Nghệ thuật khèn của người Mông Yên Bái được đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Ảnh minh họa (Internet)
Ảnh minh họa (Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 1/6, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định đưa Nghệ thuật khèn của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái  vào Danh sách di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Tại Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tại Điều 1 nêu rõ: Đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật trình diễn dân gian: Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái). Quyết định cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp của địa phương có di sản được kể trên thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của Luật Di sản.

Các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn nằm ở vùng núi phía Tây của tỉnh Yên Bái. Tiếng khèn Mông là nét văn hóa truyền thống đặc trưng và là nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Mông nơi đây.

Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo Cổng thông tin điện tử của tỉnh Yên Bái, có sự tích về cây khèn Mông rằng: “Ngày xưa có một nhà nọ cha mẹ mất sớm, để lại sáu anh em trai ở với nhau. Họ làm được cái khèn có 6 lỗ và sáu bộ phận để sáu anh em cùng được thổi. Ngày ngày họ đi làm nương rẫy, tối về anh em quây quần bên nhau và cùng mang khèn ra thổi. Tiếng khèn trầm bổng thắm thiết, người dân trong bản tối nào cũng đến chơi để nghe thổi khèn rất đông vui. Thời ấy xảy ra chiến tranh giữa các bộ lạc. Chúng giết người cướp của. Sáu anh em thì có năm người, người thì bị giặc giết hại, người theo nghĩa quân đánh giặc, người thì bị phiêu bạt. Còn lại người em út không nhà cửa ở với chú ruột. Thiếu tiếng khèn, trong vùng trầm lặng, quạnh hiu. Vắng các anh cho nên chàng út không thể thổi được khèn. Chàng út liền nghĩ ra một ý là tổng hợp cả năm chi tiết kia thành một cây khèn và chiếc khèn ấy được lưu truyền đến ngày nay”.

Đến phiên chợ, trai gái Mông từ trên núi cao đổ xuống dập dìu. Người đi bộ, người đi ngựa, không ai bảo ai nhưng trên vai ai cũng có một cây khèn. Họ xuống chợ để nhớ, để thương, để tỏ tình, để truyền gọi và bên nồi thắng cố với hương rượu ngô nồng nàn của men lá, các chàng trai cầm khèn thổi, khom lưng nhún nhẩy lượn quanh những cô gái… Nếu đôi nào ưng ý nhau thì dắt tay nhau tan biến vào núi rừng. Cây khèn Mông có thể ví như một báu vật truyền lại cho các thế hệ sau, trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của người Mông. Tiếng khèn ngấm sâu vào từng thớ thịt người Mông, thân quen như mèn mén và rượu ngô. Con trai Mông người nào cũng đều có chiếc khèn trên vai mỗi khi lên nương hay xuống chợ. Âm thanh của khèn vút cao vừa như trách, vừa như hờn giận, vừa như mời gọi… và cũng mạnh mẽ như chính hơi thở cuộc sống người Mông vậy. Bởi, nếu không mạnh mẽ, người Mông chắc khó lòng sống nổi với sự khắc nghiệt nơi núi cao đầy đá, nắng và gió lạnh… Tiếng khèn cũng như mang trong mình một ma lực quyến rũ, vang vọng và nồng nàn giữa núi rừng đầy huyền bí nhưng rất gần với con người.

Để làm được một cây khèn ưng ý phải mất rất nhiều công đoạn. Khèn được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho sáu anh em tụ hợp trên cùng cây khèn, được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Khèn có lưỡi gà làm bằng kim loại. Lưỡi gà được chế tác bằng đồng dát mỏng. Lưỡi gà kêu vang được gọi là “đồng hưởng”. Lưỡi gà đầu gắn hạt sáp lớn thì âm trầm, gắn hạt sáp nhỏ thì âm bổng. Làm được chiếc lưỡi gà ưng ý phải qua nhiều công đoạn và kỳ công trong chế tác. Thông thường, người Mông hay chọn những đồng xu, hay vỏ đạn (bằng đồng) để làm lưỡi gà. Họ ngồi bên bờ suối lựa chọn những hòn đá ráp mịn, mài bằng tay dưới nước cho đến khi nào chúng phát ra âm thanh chuẩn mới thôi. Lưỡi gà chuẩn tùy thuộc vào chiều dài và độ dày của ống trúc. Thân khèn được lựa chọn từ gỗ thông đá mọc trên núi cao. Thanh gỗ được sấy khô cho tiệt hết tinh dầu và nhựa rồi được hơ qua hơ lại trên lửa, sau đó sấy ít nhất hai đến ba tháng ở trên các bếp để ăn khói. Khèn Mông có 6 ống: ống dài nhất là 100cm, ống thứ hai dài 93cm, ống thứ ba 83cm, ống thứ tư 77cm, ống thứ năm là 72cm, ống thứ sáu là 54cm.

