Người lớn tuổi nên uống sữa như thế nào thì tốt?

Người lớn tuổi nên uống sữa như thế nào thì tốt?
(PLO) - Khi nói đến sữa, đa phần mọi người chỉ quan tâm đến việc chọn sữa cho trẻ em. Những thắc mắc liên quan đến uống sữa làm sao cho khoẻ cũng chỉ nhằm đến trẻ sơ sinh hay đang tuổi ăn, mà còn cần lưu tâm đến người già

Uống sữa đúng cách để tránh tai họa

Sữa là thực phẩm giàu canxi ở dạng dễ hấp thu, khi sử dụng sữa cần chọn sản phẩm cân bằng dinh dưỡng để tránh tình trạng dung nạp nhiều thực phẩm giàu canxi có nguy cơ bị sạn thận.

Một số người khi uống sữa hay bị đau bụng, tiêu chảy… thường là do cơ thể thiếu men lactase để hấp thu loại đường lactose có trong sữa. Trong trường hợp đó, nên giảm lượng sữa trong mỗi lần uống (có thể dưới 100ml/lần) và tăng dần lên khi thích ứng. Nếu vẫn không tiêu hoá được thì có thể chuyển sang dùng sản phẩm khác của sữa như yaourt, sữa chua, phô mai…

Uống sữa thay bữa ăn chính khi khả năng ăn uống bị hạn chế

Người cao tuổi cần nhận đủ canxi hàng ngày để phòng tránh loãng xương. Mặc dù canxi có trong nhiều thực phẩm khác nhau (cá nhỏ ăn luôn xương, tôm tép ăn cả vỏ, rau xanh, đậu hủ…), nhưng người cao tuổi thường ăn ít hơn lúc trẻ nên lượng canxi đưa vào cơ thể từ chế độ ăn hàng ngày sẽ không đủ, trong khi đó nguy cơ loãng xương của họ lại cao.

Kết quả hình ảnh cho uống sữa đúng cách ở người cao tuổi

Canxi từ sữa rất dễ hấp thu nên người cao tuổi cần uống sữa thường xuyên mỗi ngày (khoảng 1 – 2 ly) để bổ sung canxi cho cơ thể, giúp phòng tránh loãng xương.

Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể bổ sung như là bữa bữa chính hàng ngày vì lượng dinh dưỡng đầy đủ và cân đối có trong sữa với những dưỡng chất cần thiết mà cơ thể cần như chất sắt, kẽm, chất xơ, một số vitamin…

Khi khả năng ăn uống bị hạn chế, người cao tuổi cần nghỉ ngay tời sữa vì sữa sẽ đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể. Trong trường hợp ăn kém hoặc đau ốm, cần chia nhỏ bữa ăn (ăn ít và nhiều lần), sử dụng thêm các loại thực phẩm cao năng lượng, kết hợp tăng số bữa phụ (uống sữa hoặc các thức ăn phụ bổ dưỡng và dễ tiêu hoá khác).

Nên uống sữa gồm các điều kiện thiết yếu sau:

Ít chất béo

Nhu cầu năng lượng giảm dần theo tuổi tác, ví dụ một người 70 tuổi có nhu cầu năng lượng thấp hơn khoảng 30% so với khi 20 tuổi. Vì vậy, nhu cầu chất béo – nguồn sinh năng lượng chính cũng giảm đi. Đối với người già, hàm lượng chất béo đó nên là các có lợi cho tim mạch như acid béo thiết yếu (linoleic và linolenic), cholin và acid oleic giúp hỗ trợ trí nhớ và hạn chế các acid béo no tạo cholesterol xấu, ảnh hưởng đến tim mạch.

Yêu cầu này được nhiều hãng sữa quan tâm khi nghiên cứu sản phẩm sữa dành cho người già. Trong nước, công ty Vinamilk cũng ứng dụng công nghệ đưa dưỡng chất Sterol Ester chiết xuất từ các chất béo thực vật vào thành phần của Sure Prevent. Loại chất béo này giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn cản sự hấp thu cholesterol ở ruột non và giảm đáng kể lượng cholesterol đi vào máu từ thức ăn hàng ngày.

Giàu vitamin và khoáng chất

Phần lớn người mua thường quan tâm đến sữa cho trẻ em, chọn sữa giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi để trẻ cao lớn và khỏe mạnh mà ít khi lưu tâm đến người già. Bản thân người cao tuổi cũng cần uống sữa giàu các thành phần này để bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng và phòng chống loãng xương.

Kết quả hình ảnh cho uống sữa đúng cách ở người cao tuổi

Canxi chiếm hơn 30% khối lượng chất khoáng của cơ thể, trong đó 98% nằm ở xương và răng. Người cao tuổi cần phải bổ sung 1.000-1.500ml canxi mỗi ngày. Tuy nhiên càng lớn tuổi, việc hấp thụ canxi trong thức ăn càng giảm sút, dẫn đến tình trạng thiếu canxi gây bệnh loãng xương, giòn xương. Canxi từ sữa dễ hấp thu, nên người cao tuổi có thể uống sữa thường xuyên (khoảng 1-2 ly mỗi ngày) để bổ sung cho cơ thể.

Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất thiết yếu có trong sữa còn bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt trong bữa ăn hàng ngày, giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru và cơ thể người già giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ yên hơn.

Hợp khẩu vị

Mùi vị không hợp là lý do khiến nhiều người cao tuổi không thích uống sữa. Cùng với sự suy thoái cơ thể, người già cũng bị suy giảm chắc năng khứu giác và vị giác. Thay vì thích ăn các loại sữa chua, yaourt, sữa tươi vị hoa quả hoặc béo ngậy như người trẻ, người già lại ưa thích loại sữa vị thanh đạm hơn hoặc không đường, vị ngọt tương đối để tránh bệnh tim mạch.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.