Nguy cơ lây lan dịch bệnh từ khu vực nhiều khu công nghiệp, nhà trọ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Theo Bộ Y tế, tính tích lũy 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay - chân  -miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 06 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9%.  

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP Hồ Chí Minh cho biết, dịch tay - chân  -miệng năm nay có xu hướng tăng cao các ca nhiễm, số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam (chiếm 77,6%), nhất là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP HCM. Các tuýp virus chủ yếu là EV71 chiếm 21%, các EV khác là 20%, Coxsackie A10 là 6%, Coxsackie A6 là 3%, virus đường ruột khác là 4%.

EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của virus gây bệnh tay - chân  - miệng ở Việt Nam. Việc giám sát dịch bệnh ngày càng hiệu quả. Trong 18 nghìn ca bệnh ghi nhận tại phía Nam có 6.000 ca phải nhập viện, 12 nghìn ca ngoại trú. Các ca mắc biểu hiện bệnh nặng trong tháng 9/2018 là cao hơn cùng kỳ năm trước, nhưng tỉ lệ tử vong giảm đi rất nhiều.

Điểm đáng lưu ý, dịch bệnh năm nay có chiều hướng phát sinh ở các khu vực các khu công nghiệp, nơi có số lượng công nhân lao động, người nhập cư, đối tượng vãng lai,... Bởi đó là những khu vực điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường, nước thải, nước sạch vô cùng kém là điều kiện lý tưởng phát sinh dịch bệnh. Đặc biệt, có đến 90% người nhập cư, công nhân chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, các dịch bệnh đến thời điểm này không diễn biến bất thường mà đều được dự báo: vào tháng 9, 10, 11, dịch tay - chân  - miệng sẽ tăng khi vào mùa tựu trường; sởi sẽ gia tăng vào mùa xuân và có thể bùng phát; sốt xuất huyết thì tăng theo chu kỳ. 

Bộ Y tế đã có chỉ đạo tiêm chiến dịch sởi trong tháng 12 và quý I năm 2019. Mục tiêu làm sao tuyên truyền để những trẻ trước chưa được tiêm, chưa từng tiêm giờ phải đi tiêm phòng. Nếu làm không tốt, số trẻ này vẫn sót lại, nguy cơ dịch sởi xảy ra vẫn rất lớn.  

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, để giải quyết dịch bệnh không chỉ có ngành Y tế mà còn là nhân dân, giáo dục, truyền thông, đặc biệt chính quyền vào cuộc. Chỉ có chính quyền mới giải quyết vấn đề vệ sinh, kinh phí, giám sát chống dịch. 

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.