Người Việt dùng hàng Việt: Tạo chỗ đứng cho hàng Việt trên thị trường

Người Việt dùng hàng Việt: Tạo chỗ đứng cho hàng Việt trên thị trường
(PLVN) - Với sự chung tay của các cơ quan quản lí, doanh nghiệp và người dân, chương trình “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, đã được triển khai rộng khắp, từ đó hàng Việt đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong người tiêu dùng Việt Nam.

Xây dựng vị trí mới trong lòng người dân

Năm 2020, nền kinh tế phải chịu tác động mạnh mẽ từ dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên quy mô toàn cầu. Tuy cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã giáng những đòn mạnh vào nền kinh tế thế giới, song đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt khi chúng ta chứng kiến sức sống mãnh liệt của hàng Việt và vai trò vô cùng quan trọng của thị trường trong nước đối với nền kinh tế. Thị trường trong nước phải vươn lên trở thành trụ đỡ quan trọng trong bối cảnh các hoạt động giao thương kinh tế quốc tế bị gián đoạn.

Hàng Việt Nam đã từng bước xây dựng được vị trí mới vững chắc trong lòng người dân. Nếu như trước đây, từ khởi đầu kêu gọi người tiêu dùng ưu tiên và ủng hộ hàng Việt thì đến nay nhiều thương hiệu của Việt Nam đã trở thành mặt hàng tiêu dùng được lựa chọn hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng khi mua sắm.

Cùng với đó, với những hoạt động tích cực trong việc giới thiệu quảng bá đã đẩy mạnh được đưa thông tin tới người tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam. Nhờ vậy, đã tạo ra không khí hết sức tích cực, giúp người tiêu dùng ưu tiên tìm kiếm, mua sắm hàng hóa Việt.

Số lượng hàng Việt đa dạng, thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Số lượng hàng Việt đa dạng, thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Cuộc vận động đã tạo nên làn sóng dùng hàng nội, thay đổi xu hướng lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng, người dân đã ưu tiên lựa chọn hàng Việt. Tâm lý sính ngoại của một bộ phận người tiêu dùng đã có sự thay đổi, phong cách tiêu dùng mới từng bước được xây dựng theo hướng ưu tiên hàng nội địa.

Bà Nguyễn Thúy Ngọc (quận Cầu Giấy) cho biết: “Trước đây, gia đình tôi hay mua hoa quả nhập khẩu với giá cả hết sức đắt đỏ. Nhưng sau khi được tiếp cận với những trái cây Việt Nam đạt tiêu chuẩn VietGAP thì tôi nhận thấy rằng hàng Việt rất tốt, không kém cạnh so với hàng nhập khẩu mà giá cả lại phải chăng. Không chỉ tin dùng hoa quả Việt Nam mà gia đình tôi còn tin dùng nhiều mặt hàng ‘Made in Việt Nam’ khác như sữa, đồ gia dụng, thực phẩm,…”

Sức ảnh hưởng tích cực của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tác động tích cực đến toàn xã hội, giúp người tiêu dùng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi của người tiêu dùng đối với sản xuất trong nước. Từ đó thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào, lòng tự tôn dân tộc và bước đầu hình thành nét đẹp văn hóa của người tiêu dùng Việt Nam.   

Kết nối người tiêu dùng với hàng Việt

Ông Phùng Khánh Tài – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - nhận định: “Những chương trình cụ thể và ý nghĩa như chương trình nhận diện hàng Việt Nam với tên ‘Tự hào hàng Việt Nam’ thực sự truyền cảm hứng cổ vũ và kết nối hàng chục triệu người Việt đến với hàng Việt”.

Đến nay không chỉ các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ hiện đại của Việt Nam phát triển mạnh mẽ bên cạnh các hệ thống đến từ nước ngoài mà hàng Việt còn thể hiện vị trí áp đảo trong các quầy kệ của các siêu thị trong và ngoài nước. “ Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước và hệ thống siêu thị nước ngoài tại Việt Nam duy trì ở mức cao, từ 80% - 95%, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiến tỷ lệ từ 60% trở lên. Tại hơn 9.000 điểm bình ổn thị trường có tới gần 90% là hàng sản xuất trong nước” – ông Phùng Khánh Tài thông tin thêm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tham quan một gian hàng trưng bày tại Hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tham quan một gian hàng trưng bày tại Hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.

Các hoạt động trong việc triển khai Cuộc vận động đã đi đến từng thôn, bản, các vùng miền núi, biên cương hải đảo xa xôi thông qua các phiên chợ hàng Việt đã tạo nguồn cung sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân. Những hoạt động đó đã góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và đảm bảo bình ổn giá đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân…Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới, các đợt bán hàng Việt không chỉ thu hút người dân trên địa bàn đến tham quan mua sắm mà còn thu hút người tiêu dùng các nước Lào, Campuchia...

Bên cạnh đó, hệ thống phân phối hàng Việt từng bước được tạo lập ở các địa phương, bước đầu hình thành các kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ Việt đến người tiêu dùng trên thị trường nội địa. Từ đó, góp phần làm thay đổi diện mạo của hệ thống phân phối hàng Việt trong nền kinh tế, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng và tác động tích cực đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.

Ngoài ra, các chương trình tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; quảng bá, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao, kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng đã được tổ chức thường xuyên, liên tục qua đó tạo sức lan tỏa, từng bước xây dựng được nét văn hóa tiêu dùng của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...