Người làm nên thương hiệu cỏ Đồng Chum

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Không phải lúa, không phải ngô hay bất cứ loại sản phẩm nông nghiệp nào khác, điều mà không ít người bất ngờ bởi con đường làm giàu của anh Lường Văn Sương (ở xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) lại được bắt đầu từ bằng việc trồng... cỏ. 

Đi lên từ gian khó

“Khi người trong nhà thấy tôi đề xuất việc chuyển hơn 5ha đất trồng ngô sang trồng cỏ, ai cũng kịch liệt phản đối, cho rằng không thể nào làm được, thậm chí có người còn bảo tôi có vấn đề về thần kinh”, Giám đốc của một doanh nghiệp xây dựng, đồng thời cũng là ông chủ của thương hiệu cỏ Đồng Chum cười mở đầu câu chuyện với chúng tôi.

Anh Sương nói: “Từ xưa đến nay, ở Đồng Chum này người ta bỏ công, bỏ sức để rẫy cỏ cho cây trồng phát triển chứ có ai lại đi bỏ ra hàng ha đất màu mỡ cho thu hàng trăm tấn ngô/năm để trồng cỏ. Vậy nên, cả nhà, cả xóm xúm vào phản đối, bàn ra tán vào để tôi từ bỏ ý định đó. Nhưng ý tôi thì khó ai có thể xoay chuyển nổi. Không ai làm, thậm chí chưa từng làm thì tôi làm”.

Ông Lường Văn Muôn (bố anh Sương) trong khi ngồi chờ con trai đi thăm trại bò trên khu vực thung núi Pà Ó về thì chép miệng: “Cả cái xóm Nà Lốc và cả xã Đồng Chum này chắc chẳng có ai liều như nó. Trước nó nói với gia đình là chuyển đổi mô hình sản xuất như thế này, thế kia. Ban đầu cả nhà, cả xóm chẳng có ai tin. Thế nhưng, bây giờ thì chúng tôi tin rồi. Việc trồng cỏ của thằng Sương nó thực sự đem lại hiệu quả. Đem lại sự thay đổi về tư duy sản xuất cũng như đời sống của gia đình tôi và nhiều hộ gia đình trong xóm Nà Lốc này”.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Sương kể, trước đây gia đình anh cũng thuộc diện khó khăn, quanh năm làm nông nghiệp mà chẳng đủ ăn. Trong khi đó, mặt bằng chung về đời sống của người dân còn thấp. Thời điểm trước những năm 2000, xã Đồng Chum còn chưa có đường ôtô vào.

Anh Sương chia sẻ: “Gia đình tôi người ta bảo là khá giả vì có nhiều ruộng nương nhưng vì đông con nên nhiều lúc anh em chúng tôi vẫn phải chịu những ngày đói, đứt bữa trong mùa giáp hạt như nhiều hộ dân trong xóm, xã. Cơm chẳng có mà ăn no. Khi ấy, nhà tôi có vài con trâu, bò, tôi bàn với mọi người bán bớt đi để mua máy xay xát gạo về phục vụ bà con. Dù vậy, cũng phải đến 2 - 3 năm sau gia đình mới thoát được đói, không bị đứt bữa trong mùa giáp hạt. Khi đó, nhận thấy đường sá khó khăn, sự giao lưu buôn bán với bên ngoài của bà con trong xóm, xã còn nhiều hạn chế nên tôi lại bàn với gia đình mở cửa hàng tạp hoá phục vụ bà con. Trong quá trình vừa làm vừa tích luỹ mua, thuê đất của bà con để trồng ngô. Cuộc sống của gia đình cũng từng bước đi lên từ đó”.

Anh Lường Văn Sương trao đổi những bài học kinh nghiệm của bản thân trong phát triển kinh tế gia đình
Anh Lường Văn Sương trao đổi những bài học kinh nghiệm của bản thân trong phát triển kinh tế gia đình

Ý tưởng táo bạo, tạo thành công

Do xác định tập trung sản xuất nông nghiệp, đi lên từ chính sản xuất nông nghiệp nên anh Lường Văn Sương đã vừa làm, vừa tích luỹ, thuê, mua đất để mở rộng diện tích sản xuất. 

Tuy nhiên, do chỉ độc canh cây ngô trong điều kiện đường sá xa xôi, điều kiện tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, bắt đầu từ năm 2012, anh chủ động tìm hiểu, nghiên cứu chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới. “Trong quá trình tìm hiểu, tôi thực sự rất tâm đắc với mô hình trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò của một số địa phương trong và ngoài tỉnh. Sau khi tính toán, tôi đã chuyển đổi diện tích 5ha đất trồng ngô của gia đình sang trồng cỏ”, anh Sương cho biết. 

Theo đó, từ một vài con trâu bò ban đầu, đến nay tổng đàn trâu bò của gia đình anh đã phát triển lên đến 150 con. Bình quân mỗi năm sinh sản được từ 20 - 40 con, trong đó, những con trâu, bò cái được giữ lại để tái đàn, còn con đực thì để bán thịt. Do có đủ nguồn thức ăn nên đàn trâu, bò của gia đình anh luôn phát triển tốt, có sức kháng chịu dịch bệnh cao, đảm bảo về các yêu cầu chăn nuôi sạch... đã đem lại nguồn thu trên 300 triệu đồng/năm. 

