văn của ông, được Những danh sĩ miền Nam ghi:

“Riêng về thơ ca, tác phẩm của ông rất giàu tính thời sự, tính chiến đấu, chan chứa lòng yêu nước, yêu quê hương và tinh thần quyết tâm chống giặc của một con người cả đời hi sinh, phấn đấu vì nước, vì dân”.

Sách này cũng nhận định “Có thể nói trong các nhà văn, nhà thơ yêu nước miền Nam thời cận đại, Nguyễn Thông là một trong những tác giả để lại nhiều tác phẩm nhất. Những tác phẩm văn học tiêu biểu của ông gồm có: Ngọa du sào thi văn tập, Độn Am văn tập, Kỳ Xuyên văn sao, Kỳ Xuyên công độc, Việt sử thông giám khảo lược, Nhân sự kiện giám, Dưỡng chính lục, v. v…”. Thực ra trong số này, Việt sử thông giám khảo lược là tác phẩm bổ chính về sử học chứ không phải văn học. 

Những mong đuổi bọn Tây xâm

Lúc đương làm quan, Nguyễn Thông thấy rõ mối lợi của đất Tây Nguyên, với cái nhìn thức thời, ông đã “dâng sớ và được chuẩn y việc khai khẩn vùng Tây Nguyên từ biên giới Campuchia đến Quảng Trị, thu nạp dân Nam Kỳ ra” (trích Nhân vật chí tỉnh Vĩnh Long).

Tiếc thay, ý định của ông dù được nhà Nguyễn đồng ý, nhưng Pháp thì phản đối nên việc này phải dừng. Như ta đã biết, sau này người Pháp đã xây dựng nên Đà Lạt không lâu giữa đất cao nguyên Lang Biang này.

Không chỉ tỏ lòng yêu nước bằng ngòi bút, ông còn thể hiện rõ bằng hành động. Việc đó còn bằng chứng khi quân Pháp đánh Gia Định năm Kỷ Mùi (1859), Nguyễn Thông đã xin tòng quân, được Thống đốc Tôn Thất Hạp giao cho coi việc quân cơ.

 Sau này, Việt Nam danh nhân từ điển cho biết: “Có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, tại miệt Gò Công, ông hợp tác với tướng Trương Công Định sách động một phong trào chống Pháp rộng lớn”. Còn Giai thoại làng Nho thì ghi “Tuy giữ chức quan nhưng vẫn ngấm ngầm tụ họp đồng chí chống kẻ xâm lăng”.

Khi thành Vĩnh Long rơi vào tay thực dân Pháp, ông đang làm Đốc học, đã xúc cảm mà làm nên bài Cảm hoài, có câu:

Bến Nghé gây nên cuộc chiến trường,

Làng say mấy lúc lại qua thường.

… Chỉ lưa ca khúc người Yên Triệu,

Lửa nóng sôi lòng, tóc nhuộm sương. 

Với lợi thế của người xuất khẩu thành thi, từng nhiều phen Nguyễn Thông dùng thơ văn mà bày tỏ lòng mình. Như khi triều Nguyễn ký Hòa ước Giáp Tuất (1874), theo Ca Văn Thỉnh và Bảo Định Giang ghi lại “Nhận thấy vua quan ngồi yên, chỉ chú trọng đến mối lợi trước mắt, thừa lúc giảng dạy ở Quốc Tử Giám, ông soạn bài văn nghĩa dựa vào câu chuyện Mạnh Tử ra mắt vua Huệ Vương nước Lương mà bày tỏ ý kiến của mình đối với việc nước”. 

Khi những người đồng chí xả thân vì nước hi sinh, hoặc ca ngợi tấm gương anh dũng của họ, ông lại dùng ngòi bút mà ghi thành truyện, chép thành thơ những mong truyền lại cho hậu thế gương sáng mà noi theo. Từ đó những “Hồ Huân Nghiệp truyện”, “Lãnh binh Trương Định truyện”… lần lượt ra đời. 

Trước khi mất, văn nhân họ Nguyễn ấy vẫn một lòng là kẻ thanh bạch, ghi lại cho cháu con bản Kỳ Xuyên lão nhân di chúc với ba điều dặn dò kỹ lưỡng về việc hậu sự, thờ cúng. Trong đó, điều thú vị đáng lưu tâm là “Tiên nho nói: Đồ thờ và sách vở là vật đời xưa dùng để dạy bảo. Vậy thì đồ thờ và sách vở là vật gia bảo, không thể cho người khác mượn.

Gặp hai kỳ tế xuân thu thì theo cổ lễ, bày ra hai bên trên bàn thờ, tế xong thì cất đi giữ gìn kỹ lưỡng”. Trước khi mất, ông còn dặn dò con cháu cái nếp gia phong, quý lắm thay, hiếm lắm thay. Dẫu “lá rụng về cội”, nhưng hậu thế mãi nhớ về ông.../. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.