Mùa lạnh nên ăn nhiều thực phẩm màu đen

Ảnh minh họa từ Internet.
Ảnh minh họa từ Internet.
Theo Đông y, màu đen là một trong 5 loại màu cơ bản của Ngũ hành. Màu đen thuộc hành thủy, đi vào thận tạng, ứng với mùa Đông.

Theo Đông y, màu đen là một trong 5 loại màu cơ bản của Ngũ hành. Màu đen thuộc hành thủy, đi vào thận tạng, ứng với mùa Đông. Thận là gốc rễ của nhân thể, chứa chân âm và chân dương, chỉ thích hợp với tích trữ mà không phát tiết. Thực phẩm màu đen vào thận, có tác dụng bồi bổ thận âm và thận dương.

Thực phẩm màu đen rất phong phú, như gạo tẻ đen, gạo nếp đen, đậu đen, vừng đen, ngô đen, cao lương đen, mộc nhĩ đen... Các chế phẩm làm từ các nguyên liệu này cũng hết sức đa dạng đa dạng. Như trân châu đen (chế từ đậu đen), cháo ngô đen, rượu cao lương đen, miến gạo đen, nước giải khát gạo đen, cơm bát bảo gạo đen...

Gạo đen là một trong những lương thực quý, có chứa tới 17 axit amin và rất nhiều các khoáng chất như Fe, Ca, P, vitamin B1, B2, B6... Ăn nhiều gạo đen có tác dụng khai vị ích trung, kiện tỳ ấm gan, sáng mắt hoạt huyết, hoạt sắc bổ tinh, dùng để chữa chứng bệnh bạc tóc sớm, bổ dưỡng cơ thể cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh con.

Gà xương đen là giống gia cầm quý, có tác dụng bổ gan thận, dưỡng khí huyết, trừ hư nhiệt... Chủ trị tất cả các chứng hư tổn như đau lưng mỏi gối, tiêu khát (đái đường), kiết lị mạn tính, váng đầu hoa mắt, thở dốc mệt mỏi... Chế phẩm Đông y nổi tiếng “Ô kê bạch phượng hoàn” lấy gà xương đen làm nguyên liệu chủ yếu, phối hợp với các vị thuốc Đông y khác, dùng để chữa các bệnh phụ khoa, viêm gan mạn tính, đái tháo đường, viêm khớp, bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu. Gà xương đen có chứa 17 loại axit amin, giúp cơ thể tăng sức chịu đựng nóng, lạnh, chống mệt mỏi, nâng cao khả năng miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa.

Mộc nhĩ đen có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chống ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng máu đông dẫn đến tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ cứng động mạch. Ngoài ra còn có tác dụng nhuận phế, làm sạch ruột và dạ dày, bổ âm ích vị, cải thiện vi tuần hoàn, giải độc, phòng chống ung thư và viêm hạch lympho.

Nấm hương vỏ ngoài đen bóng vì chứa nhiều axit, có tác dụng hoà tan cholesterol, làm giảm mỡ máu. Vì có chứa rất nhiều vitamin D nên ăn nhiều nấm hương có thể phòng chống bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người già. Ngoài ra, ăn nhiều nấm hương còn có công dụng phòng chống ung thư, cảm cúm và các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên.

Vừng đen có công dụng làm đẹp da, đen tóc, bổ não, bổ can thận, nhiều sữa, chống bạc tóc và kéo dài tuổi thọ. Đậu đen rất giàu albumin thực vật, dịch nhầy, axid amin không no, vitamin A, B1, B2, E, PP và rất nhiều canxi. Loại đậu này có tác dụng làm giảm cholesterol, làm mềm huyết quản, phòng chống tiểu đường, loãng xương, béo phì, làm đẹp da và kéo dài tuổi thọ. Táo đen chứa nhiều vitamin C, sắt, canxi, có công dụng bổ huyết dưỡng khí, làm đẹp da, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và kéo dài tuổi thọ.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.