Nghệ nhân trà sen Nguyễn Thị Dần, 101 tuổi vẫn nhớ những lần đài Truyền hình Nhật Bản tới làm phim về nghề ướp trà sen Tây Hồ. (Ảnh: NVCC)
Nghệ nhân trà sen Nguyễn Thị Dần, 101 tuổi vẫn nhớ những lần đài Truyền hình Nhật Bản tới làm phim về nghề ướp trà sen Tây Hồ. (Ảnh: NVCC)

Nghệ nhân 101 tuổi và “thiên cổ đệ nhất trà”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước thềm lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - nghề ướp trà sen Tây Hồ, chúng tôi có dịp tới ngôi nhà thấm đẫm hương “Trà sen bà Dần” qua hai thế kỷ. Cụ Dần đã 101 tuổi, có điều kỳ lạ, cứ đến mùa sen nở rộ tháng 6, cụ lại cùng con cháu ngồi lấy gạo sen trong những sớm mai tinh khiết, để làm nên thứ trà sen “ đệ nhất” Hà thành…

“Từ nhỏ, tôi đã thấy bà, thấy mẹ làm trà sen”

Mùa sen ở Hồ Tây bắt đầu từ tháng 6 kéo dài đến cuối tháng 8 hằng năm. Đây cũng là mùa duy nhất để các nghệ nhân ở Quảng An, Nhật Tân quận Tây Hồ hái sen về ướp chè.

Dường như nguồn nước Hồ Tây đã tạo nên giống sen quý. Sen quý vì bông lớn, khi nở to như hai bàn tay, có trăm cánh (còn được gọi là Bách Diệp), xếp lớp bao bọc lấy nhụy, đài và gạo sen, giữ cho sen một mùi thơm thuần khiết, ngát đượm.

Để có được một 1kg trà sen thành phẩm, phải cần đến 1000 bông hoa sen Bách Diệp Hồ Tây. (Ảnh: NVCC)

Để có được một 1kg trà sen thành phẩm, phải cần đến 1000 bông hoa sen Bách Diệp Hồ Tây.

(Ảnh: NVCC)


Ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị Dần nằm dưới con dốc sâu hút trên phố Tô Ngọc Vân. Ấy nhưng, với giới sành trà thì đây là địa chỉ chứa đựng một kho báu vô giá - văn hóa trà sen Tây Hồ Hà Nội.

Mặc cho dòng chảy của nhịp sống công nghiệp hiện đại, cụ Dần vẫn giữ nếp ướp trà sen thủ công truyền thống sang quý của người Hà thành xưa. Cụ mới chính thức “tạm nghỉ” từ vài năm nay, nhưng cụ yên tâm vì mọi bí quyết cụ đã truyền lại cho con gái.

Bà Thân, con gái cụ cho biết, con cháu giữ cụ như Phật sống trong nhà. Những sáng mai khi sen mang từ đầm về, nếu cụ khỏe, con cháu lại đưa cụ ra lấy gạo sen. Dù mắt cụ không còn thấy rõ, nhưng cụ vẫn minh mẫn, và đôi tay khéo từ thuở ngoài 20 tuổi của cụ con cháu vẫn khó theo kịp…

Theo dòng hồi ức của bà Ngô Thị Thân, đây là nơi bà ngoại của bà - mẹ đẻ của cụ Dần sinh sống. Làng Quảng An xưa vốn có nghề làm hoa truyền thống. Bà Thân nhớ bà ngoại và mẹ mình thường chỉn chu trong tà áo dài tứ thân, thắt đai xanh quẩy gánh hoa sen đi bán trên các con phố Hà Nội. Bởi thế, từ nhỏ lắm, bà Thân đã làm trà sen theo mẹ, theo bà.

Nhà bà ngoại của bà Thân khi xưa còn có khu vườn rộng vút tầm mắt ra tận mép hồ, trong đó trồng hoa sói và hoa ngâu - hai loại hoa ướp hương trà mà giới tao nhân mặc khách rất chuộng dùng. Theo lời bà Thân, để có được một 1kg trà sen thành phẩm, phải cần đến 1000 bông hoa sen Bách Diệp Hồ Tây. Hoa phải được hái vào khoảng thời gian từ 4-5h sáng khi chưa có ánh nắng mặt trời. Hoa phải ngậm đủ tinh túy của đất trời, đúng độ hàm tiếu, hé miệng sáo, là thời điểm cho hương tốt nhất. Nếu hái sớm quá, hương chưa kịp chín, hái muộn quá hương lại bị phôi pha…

Sen hàm tiếu là một trong những nguyên liệu quan trọng để làm nên một loại trà được mệnh danh là “thiên cổ để nhất trà”, loại trà đó chính là trà sen Tây Hồ.

