Người Việt Nam tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi

Nghệ nhân Phan Thị Thuận
Nghệ nhân Phan Thị Thuận
(PLVN) - Đó là cụm từ mà hãng thông tấn lớn thứ ba thế giới AFP đã sử dụng trong video lý giải về sự thành công nổi bật của lụa sen Việt Nam, phát ngày 27/8/2020. Với thời lượng 1 phút 30 giây, nội dung video được xây dựng thông qua cuộc phỏng vấn với nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, người đầu tiên thành công trong kỹ thuật làm loại lụa này tại Việt Nam.

Theo bản tin của hãng thông tấn AFP thì, lụa sen là loại lụa độc đáo trên thế giới, những sợi tơ được lấy từ trong cuống của mỗi lá sen được kéo ra, se lại và dệt. Đó là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và bàn tay khéo léo. Hiện nay, ở Việt Nam, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (làng nghề dệt lụa Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) nghiên cứu và sản xuất thành công lụa tơ sen. Những chiếc khăn làm từ loại này vẫn không đủ hàng để bán ra thị trường.

Theo nghệ nhân Thuận, một người dệt một chiếc khăn bằng lụa tơ sen phải mất một tháng để hoàn thiện. Vì quy trình làm khăn hoàn toàn làm thủ công nên mất khá nhiều thời gian. Từ việc cắt sen, lấy tơ đến khi dệt lụa, tất cả công đoạn làm khăn lụa tơ sen đều thủ công. Nghệ nhân Thuận cho biết cuống lá sen sau khi hái về sẽ được cắt thành những đoạn ngắn rồi kéo các sợi tơ, miết qua một tấm bảng tẩm nước, kéo dài và bện lại với nhau. 

“Cách đây 3 năm, bà Phan Thị Thuận đã phát hiện ra cơ hội biến các cuống sen thành vải dệt. Sau nhiều nỗ lực, sản phẩm lụa từ tơ sen đầu tiên của bà Thuận đã ra đời. Bà trở thành người Việt Nam tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi” - AFP thông tin.

Dạy tằm dệt lụa, bắt sen nhả tơ

Việt Nam là đất nước có nhiều dòng sông với những cánh đồng bãi bồi rộng lớn, thích hợp cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Sinh ra và lớn lên ở quê làng Phùng Xá huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong cái nôi làm nghề nghề trồng dâu nuôi tằm, canh cửi và là đời thứ ba trong gia đình truyền thống theo nghề, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã sớm đắm chìm trong tình yêu dâu tằm như thế. 

Không chỉ chuyên tâm gìn giữ dệt lụa theo phương pháp truyền thống, trong quá trình nuôi tằm, qua quan sát và theo kinh nghiệm làm nghề lâu năm, bà Phan Thị Thuận đã tìm ra phương án dệt lụa mới bằng cách biến con tằm thành… “những người thợ dệt”. Bà Thuận tự nhủ, bản thân con tằm đã tự đan cho mình chiếc kén đẹp hoàn hảo thì tại sao lại không khiến chúng tự dệt nên những tấm chăn.

Nghĩ là làm, ngày đêm bà Thuận mày mò bên những nong tằm, “huấn luyện”, điều khiển tằm dệt lụa. Bước đầu thử nghiệm, bà Thuận không làm tổ cho tằm mà để chúng nhả tơ một cách tự nhiên. Vài chục con tằm do không có nơi bấu víu nên không thể cuộn tròn lại để cuốn kén mà cứ bò lung tung theo bản năng. Bà Thuận lại phải bắt vào, sắp xếp chúng thành hàng lối. 

Ngày đêm bà Thuận quên ăn, quên ngủ trong coi, quan sát, những “thợ dệt tặm” rút rụt, nhả tơ. Một năm với lứa tằm thử nghiệm, rồi những tấm vải, tấm chăn do tằm tự dệt đầu tiên cũng đã hoàn thành. Bà Thuận đưa vào nồi đun nấu, tấm chăn bung nở bông mịn, ấm áp đến lạ thường. Bà Thuận ôm tấm chăn của những “thợ dệt” tằm vào lòng, trào dâng hạnh phúc đến nghẹn ngào. Bởi từ đó, con tằm ngóc đầu tự rút ruột nhả tơ trên một mặt phẳng theo sự sắp đặt – phương pháp dệt mền bông mới do nghệ nhân Phan Thị Thuận tìm ra đã ra đời.

“Tôi đã làm được sản phẩm tơ tằm từ việc dùng con tằm là những người thợ dệt. Tôi tin nghề có thể tồn tại được mãi mãi, vì thế quyết định tìm lối đi mới cho nghề. Tôi nghĩ làm sản phẩm do con tằm tự dệt là hướng đi rất tốt cho tơ tằm”, bà Thuận nói.

Năm 2012, bà Thuận chính thức trình làng sản phẩm và phương pháp lần đầu tiên có trong lịch sử loài người: chăn tơ do tằm tự dệt. Từ sản phẩm này, bà đã cho ra đời nhiều tấm mền, chăn, các loại gối chất lượng cao.