Để tìm và làm được một ống khèn Mông vừa tròn, vừa dày, vừa dẻo, khó vỡ, khó bẹp, các chàng trai phải đi vào tận trong rừng sâu có núi đá, thường thì họ đi ba đến năm ngày, có khi hàng tháng mới tìm được ống trúc ưng ý. Ống trúc không được già quá cũng không được non quá. Trúc được phơi sương và hong trong nắng, trong bóng râm, ít nhất là hai đến ba tháng. Khi đem ra để làm, họ phải lau bằng nước chanh quả hoặc cơm mẻ để trả lại mầu vàng óng tự nhiên của thân trúc. Phần đai quấn quanh ống được làm bằng dây gai. Dây gai được sấy trên gác bếp, ngâm vào nước cho dẻo mềm, dai không khác gì da thuộc, nhưng lại có ưu điểm mềm mỏng, dễ thắt nút. Màu của dây gai đen nâu nổi bật trên nền trúc vàng óng, mầu gỗ vàng ngà...

Cây khèn là nhạc cụ độc đáo, có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào. Khèn vừa là đạo cụ múa có cấu tạo phù hợp với dáng khum người và các thế quay, nhảy. Tiếng khèn có thể một lúc phát ra đa âm, nhiều lúc vang xa trầm hùng như tiếng của gió ngàn, của suối reo, chim kêu, vượn hót, tiết tấu theo nhịp 4/4 hoặc 2/4 thích hợp với các động tác múa khèn. Khi các chàng trai Mông múa khèn trông như một vũ đạo rất đẹp mắt với những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ôm khèn vừa lăn mình trên đất…

Động tác múa khèn rất phong phú và đa dạng với những tổ hợp múa như: nhảy đưa chân, nhảy lướt, quay đổi chỗ, nhảy ngang đạp chân, bước trườn, bước lượn, ngoáy chân, đánh chân tại chỗ, quay di động, quay nhích gót, đá gót chân, chọi gà v.v… Trong đó, mô típ chủ đạo là quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoáy ốc. Khèn Mông chỉ có đàn ông Mông thổi trong dịp lễ hội Gầu Tào, làm ma, hay thổi cho người chết. Thổi khèn đi kèm với múa của các em gái Mông, chân đá chân lướt đều và những vòng lộn cùng khèn hòa với men rượu, thắng cố, mèn mén, giữa núi rừng bao la. Múa khèn với các vũ điệu đẹp, tài hoa, dũng mãnh và trữ tình thể hiện sức sống mãnh liệt trên đại ngàn gió và nắng của núi rừng Tây Bắc.

Trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái đã góp phần khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của cây khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông, đồng thời góp phần khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn - Yên Bái.

Đọc thêm

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phú Thọ tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ

Phần tế được cử hành theo nghi lễ truyền thống, trang trọng, thành kính
(PLVN) - Ngày 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Huyện Quốc Oai đón Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận lễ hội truyền thống chùa Thầy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Kim Nhuệ - Hà Nội mới)
(PLVN) - Tối 12/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy, đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Lễ hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 với chủ đề “Quốc Oai-khơi nguồn di sản".

Tết Chôl Chnăm Thmây - vẻ đẹp của sự hòa hợp văn hóa

Các nghi lễ của Tết Chol Chnam Thmay chủ yếu diễn ra tại các ngôi chùa của đồng bào Khmer. (Nguồn: TT)
(PLVN) - Chôl Chnăm Thmây - Tết cổ truyền của cộng đồng người Khmer tại Việt Nam đã trở thành nét đẹp của sự hòa hợp văn hóa các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam. Năm 2024, Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer sẽ diễn ra từ ngày 13 - 16/4/2024 (dương lịch, nhằm ngày mùng 5 - 8/3 âm lịch).

Lễ hội điện Huệ Nam - cuộc trình diễn văn hóa dân gian trên sông Hương

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
(PLVN) - Lễ hội điện Huệ Nam (hay còn gọi là Lễ hội điện Hòn Chén) là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na thường được tổ chức vào dịp tháng Ba và tháng Bảy âm lịch. Lễ hội được xem như là một cuộc trình diễn văn hóa dân gian trên sông Hương.

Tết Thanh minh trong đời sống tâm linh người Việt

Độc đáo Tết Thanh Minh của các dân tộc Việt. (Ảnh: Nguyễn Liên)
(PLVN) - Thanh minh là ngày Tết thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Tết Thanh minh được tổ chức vào tháng Ba âm lịch trong tiết trời mùa xuân, gắn với tục đi tảo mộ của người dân.

Chuyện của… Trúc Chỉ

Thưởng trà, ngắm tranh trong không gian triển lãm Trúc chỉ tại Hà Nội. (Ảnh: Trúc chỉ Garden)
(PLVN) - Tranh Trúc Chỉ được biết đến như những “bức tranh trong giấy”. Hầu hết các bức tranh Trúc Chỉ đều mang nét đẹp hoài cổ Việt Nam, được thể hiện qua hình ảnh bông sen, ánh trăng tròn, khóm trúc, con trâu...