Sen hàm tiếu là một trong những nguyên liệu quan trọng để làm nên một loại trà được mệnh danh là “thiên cổ để nhất trà”, loại trà đó chính là trà sen Tây Hồ.

Vào mùa sen tháng 6, mỗi ngày gia đình bà làm cả 1000 bông sen để ướp trà, huy động toàn bộ con cháu trong nhà mỗi người một việc. Hoa hái trên đầm về phải nhanh chóng tách lấy gạo, cứ 1kg trà ướp cùng 1 lạng gạo sen, ướp trong 1 đêm. Sau đó trà được đem sấy để giữ đẫm hương sen, sau đó lớp gạo sen cũ được sàng bỏ, tiếp tục ướp lớp gạo sen mới. Cứ 5 - 7 lần như vậy mới hoàn thành một mẻ trà. Cũng có nghĩa là phải 15 ngày ủ rồi sấy, rồi ủ, sấy… mới có một mẻ trà sen. Nói thì đơn giản vậy, chứ để được 1kg trà sen cần biết bao sự tinh tế, tỉ mỉ từ khâu chọn chè, chọn sen, đến lấy gạo, ướp hương cho trà. Bởi phải “sấy thế nào cho vừa đủ độ, khô quá tra bị gãy cánh, mất mùi, ẩm quá trà lại dễ bị hỏng, có mùi mục…”, bà Thân chia sẻ. “ Cũng may rồi mẹ tôi học được cách sấy trà bằng hơi nước, chứ ngày xưa sấy toàn bằng than hoa vất vả lắm. Sơ xẩy một chút là trà bị cháy, rồi bị mùi khói. Không biết bao nhiêu lần tôi bị cốc đầu vì làm hỏng trà của bà. Bà cũng rất nghiêm ngặt trong làm nghề, trà sen không đạt chất lượng là cũng bỏ đi”… “Năm nào có bão sớm là lo lắm. Một mẻ trà sen đang ướp được 2, 3 lần rồi mà có bão, sen bị gãy, hoặc chất lượng sen không tốt là coi như năm đó thất bại, trà lại phải gói lại chờ đến mùa sen sau” - bà Thân bùi ngùi kể về những “tai nạn” của nghề…

Nếu coi sen là “quốc bảo” của Hồ Tây thì trà Tân Cương Thái Nguyên cũng là “đệ nhất” trong các nguyên liệu dùng để ướp hương sen. (Ảnh: NVCC)

Nếu coi sen là “quốc bảo” của Hồ Tây thì trà Tân Cương Thái Nguyên cũng là “đệ nhất” trong các nguyên liệu dùng để ướp hương sen.

(Ảnh: NVCC)

(Ảnh: NVCC)Bởi sự kỳ công như thế, nên giá một kg trà sen hồ Tây không hề rẻ, phải tầm 7 - 10 triệu đồng, tùy chất lượng chè, chất lượng sen. Sống bằng nghề này không giàu được. Nhưng nó ngấm vào máu rồi, thậm chí như “mẹ tôi vẫn nhớ và mong mỏi mỗi mùa sen tháng 6”.

Bà Thân trước kia là chủ một tiệm hoa cưới nổi tiếng trên phố Hàng Lược. Cũng như bà ngoại và mẹ mình, bà Thân có tình yêu máu thịt với những bông hoa của làng Quảng An. Để rồi tình yêu ấy của cả ba thế hệ được chắt chiu vào sản phẩm tinh túy của người Hà Nội - trà sen Tây Hồ, được xem là “thiên cổ đệ nhất trà”.