Sản phẩm của nghệ nhân Phan Thị Thuận được người tiêu dùng đón chào nồng nhiệt. Đặc biệt, sản phẩm chăn bông, vải lụa tơ tằm của bà Thuận đã có mặt ở khắp thị trường trong và ngoài nước. Cơ sở sản xuất của gia đình bà xuất khẩu sang những thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Đức, Bỉ, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và đều được khách hàng ưa thích đặt hàng liên tục.

Bên cạnh tấm lòng đau đáu với sự nghiệp canh cửi, tằm tơ, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn được biết đến là con người “nặng lòng với sợi tơ sen”. Từ những ngày đầu năm 2017, bà đã bắt tay vào nghiên cứu sản phẩm lụa tơ sen.

Đối với người nghệ nhân, công đoạn tạo nên tơ sen rất khó khăn, phải làm sao kéo được sơi tơ sen trong cuống sen một cách cẩn thận, nhẹ nhàng để tơ không bị đứt, dùng tay cuộn nhiều sợi tơ sen trên mặt bàn ướt đến khi sợi tơ đủ dày. Mọi công đoạn từ lựa chọn cuống sen, rút sợi tơ đến việc dệt tơ sen thành tấm lụa đều phải rất kỳ công, đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lượng và sự nhẫn nại của người làm.

Đến hết năm 2017, bà đã nghiên cứu thành công tơ sen và dệt được tơ sen vào tơ tằm. Cũng trong năm đó, tơ sen được Nhà nước cho phép đưa vào đề tài nghiên cứu cấp quốc gia do GS.TS Nguyễn Duy Chuyên làm chủ nhiệm. Nhận thấy được khả năng phát của tơ sen, nghệ nhân Phan Thị Thuận đồng ý là người cùng thực hiện đề tài và hy vọng vào sự thành công của tơ sen.

Năm 2019, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã hoàn toàn làm được chỉ thêu từ tơ sen, từ tơ sen đó đã thêu vào áo thành bông hoa sen hoặc thêu khăn quàng cổ. Đây là bước ngoặt mới cho ngành dệt lụa tại nước ta bởi lần đầu tiên đã có người nghiên cứu tìm ra được sản phẩm lụa được dệt từ những sợi tơ sen được trồng trên đất nước Việt, tìm ra con đường mới bên cạnh lụa tơ tằm vốn có xưa nay. Ngay từ khi ra đời, lụa tơ sen đã tạo được tiếng vang trên khắp cả nước, được các quan chức cấp cao nhà nước sử dụng làm quà tặng trong các chuyến đi công tác trong nước và nước ngoài. 

Nghệ nhân Phan Thị Thuận (người thứ hai từ trái sang, hàng đầu) nhận Giải thưởng PNVN 2020.
 Nghệ nhân Phan Thị Thuận (người thứ hai từ trái sang, hàng đầu) nhận Giải thưởng PNVN 2020.

Không ngừng sáng tạo, cống hiến

Năm 2020, khi Trung ương Hội LHPN Việt Nam mở lớp tập huấn đào tạo kỹ năng kinh doanh dành cho các đơn vị, cá nhân tham gia cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp lần thứ 3, các học viên ở khu vực phía Bắc tham gia lớp này không thể quên người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần nhưng vẫn truyền cảm hứng thật mạnh mẽ.

Trong công xưởng rộng khoảng 500m2, bà Phan Thị Thuận vẫn thoăn thoắt đưa thoi dệt vải, và khi kể về quá trình vất vả nghiên cứu tạo ra tơ sen, ai cũng có thể thấy niềm say mê ánh lên trong đôi mắt. Bởi với bà, hạnh phúc là được sáng tạo lên những sản phẩm hữu ích cho đời.

Không dừng lại ở những sản phẩm vải dệt từ tơ lụa, tơ sen, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn ứng dụng những sản phẩm đó vào chăm sóc da, giúp chị em làm đẹp. Trong quá trình sản xuất và tìm hiểu, tham khảo thêm từ nhiều quốc gia trên thế giới, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã biết đến công dụng dưỡng da của tơ tằm tự nhiên. Xuất phát từ phương pháp cho tằm tự dệt, mặt nạ tơ tằm hoàn toàn do con tằm tự dệt.

Điều đặc biệt ở đây là sản phẩm chưa qua xử lý nên vẫn giữ được 100% tinh chất từ tằm dâu và không có thành phần mỹ phẩm nào khác. Chính tinh chất do con tằm dâu tiết ra là loại dưỡng chất 100% tự nhiên, không giống như các loại thành phần dưỡng chất được tạo nên từ các thành phần hóa học nhân tạo khác. Với sản phẩm mặt nạ tơ tằm của nghệ nhân Phan Thị Thuận, tất cả những thành phần protein tự nhiên trong tơ tằm đều được giữ nguyên vẹn trong mặt nạ.

