Người lao động được vay tối đa 100 triệu đồng khi đi làm việc tại Hàn Quốc

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc tại Hàn Quốc được vay tối đa 100 triệu đồng để ký quỹ mà không cần đảm bảo tiền vay.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 16/2023/QĐ-TTg về thực hiện hỗ trợ cho vay để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng chính sách đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS).

Theo quy định, để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Thuộc đối tượng chính sách được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành; Đã ký hợp đồng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước và Có đăng ký thường trú trên địa bàn nơi Ngân hàng Chính sách xã hội giải quyết thủ tục cho người lao động vay vốn.

Người lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú, mức tối đa bằng mức tiền ký quỹ được thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và không vượt quá 100 triệu đồng.

Thời hạn cho vay do người lao động và Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận phù hợp quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội và thời hạn ký quỹ ghi trên hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS của người được vay vốn nhưng tối đa không quá 5 năm 4 tháng.

Lãi suất cho vay áp dụng theo mức lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với từng đối tượng.

Người lao động vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ được hưởng mức lãi suất tiền gửi ký quỹ bằng mức lãi suất cho vay để ký quỹ.

Đặc biệt, Quyết định cũng nêu rõ, người lao động vay vốn theo Quyết định này không phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Khi vay vốn, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn gồm có: Bản chính Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động đăng ký thường trú (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định này); Bản sao Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS giữa Trung tâm lao động ngoài nước và người lao động; Bản sao Căn cước công dân hoặc bản sao Chứng minh nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu còn hiệu lực.

Trong trường hợp người lao động thuộc đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng bổ sung bản sao Giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; trường hợp người lao động thuộc đối tượng bị thu hồi đất nộp bổ sung bản sao Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.

Bản sao giấy tờ quy định tại các điểm b, c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

Sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước, người lao động đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động đăng ký thường trú xác nhận về đối tượng thụ hưởng trên Giấy đề nghị vay vốn.

Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phê duyệt cho vay theo quy định.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.