Những năm gần đây, gia đình cụ Dần làm thêm trà sen ướp nguyên bông, còn được gọi là trà ướp xổi. Vẫn là những bông bách diệp của Đầm Trị được hái vào buổi sớm, lựa lúc còn miệng sáo, chum chím hàm tiếu, khi đó một lượng nhỏ chè ngon tầm đủ một ấm sẽ được cho vào bông hoa, rồi gói chặt lại bằng một chiếc lá sen ở bên ngoài. Sau đó bông sen sẽ tiếp tục được cắm trong nước một ngày cho hương tiếp tục tỏa ra, quyện chặt với chè. Đủ thời gian để trà đượm hương, bông sen sẽ được mang cấp đông hoặc sấy để bảo quản. Loại trà ướp nguyên bông này có giá thấp hơn trà sen truyền thống, chỉ khoảng 50.000đ là người dùng có thể được thưởng thức một ấm trà sen đượm nắng gió Tây Hồ. Tuy nhiên, để tận hưởng được sự tinh túy của đất trời, tận hưởng từng tầng hương sen ẩn sâu trong tách trà, thì vẫn cần đến những cánh trà sen được ướp theo lối truyền thống. “Trà sen ướp xổi có hương nhẹ nhàng của cánh sen, còn hương của trà sen truyền thống là hương của gạo sen - phần hương tinh tế nhất trong bông sen”, bà Thân cho biết.

Và “thiên cổ đệ nhất trà”

Nghệ nhân Nguyễn Thị Dần đã truyền lại nghề ướp trà sen suốt trăm năm cho con gái Ngô Thị Thân. (Ảnh: NVCC).

Nghệ nhân Nguyễn Thị Dần đã truyền lại nghề ướp trà sen suốt trăm năm cho con gái Ngô Thị Thân.

(Ảnh: NVCC).

Hầu như nhà ai ở làng Quảng Bá, phường Quảng An, quận Tây Hồ cũng đều dự trữ ở nhà một vài lạng trà sen để đãi khách, bạn hiền vào các dịp lễ, Tết, cưới hỏi... Trước đây trà sen do chính các nghệ nhân của làng ướp rất công phu, cầu kỳ, vì thế nó quý lắm, mua cũng khó và cũng không biết ai bán mà mua vì người ta chỉ ướp để tặng, biếu nhau mà thôi. Trước đó nữa, trà sen Tây Hồ xưa chỉ được dùng để tiến vua và các quan lại quý tộc quan trọng của triều đình.

“Đây thanh xuân người con gái mười tám đôi mươi

Đây bông sen Tây Hồ hàm tiếu buổi sớm mai”

Hoa sen được ví như thanh xuân của người con gái, rất ngắn ngủi và đáng trân quý. Sen hàm tiếu là một trong những nguyên liệu quan trọng để làm nên một loại trà được mệnh danh là “thiên cổ để nhất trà”, loại trà đó chính là trà sen Tây Hồ.

Cụ Dần sinh năm 1924, từ 9 tuổi, cụ Dần đã theo mẹ bán sen để ướp trà. Ngày ấy, ngoài 20 tuổi, khi mang sen đến bán ở phố Hàng Bạc, người dân mua xong thường nhờ cụ ngắt cánh hoa, lấy phần gạo sen để ướp trà. Sau đó, khi gánh hoa qua phố, cụ lại được khách quen gọi vào, mời thưởng thức và góp ý về trà họ đã ướp hoa sen. Cứ thế, cụ “nghiện” loại trà này từ lúc nào không hay. Về nhà, cụ cũng tự ướp trà sen. Lần sau ướp khéo hơn lần trước, cuối cùng cụ tìm ra bí quyết ướp trà ngon cho riêng mình.

Cụ Dần cùng gánh sen đi qua hai cuộc kháng chiến, rồi theo các cụ trong phố cổ học thêm nghề ướp chè (Ảnh: NVCC).

Cụ Dần cùng gánh sen đi qua hai cuộc kháng chiến, rồi theo các cụ trong phố cổ học thêm nghề ướp chè (Ảnh: NVCC).

Khi Pháp đánh Hà Nội, nhiều người đi tản cư còn cụ vẫn bám Thủ đô hoạt động tự vệ, bán hoa sen để dễ bề đi lại. Cứ thế, cụ Dần cùng gánh sen đi qua hai cuộc kháng chiến. Rồi cụ Dần còn theo các cụ trong phố cổ học thêm nghề ướp chè, mỗi nhà học một ít rồi tự rút thành cái riêng của mình. Cụ có khách khắp phố cổ nên luôn là người tiêu thụ sen nhiều nhất vùng Quảng Bá.

