Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ các Thông tư về tự vay, tự trả

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Tài chính cho biết, việc bãi bỏ các Thông tư này nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và phù hợp với các quy định mới do Chính phủ ban hành.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Theo đó, Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Thông tư bãi bỏ toàn bộ 2 Thông tư sau đây:

Một là, Thông tư số 153/2014/TT-BTC ngày 20/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Hai là, Thông tư số 09/2022/TT-BTC ngày 14/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 153/2014/TT-BTC ngày 20/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng Thông tư bãi bỏ Thông tư số 153/2014/TT-BTC và Thông tư số 09/2022/TT-BTC là cần thiết để đảm bảo hệ thống, quy định của pháp luật được đồng bộ, thống nhất. Lý do cụ thể được đưa ra như sau:

Ngày 25/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/9/2024). Trong đó, tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 97/2024/NĐ-CP đã sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP như sau: "Đối với khoản vay nước ngoài theo phương thức doanh nghiệp tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, trừ khoản vay vốn nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm, cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Việc huy động vốn của doanh nghiệp theo phương thức doanh nghiệp tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan."

Bộ Tài chính cho rằng, pháp luật hiện hành không còn quy định giao Bộ Tài chính phải thực hiện thẩm định, chấp thuận đối với các khoản vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp.

Theo đó, việc Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện thẩm định, chấp thuận chủ trương các khoản vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả dưới hình thức hợp đồng vay gắn với dự án đầu tư của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như quy định tại Thông tư số 153/2014/TT-BTC và Thông tư số 09/2022/TT-BTC là không còn phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Đề xuất sửa quy định nguồn kinh phí thực hiện chính sách trong sắp xếp tổ chức bộ máy

(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 07/2025/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đọc thêm

Đề xuất bỏ án tử hình với một số tội danh: Bước tiến trong cải cách tư pháp

Trung tướng, PGS.TS Đồng Đại Lộc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Chính phủ đã xem xét một đề xuất quan trọng, mang tính lịch sử: Sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng bỏ hình phạt tử hình, thay bằng hình phạt tù chung thân không giảm án đối với 8 tội danh. Đây là một dấu mốc tiến bộ trong tư duy pháp lý, thể hiện rõ bản chất nhân đạo và văn minh trong chính sách hình sự của Việt Nam.

Chính thức giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mức giảm tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp của năm 2024, không giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước và tiền chậm nộp (nếu có).

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11%

Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai, bảo đảm tiến độ sắp xếp, tinh gọn bộ máy và sắp xếp địa giới hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 149/TB-VPCP ngày 2/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.