Nghiên cứu loại COVID-19 khỏi danh sách bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm

Việt Nam đã cơ bản bao phủ đủ liều vaccine cho nhóm dân số từ 12 tuổi nên tỷ lệ tử vong, chuyển nặng, nhập viện do COVID -19 đã giảm.
Việt Nam đã cơ bản bao phủ đủ liều vaccine cho nhóm dân số từ 12 tuổi nên tỷ lệ tử vong, chuyển nặng, nhập viện do COVID -19 đã giảm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam sẽ nghiên cứu, căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp chống COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Chính phủ nêu chủ trương trên trong Chương trình phòng chống dịch COVID-19 năm 2022-2023 ban hành ngày 17/3 (Nghị quyết 38/NQ-CP).

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Để phòng chống COVID-19, Chính phủ yêu cầu thực hiện linh hoạt nguyên tắc “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch” theo quy mô và phạm vi hẹp nhất. Công thức “5K + vaccine, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác” được áp dụng linh hoạt.

Việt Nam đặt mục tiêu đến hết quý I/2022 hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi; tiêm mũi ba cho người từ 18 tuổi trở lên; đảm bảo đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ từ 5 tuổi trước tháng 9/2022. Các đơn vị khẩn trương nghiên cứu tiêm mũi vaccine thứ 4 cho người lớn; mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi; tiêm cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.

Nhằm đạt mục tiêu tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên một triệu dân tại Việt Nam được giảm thấp hơn mức trung bình của châu Á, Chính phủ yêu cầu tạo mọi điều kiện đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công vaccine trong nước. Các địa phương sẵn sàng cơ sở điều trị COVID-19 phù hợp với tình hình mỗi nơi, đảm bảo đủ trang thiết bị, nhân lực, thuốc điều trị... Phác đồ điều trị COVID-19 sẽ được cập nhật bằng y học hiện đại và y học cổ truyền.

Lực lượng y tế ngoài công lập sẽ được huy động tham gia chống dịch khi cần thiết. Cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở sẽ được phụ cấp 100% khi chống dịch; lực lượng vũ trang sẽ có chế độ ưu đãi đặc thù.

Để phát triển KT-XH, Chính phủ yêu cầu các địa phương sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh; không đưa ra các biện pháp chống dịch trên mức cần thiết, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống.

Việc loại COVID-19 khỏi bệnh truyền nhiễm nhóm A là thay đổi lớn trong phòng chống dịch, là cơ sở để các cơ quan chuyên môn ban hành hướng dẫn theo hướng linh hoạt, thích ứng với xu hướng bình thường mới, mở cửa du lịch.

Trước đó hồi tháng 2/2020, khi COVID-19 xuất hiện, Thủ tướng công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) tại Việt Nam, đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là “bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu”, lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Từ đó đến nay, COVID-19 vẫn được xem là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Tại nhiều thời điểm, để phòng chống COVID-19, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh như: Tạm dừng nhập cảnh, phong tỏa diện rộng, bắt buộc cách ly người nhiễm, người nghi nhiễm; dừng nhiều dịch vụ công cộng...

Thời gian gần đây, Bộ Y tế đánh giá dù số ca nhiễm tăng ở nhiều nơi, Việt Nam đã cơ bản bao phủ đủ liều vaccine cho nhóm dân số từ 12 tuổi nên tỷ lệ tử vong, chuyển nặng, nhập viện do COVID-19 đã giảm.

* Cũng trong Nghị quyết 38/NQ-CP, đã đưa ra định hướng sẽ chuyển từ kiểm soát số ca nhiễm COVID-19 mới sang kiểm soát ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và ca tử vong.

Chủ trương chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, nhưng các đơn vị cần sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống, kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế; tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, người dân sẽ được tiếp cận dịch vụ y tế sớm và nhanh nhất. Biện pháp chống dịch sẽ giảm thiểu tối đa tác động đến người dân.

Tất cả người nhiễm COVID-19 chuyển nặng, nguy kịch đều được chăm sóc, điều trị. Nhóm dân số dễ tổn thương, như người cao tuổi, có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ mồ côi... cũng được tiếp cận dịch vụ y tế.

Bộ Y tế được giao sửa đổi các quy định chuyên môn về chống dịch, như đánh giá cấp độ nguy cơ, xét nghiệm, cách ly, điều trị; đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch và tạo điều kiện khôi phục kinh tế.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.