Choáng trước tượng ngựa có đầy đủ nội tạng ở Hậu Giang

Tượng ngựa có đầy đủ nội tạng
Tượng ngựa có đầy đủ nội tạng
(PLO) - Chùa Già Lam Cổ Tự (ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) lúc sơ khai chỉ là một am nhỏ. Nét đặc sắc ở ngôi chùa này là câu chuyện về hành trình xây dựng nên ngôi chùa, và bức tượng ngựa có một không hai ở Việt Nam
“Hai Lúa” nghèo khổ thề chặt ngón tay xây chùa
Sư trụ trì hiện tại Thích Huệ Sanh mở đầu câu chuyện: “Già Lam Cổ Tự nhiều năm liền được bình chọn là ngôi chùa cảnh quan đẹp nhất tỉnh. Đây không phải là thành quả của riêng ai mà là của tất cả những phật tử thành tâm cúng dường, tạo nên ngôi chùa như ngày hôm nay”. 
Thượng tọa Thích Huệ Sanh năm nay đã qua tuổi 65, là vị trụ trì đời thứ hai của chùa. Chùa được một người nông dân nghèo nhưng tài đức hơn người lập nên. 
Cách đây hơn 70 năm, người nông dân tên Phạm Hữu Vinh quê ở tận Sóc Trăng vì cuộc sống khốn khó nên khăn gói lên vùng đất mới thuê đất làm ruộng. Vốn am hiểu về  thuốc Nam, ông ngày đi làm ruộng, tối về bốc thuốc làm từ thiện giúp dân nghèo. Năm 1940, ông phát tâm xin quy y thọ giới tại một ngôi chùa ở An Giang, được ban pháp danh Thích Huệ Đức. Một thời gian sau, ông về Hậu Giang, lập nên chùa Quan Thánh (hay Quan Thánh Đế) để thờ thánh Quan Vũ. 
Lúc mới thành lập, chùa chỉ được dựng nên bằng cây đủng đỉnh (một loại cây mọc nhiều ở miền Tây Nam Bộ) và lá dừa nước từ những người dân nghèo đóng góp. Ông mời thợ về đắp ba pho tượng Quan Vũ và hai con nuôi là Quan Bình và Châu Hưng để thờ cúng. 
Ba pho tượng hoàn tất, mỗi bức cao gần 3m, nặng hàng tấn, làm bằng đất cát, xi măng. Đến khi đưa ba phong tượng lên bệ thờ thì kì lạ thay, hàng trăm thanh niên trai tráng trong vùng đến giúp sức, dùng đủ mọi cách nhưng vẫn không sao nhấc pho tượng nào lên được. 
Nhiều ngày liền, vị trụ trì tính toán tìm đủ mọi cách để đưa ba pho tượng lên bệ nhưng vẫn không thành công. Một đêm nọ, trong lúc tuyệt vọng, ông quỳ trước tượng mà khấn rằng: “Nếu các thánh phù hộ để di chuyển các bức tượng được thuận lợi, con xin chặt một ngón tay để tỏ lòng thành kính”. 
Toàn cảnh chùa Già Lam Cổ Tự
 Toàn cảnh chùa Già Lam Cổ Tự
Sau lời khấn vái, tình cờ hôm sau mọi người đưa được các pho tượng lên bệ một cách dễ dàng. Nhớ đến lời khấn của mình, ông lựa lúc đêm vắng vẻ, mang con dao ra quỳ trước tượng thánh. Nhưng khi ông vung dao lên định chặt ngón tay như lời thề thì một cơn gió lạnh ào đến làm ông ngất đi.
Trong cơn mộng mị, ông mơ thấy Quan Thánh hiển linh, nhìn ông và quát lớn: “Thân thể là của cha mẹ sinh ra, ngươi không được quyền hủy hoại”. Giật mình tỉnh dậy, ông mồ hôi đổ ra như tắm, mặt cắt không còn giọt máu. 
Những ngày mới xây chùa, vị trụ trì ngày ngày vẫn cùng những người nông dân phơi nắng ngoài ruộng cấy cày, đêm đến bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Chùa ngày càng được mở rộng nhờ sự thành tâm cúng bái của phật tử. Năm 1967, chùa được tái thiết thay cho ngôi am nhỏ bằng cây. Năm 1971, chùa tổ chức lễ khánh thành, đổi thành tên Già Lam Cổ Tự. 
Tượng ngựa độc đáo có đầy đủ nội tạng 
