Người trẻ “khát” nghệ thuật sống

Nhà sư Minh Niệm ký tặng độc giả.
Nhà sư Minh Niệm ký tặng độc giả.
(PLO) - Khi tác giả - nhà sư Minh Niệm ra mắt quyển sách “Làm như chơi”, quyển sách đã nhanh chóng tạo nên một cơn sốt, thu hút rất nhiều bạn đọc trẻ. 

Trước đó, sách “Hiểu về trái tim” cũng do nhà sư Minh Niệm viết từ 2011 đã trở thành một trong những quyển sách bán chạy nhất trong một cuộc bình chọn sách hay. Chiếm rất đông trong số này là người trẻ, giới sinh viên, hay những người đang lập nghiệp. Những vấn đề mà các quyển sách nói đến đã chạm tới điều mà nhiều người trẻ đang khao khát: Những kĩ năng sống, những hành trang bước vào cuộc đời, cách thức rèn luyện để có một tâm hồn vững vàng, yên vui và con đường đi thế nào là đúng đắn!

Nếu như “Hiểu về trái tim” hướng dẫn cho người ta cách sống làm sao để an yên, để vui vẻ, để xoa dịu những tổn thương tâm hồn và biết yêu thương thì “Làm như chơi” lại hướng về một khía cạnh cụ thể hơn, đó là làm sao để làm chủ công việc, vừa làm vừa sống thay vì làm mà quên đi mất ý nghĩa thực sự của sự sống. Trong một đời sống quá nhiều hối hả và lo toan, khiến người ta dễ dàng mất đi phương hướng sống, thì những điều quyển sách phân tích và hướng dẫn đã thỏa cơn “khát” của nhiều người.

Cần nhìn nhận rằng, hiện nay, rất nhiều người trẻ đang loay hoay trong sự mất định hướng, và thiếu đi nhiều kĩ năng tối thiếu. Rất nhiều giá trị đang đảo lộn, và họ thực sự không biết đâu là lối đi đúng cho mình. Các quyển sách, lớp học dạy về kĩ năng sống và cách làm giàu, cách lập nghiệp quá nhiều, nhưng để đem lại những gợi mở đúng đắn, những điều thực tế và sâu sắc để có thể thực tập và thay đổi, thì dường như rất hiếm. Nhan nhản trên các kệ sách là những đầu sách ngôn tình, đam mỹ, “ru ngủ” giới trẻ bằng những câu chuyện tình đèm đẹp, buồn buồn, vu vơ, bằng những ngôn từ trau chuốt đượm mùi cổ tích. Nhiều tác giả truyện ngôn tình nhờ một vài quyển sách đã trở thành những “hiện tượng” văn học được giới trẻ hâm mộ.

Trong khi đó, mảng sách đem lại những kĩ năng sống hữu ích, những cách thức vun đắp tâm hồn, làm hành trang vào đời một cách lành mạnh thì đang khá hiếm hoi. Những năm qua, Trí Việt First News, một trong những đơn vị hàng đầu trong xuất bản sách kĩ năng, nghệ thuật sống đã “thắng lớn” nhờ điều này. Tuy nhiên, lượng đầu sách, lượng tác giả mới dường như vẫn chưa đủ đáp ứng cơn “khát” của bạn đọc. Nhiều quyển sách đã tái bản nhiều lần mà vẫn bán hết veo.

Một số nhà làm sách cũng đã khá nhanh nhạy trong việc tìm kiếm ra những tác giả không chuyên, xuất thân từ các lĩnh vực khác nhau: Doanh nhân, người tu hành, nghệ sĩ, thầy thuốc… để viết sách chia sẻ những trải nghiệm sống của mình bằng nhiều hình thức: Hồi kí, bút kí, sách hướng dẫn… thông qua đó làm phong phú thêm thị trường sách, đem lại những quyển sách có giá trị ứng dụng thực tiễn. Đây là một “lối mở” rất hay trong lĩnh vực xuất bản. Có thể kể đến những tác giả sách “best seller”, sách in không kịp bán như thầy Minh Niệm, doanh nhân Nguyễn Phi Vân (tác giả Quảy gánh băng đồng ra thế giới), Tuệ Nghi (tác giả Sẽ có cách, đừng lo), chị Tâm Si- đa (Hồi kí Tâm si – đa)…

Dự kiến, trong thời gian tới, mảng sách về kĩ năng tâm hồn sẽ vẫn là “chiến lược” của nhiều nhà làm sách. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng cho văn hóa đọc của người trẻ. 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...