Từ khóa: #người thợ

Thợ điện – Hơn cả một nghề!

Công nhân khắc phục sự cố điện sau bão tháng 9/2020
(PLVN) - Miền Trung là vùng đất bao đời này vẫn khắc nghiệt về tự nhiên, thường xuyên chống chọi với thiên tai, bão lũ hàng năm. Nghề thợ điện vốn dĩ luôn rình rập những hiểm nguy khó lường. Chính vì thế, người thợ điện miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng lại càng phải vất vả hơn.

Thuở vàng son của những người thợ làm cối xay bằng tre

Ông Nguyễn Trường là số ít những người còn lưu giữ nghề đóng cối xay tre tại Quảng Trị (ảnh: Dân trí).
(PLVN) - Đã xa rồi cái thời mà khắp làng khắp xóm ù ù tiếng cối xay lúa, thì thùm tiếng chày giã, giòn giã tiếng cười nữ tú nam thanh. Giờ đây sự xuất hiện của những chiếc máy xay sát lúa gạo hiện đại khiến nghề làm cối xay lúa bằng tre biến mất. Ở đâu đó trong một số ngôi làng Việt Nam, nghề này còn lay lắt sống nhờ du lịch. 

Giữ lửa nghề “trên đe dưới búa” ở Yên Đồng

Ông Thanh là người có thâm niên với nghề rèn ở làng Yên Đồng.
(PLVN) - Nghề rèn ở làng Yên Đồng từng có thời hoàng kim với bếp lò rực lửa, với tiếng đe, tiếng búa. Theo thời gian, nhiều lò rèn đã dần nguội lạnh. Thế nhưng, vẫn còn đó những người thợ đam mê với nghề tay quay tay búa. Với họ, đây không chỉ là công việc đem lại kinh tế cho gia đình mà còn là cách để họ giữ lại nghề truyền thống của cha ông. 

Độc đáo nón lá bàng rừng trong suốt

Ông Võ Ngọc Hùng phải trải qua nhiều lần thất bại để làm ra được sản phẩm nón lá độc đáo từ lá bàng rừng.
(PLVN) - Khác với những chiếc nón bài thơ xứ Huế quen thuộc, gần đây, người dân có dịp chiêm ngưỡng và sử dụng chiếc nón lá trong suốt rất độc đáo. Để làm nên chiếc nón lá trong suốt cần một nguyên liệu khá đặc biệt đó là 13 – 15 chiếc lá bàng rừng.

“Phù thủy” 8x thổi sắc màu cho đá

Từ Thị Mến với bức tranh mới hoàn thành
(PLO) - Cô gái 8x đã quyết chinh phục dòng tranh đá. Sau bao ngày vất vả khổ luyện của cô, những hạt đá vô tri đã được cô thổi hồn thành những tác phẩm đặc sắc

Gia đình bốn đời biến đá thành… cơm

Anh Trọng bên một tác phẩm điêu khắc đá của mình.
(PLO) - Ở vào cái tuổi 80 nhưng có đến hơn 70 năm làm bạn với nghề chế tác đá, ông Nguyễn Văn Củng là một trong số ít những người thợ giỏi và thành công của làng Long Châu Miếu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Nơi khởi nguồn chiếc cốc vại trứ danh đong bia hơi Hà Nội

Có thời điểm, 85% tổng số hộ gia đình ở Xối Chì theo nghề, nơi đây tựa như công xưởng cung cấp cốc thủy tinh lớn nhất cả nước
(PLO) - Làng Xối Chì nằm trên một con đường nhỏ kéo dài chừng 400m. Những ngôi nhà đa phần nằm sâu trong nhánh ngõ sâu, hỏi thăm người đi đường, tôi tìm đến địa chỉ lò thổi thủy tinh và sản xuất cốc vại – thứ nghề từng một thuở nuôi sống cả Xối Chì.

Đãi bùn ra tiền

Chân dung một thợ đãi trùn chỉ
(PLO) - Bất kể ngày hay đêm, hễ con nước ròng là những đoạn kênh rạch lại thấp thoáng những bóng người ngụp lặn vớt trùn chỉ. Nghề cực khổ ấy đã là kế sinh nhai nuôi sống biết bao người. 

Người nghệ nhân già giữ hồn cho tiếng trống

Nghệ nhân Phạm Chí Tịnh
(PLO) - Một buổi sáng trên phố cổ Hà Nội, trong tiết trời dần bước sang thu có những cơn mưa bất chợt xen tia nắng yếu ớt chúng tôi dảo bước qua các con phố cổ hàng Khay, hàng Chỉ, hàng Trống, hàng Nón… để tìm một nghệ nhân già – người dành chọn một đời giữ “hồn” cho tiếng trống. 

Sự khác biệt của sản phẩm gốm Bát Tràng

Sự khác biệt của sản phẩm gốm Bát Tràng
(PLO) -Thành Thăng Long xưa vốn là một mảnh đất có nền văn hóa lâu đời. Nơi đây đã sản sinh ra rất nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ. Một trong số những  làng nghề còn duy trì và phát triển được đến nay là làng gốm Bát Tràng. 

Vương Hồng Sển và viên ngọc quý lưu lạc xứ người

 Những cây ngọc Như Ý được trưng bày trong bảo tàng.
(PLO) - Đầu năm 1963, trong chuyến thăm Việt Nam, ông Trần Thành, phó tổng thống Đài Loan ghé viếng Viện bảo tàng Sài Gòn. Không rõ sự ngạc nhiên nể trọng nào đó với cụ Vương Hồng Sển qua lần tiếp xúc duy nhất này, ông Trần Thành trân trọng mời cụ Vương qua Đài Bắc. Chuyến đi Đài Bắc, ông được "no con mắt" với thế giới phong phú của ngọc quý. Nhưng nỗi niềm dai dẳng trong lòng cụ Vương là sự tiếc nuối về những cây ngọc quý của nước Việt bị lưu lạc xứ người. 

"Dị nhân" thiết bút giữa phố Hà Thành

"Dị nhân" thiết bút giữa phố Hà Thành
(PLO) - Ở một góc phố nhỏ giữa Hà Thành náo nhiệt, có một ông lão hàng ngày miệt mài biến con chữ thành những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật trên những quả chuông đồng. Gần 40 năm làm công việc lặng thầm mà tài hoa đó, ông Nguyễn Đăng Hiển (SN 1946, ngụ phố Hàng Vải, Hà Nội) vẫn được nhiều người tôn là “Thiết bút gia” (người viết chữ bằng bút sắt). 

Người tạc ngựa bằng… đá ong xứ Đoài

Người tạc ngựa bằng… đá ong xứ Đoài
(PLO) - Những khối đá ong xù xì bỗng chốc biến thành những chú ngựa khoan thai, mạnh mẽ, trở thành “đặc sản” của miền đá ong. Niềm vui trong nghệ nhân vỡ òa khi mọi người cảm nhận được “linh hồn” và tiếng vó của những chú ngựa đá ong vàng ruộm xứ Đoài.