Một ngày cách đây hơn 40 năm, chùa đón một người khách lạ không rõ lai lịch từ đâu đến ghé thăm. Người khách băn khoăn chuyện tượng thánh đã có nhưng sao không có ngựa, nên ngỏ ý cúng dường đúc tượng Xích Thố. Số tiền cúng dường một triệu đồng, tương đương với giá 50 lượng vàng.
Điều khó khăn tiếp theo là tìm đâu ra thợ điêu khắc tài ba. Tìm khắp vùng, nhà chùa được chỉ tới một người tên Ba Đém quê ở Sóc Trăng. Vừa nghe yêu cầu của vị trụ trì, người thợ này nhận ngay công việc, nhưng đòi mức thù lao cao khủng khiếp, tròn một triệu đồng, đúng với số tiền vị khách lạ cúng dường. Cho rằng đây là cơ duyên đưa đến, trụ trì chùa gật đầu đồng ý ngay. 
Bức tượng ngựa đặc biệt
 Bức tượng ngựa đặc biệt
Người đời trước kể lại Ba Đém là một thợ điêu khắc tài hoa kiêm “thiên tài học mót”. Một lần vào rạp chiếu phim, nhìn thấy kiến trúc kì vĩ của chùa chiền Ấn Độ, ông ghi lại trong đầu những kiểu kiến trúc đó rồi về áp dụng xây nên một ngôi chùa ở An Giang với những mái vòm đặc biệt cầu kì độc đáo. Chuyên “học mót” nhưng lại giấu nghề, sau khi đúc những mái vòm, ông đập nát khuôn đúc để mái chùa này có kiểu dáng độc nhất. 
Trở lại chuyện đúc ngựa cho chùa Già Lam Cổ tự. Suốt hai tháng trời làm việc liên tục, Ba Đém chỉ thuê một người phụ việc và cấm tuyệt đối những người khác bén mảng đến nơi ông làm việc. 
Làm ngày chưa đủ, ông đốt đèn làm đêm. Con ngựa quả là tuyệt đẹp với thần sắc vô cùng dũng mãnh, từng chi tiết nhỏ đều được trau chuốt tỉ mỉ. Điều đặc biệt là con ngựa này có đầy đủ... lục phủ ngũ tạng. Trước khi đắp tượng, ông đã cho làm từng bộ phân như tim, gan, phổi… cho vào bụng ngựa. Người thợ cho rằng đây là điều khác biệt tạo nên sức sống như thật của tượng ngựa.
Tượng ngựa được hoàn thành, đứng sừng sững bên chùa, như sẵn sàng ra trận bảo vệ chủ nhân Quan Vũ được thờ trong chùa. Cũng từ đấy phật tử có thói quen mới, mỗi dịp ghé chùa lại chui qua dưới bụng ngựa để mong an bình. Nhiều người đau ốm, bệnh tật cũng tới vuốt ve thân ngựa rồi thoa vào chỗ đau trên người như một nghi lễ cầu an. Đã 40 năm trôi qua nhưng tượng tượng ngựa, che giấu kỹ thuật tài hoa của người thợ “giấu nghề”.
Năm 1988, sau một cơn bạo bệnh, trụ trì Thích Huệ Đức qua đời. Ngôi vị trụ trì được nhường lại cho đệ tự là Thích Huệ Sanh cho đến ngày nay.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Mãn nhãn, ấn tượng chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

12 nhóm nhảy hội tụ chung kết bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024.
(PLVN) - Tối 30/4, các nhóm xuất sắc nhất trong và ngoài nước ở bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính có cuộc đối đầu đầy kịch tính ở vòng chung kết, đem lại những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất cho khán giả có mặt tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024
(PLVN) - Trước sức nóng của hơn 20 nghìn khán giả tại Quảng trường Lâm Viên, 18 đội thi của Bảng phong trào mở rộng Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã cho khán giả và ban giám khảo thấy được sự đầu tư chỉn chu từ biên đạo, âm nhạc, trang phục.

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).
(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).