Bên cạnh tâm huyết với nghề, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa tại địa phương và làm tốt công tác từ thiện nhân đạo. Bà đã trực tiếp truyền dạy nghề cho hàng nghìn lao động địa phương và một số tỉnh lân cận, tạo việc làm ổn định cho hơn 20 thợ. Đặc biệt là những đứa trẻ ở Phùng Xá, bà Phan Thị Thuận vừa là nghệ nhân, lại vừa là người thầy hướng dẫn cho các em tiếp nối nghề truyền thống của vùng quê mình…

Ghi nhận những đóng góp tích cực của bà trong công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của dân tộc, năm 2016, bà Phan Thị Thuận đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Ngoài ra, bà cũng nhận được nhiều giải thưởng cho sản phẩm tại các cuộc thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Năm 2017 Hội LHPN VN tặng Bằng chứng nhận Giải thưởng 100 phụ nữ Việt Nam tự tin tiến bước… 

Và mới đây nhất, ngày 18/10/2020, tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, bà Phan Thị Thuận đã là một trong 10 cá nhân được trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2020 tôn vinh những đại diện tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ, hàng trăm nghìn tập thể nữ tận tụy lao động, sản xuất, học tập, nghiên cứu, sáng tạo đã và đang ngày đêm đóng góp tích cực cho sự phát triển đi lên của xã hội.

Đọc thêm

Trình diễn ấn tượng, ô tô bay của Xpeng nhận hơn 2.000 đơn đặt hàng

Ô tô bay của Xpeng nhận hơn 2.000 đơn đặt hàng sau màn trình diễn ấn tượng (Ảnh: Car New China)
(PLVN) - Chiếc ô tô bay "Land Aircraft Carrier" của Xpeng, có giá 280.000 USD, đã thu hút sự chú ý lớn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải với khả năng bay tự động và thiết kế module độc đáo. Hơn 2.000 đơn đặt hàng đã được ghi nhận, cho thấy tiềm năng to lớn của phương tiện di chuyển tương lai này.

Viettel triển khai thương mại mạng 5G Open RAN

Toàn cảnh sự kiện 5G ORAN Vietnam Connect 2024
(PLVN) - Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế...

Chàng trai Hòa Bình và hành trình nâng tầm nông sản Việt

Sản phẩm chuối Viba được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
(PLVN) - Nhận thấy mẹ thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam rất nhiều loại nông sản, trái cây đặc sản có những vị thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ theo mùa vụ, rất dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, Trần Đức Thuận và anh trai đã cùng nhau nghiên cứu tìm hướng đi mới cho nông sản Việt, giúp người nông dân bảo đảm sản xuất bền vững.

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm
(PLVN) - Chiều nay ngày 11/11 giá vàng trong nước tiếp tục giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Giá vàng giảm từ 100.000đ - 300.000đ ở chiều mua vào và 200.000 đồng - 400.000 đồng ở chiều bán ra.

Sách lậu, sách vi phạm bản quyền lộng hành - Do thị trường thiếu ý thức?

Sách lậu có kích cỡ thô hơn, màu nhòe hơn, phần ruột không có màu và căn lề lệch hơn so với sách chính thống.
(PLVN) - Sự phát triển của văn hóa đọc và tương lai của ngành xuất bản sách nước ta đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng khi tình trạng sách lậu và sách vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Các nhà xuất bản, tác giả và độc giả đều chịu ảnh hưởng khi những nỗ lực phát triển thị trường sách chính thống bị sách lậu làm suy yếu, kéo theo hệ lụy về kinh tế lẫn văn hóa.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên 'hồi sinh' đón Tết Nguyên đán

Tại làng nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) những ngày này nhiều hộ gia đình trồng đào ở đây đang tất bật hồi sinh những vườn đào sau bão. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
(PLVN) - Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) là hai biểu tượng đặc trưng thú chơi hoa cho Tết Nguyên đán của người dân đất Kinh kỳ. Năm nay, đợt bão số 3 làm nước sông Hồng dâng cao khiến nhiều vườn cây cảnh ở đây bị thiệt hại nghiêm trọng. Những người trồng cây cảnh nơi đây đang dồn hết công sức để hồi sinh những vườn đào, quất để đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Câu chuyện người Việt học tiếng Anh cùng AI

Các khách mời trải nghiệm nền tảng học tiếng Anh FSEL. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Với thông điệp An English Center in Your Pocket (Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi bạn), FSEL - nền tảng học ngoại ngữ tương tác cùng AI (trí tuệ nhân tạo) là bước đột phá, hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung của hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam.

Thấy gì qua các vụ kiện bản quyền liên quan đến AI trên thế giới?

 Với tác phẩm “Zarya of the Dawn” của Kristina Kashtanova, Mỹ chỉ bảo hộ tác quyền phần nội dung do con người tạo ra. (Ảnh: The Verge)
(PLVN) - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các vấn đề bản quyền đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Các vụ kiện liên quan đến bản quyền AI đã làm nổi bật những thách thức pháp lý mới, đòi hỏi nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải xem xét điều chỉnh khung pháp lý về sở hữu trí tuệ.

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Diễn đàn 2024 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/11 tại Bình Dương.
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.