Việc đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc của gia đình và trong xã, cỏ Đồng Chum còn được anh Sương đem bán cho các trang trại chăn nuôi ở các vùng lân cận và trong tỉnh Hòa Bình. 

Không chỉ có vậy, trong quá trình thực hiện mô hình trồng cỏ, nuôi trâu, bò anh Sương còn tạo điều kiện cho 12 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xóm, xã nuôi rẽ bình quân từ 2 - 4 con. Nhà nào nhiều cũng nhận nuôi từ 5 - 6 con tuỳ điều kiện về nhân lực và diện tích đất trồng cỏ. 

Với việc nuôi rẽ như vậy, nếu chăm sóc tốt có nhà được nhận 2 - 3 con trâu, bò/năm. Từ việc nuôi rẽ trâu bò, có nhiều hộ đã từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống. 

Thậm chí, có nhiều hộ đã xây được nhà kiên cố như gia đình ông Lường Văn Pện, Xa Văn Lương ở xóm Nà Lốc; ông Xa Văn Rón, Xa Văn Sen ở xóm Pà Chè; Xa Văn Hiệu, Xa Văn Sen ở xóm Mới... Ngoài mô hình trồng cỏ chăn nuôi trâu bò đang đem lại hiệu quả cao, trong năm 2016 anh Sương còn đầu tư trồng 10ha chanh leo theo mô hình sản xuất sạch và ký kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm với một công ty chế biến. Chỉ riêng năm đầu tiên cây ra bói cũng đã thu được khoảng 60 tấn quả. Với giá bán bình quân từ 13 - 16 nghìn đồng/kg, gia đình anh cũng có nguồn thu hàng trăm triệu đồng. 

Dự kiến trong năm 2017, 10ha chanh leo của gia đình anh cho thu từ 200 - 250 tấn quả. Với giá bán ổn định như trên, anh sẽ có nguồn thu lên đến hàng tỷ đồng. Từ việc đầu tư trồng chanh leo và chăn nuôi trâu, bò, anh Sương đã tạo việc làm với thu nhập ổn định cho hàng chục lao động địa phương. 

Từ những kết quả đạt được, trò chuyện với chúng tôi, anh Sương cũng chỉ mong muốn tỉnh, huyện sẽ có những cơ chế chính sách phù hợp, cùng đồng hành làm nông nghiệp với người dân. Có như vậy mới người dân mới yên tâm đầu tư cho sản xuất và sản xuất nông nghiệp mới mang lại hiệu quả, giá trị cao. Nhất là ở những địa bàn còn nhiều khó khăn như ở Đồng Chum nói riêng và huyện Đà Bắc nói chung. 

Đọc thêm

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

UKVFTA: Cơ hội đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường xuất khẩu tiềm năng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đang mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Với các ưu đãi thuế quan đáng kể, hiệp định giúp gia tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị thương hiệu Việt Nam tại thị trường Anh.

“Đòn bẩy” hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam)
(PLVN) -  Ngày nay, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Thành công đó có được nhờ vào những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, nhằm thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ cũng như thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh.

Anh gia nhập CPTPP: Cơ hội mới cho hàng hóa Việt Nam

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) -  Ngày 15/12/2024, Anh chính thức gia nhập CPTPP, mang đến ưu đãi thuế quan vượt trội cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường này. Với cam kết xóa bỏ 94,4% dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và ưu tiên cho các mặt hàng chủ lực của nước ta, sự tham gia của Anh mở ra cơ hội lớn để hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần và gia tăng sức cạnh tranh.

Giải pháp nào giúp ngành công nghiệp dược phát triển bền vững?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong khi thị trường hóa chất dược phẩm toàn cầu liên tục mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất các loại thuốc thông dụng và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.

Kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Cán bộ Kiểm tra của BHTGVN tiến hành kiểm tra đối chiếu, xác minh việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng.
(PLVN) - Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang trên đà phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. Trong bối cảnh đó, với việc triển khai một cách hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ kiểm tra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng.

Khẩn trương khắc phục tồn tại, xử lý dứt điểm tàu cá '3 không' trước ngày 31/12

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân trong hoạt động chống khai thác IUU. (Ảnh: ttdn.vn)
(PLVN) -  Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Ngày 25/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan cùng 28 điểm cầu các tỉnh, thành phố nhằm chuẩn bị các nhiệm vụ, giải pháp đón Đoàn kiểm tra của EC.

'Mạnh tay' với các sàn thương mại điện tử vi phạm

2 sàn TMĐT đều chưa có xác nhận đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
(PLVN) -  Việc các sàn thương mại điện tử “ngoại nhập” đang “làm mưa làm gió” ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngoài việc gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất hàng Việt còn mang đến cho người tiêu dùng nhiều nguy cơ rủi ro khi giao dịch.