Nếu coi sen là “quốc bảo” của Hồ Tây thì trà Tân Cương Thái Nguyên cũng là “đệ nhất” trong các nguyên liệu dùng để ướp hương sen. Theo các nghệ nhân ở Tây Hồ, sen Hồ Tây phải được ướp từ trà Tân Cương, bởi trà Tân Cương có vị đậm đà. Người làm trà cũng cần thực hiện rất nhiều công đoạn, từ hái hoa, sơ chế hoa, tỷ lệ pha trộn giữa chè khô và cánh sen, thời gian ủ, sấy trà… Ở Tây Hồ giờ còn vài nghệ nhân theo nghề ướp trà sen. Ướp trà sen có chung cách làm nhưng mỗi nhà có bí quyết riêng, ai khéo ở khâu nào thì chè ngon theo cách đó.

Từ ngàn xưa, người Việt đã có nhiều cách thưởng trà khác nhau. Trà ướp hương hoa cũng có nhiều loại hoa làm trà, từ mộc, ngâu, lan cho đến bưởi, sói, nhài… Những nhà văn tài hoa của Hà Nội như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… cũng mô tả về trà. Và như thế, văn hóa trà được nối tiếp như dòng chảy mãnh liệt của lịch sử.

Theo cụ Dần, ướp trà cầu kỳ, cách thưởng trà cũng không kém phần công phu. Nước pha trà phải vừa đủ sôi, hơi tăm tăm. Khi rót nước không được rót đầy ấm, chỉ nên rót khoảng 2/3 ấm, khoảng không phía trên của ấm có tác dụng lưu hương. Rót ra chén thì nên thấp tay để không tạo bọt. Uống trà sen phải để cho tâm hồn thư giãn, nhâm nhi từng ngụm thì mới cảm nhận vị đậm đà trong từng giọt trà… Và cả cụ Dần và bà Thân, khi nói về sen đều vô cùng trìu mến, trân quý. Chẳng thế, ngày xưa, đàn bà con gái nếu đến tháng đều cấm kỵ không hái sen, bán sen, để giữ độ tinh khiết thanh tao của sen…

Nếu được phép gọi tên, chúng tôi sẽ gọi ngôi nhà nằm trong con dốc sâu hút của ngõ Tô Ngọc Vân của cụ Dần là ngôi nhà trà hương. Độ tháng 2, tháng 3, khi đất trời ướp hương hoa bưởi, bà sẽ đến vùng đất có giống bưởi tiến vua trứ danh Hà Thành là làng Diễn để mua hoa về ướp trà. Tháng 4, tháng 5 là mùa ướp trà nhài. Tháng 6 - khi những bông hoa sen trong Đầm Trị bắt đầu vào đúng độ đẹp nhất, ngôi nhà của bà bắt đầu ngát hương sen. Cụ Dần vẫn nhớ những vị khách đến nhà, những lần đài truyền hình Nhật Bản đến làm phim. Và bà Thân, người con gái duy nhất của cụ Dần, đang giữ nghề làm trà sen như mạch nguồn thẳm sâu, tao nhã, riêng có của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội… Có lẽ cũng đã trăm năm, người già ở những làng ven hồ Tây đã có thú vui tao nhã là vừa ngồi ngắm trăng thưởng hoa và uống trà hương sen được ướp bằng chính những bông hoa sen Tây Hồ như thực, như mơ…

Tháng 7/2012, trà ướp sen Hồ Tây bằng phương pháp thủ công từ hàng trăm năm mang thương hiệu Chè sen Quảng An đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trà sen cũng trở thành niềm tự hào của người hồ Tây khi chè sen Quảng An có mặt ở nhiều hội nghị cấp cao cũng như những diễn đàn ẩm thực danh giá…

Đọc thêm

Mùa sen tháng 6 “đánh thức” giác quan

Gánh hoa sen đẹp ngỡ ngàng trên phố Hà Nội. (Ảnh: Tú Phạm)
(PLVN) - Dưới cái nắng nhiệt đới của tháng 6 khiến bao loài hoa e ngại, hoa sen lại càng tươi tắn, có lẽ vì là loài hoa tri kỷ của mùa hè, giống như hoa cúc của mùa thu hay hoa đào của mùa xuân. Nhiều người mong đến mùa hè để ngắm sen, không chỉ đơn thuần là chiêm ngưỡng hương sắc mà còn để nâng niu, thỏa mãn khứu giác, thậm chí là vị giác với những sản vật từ sen.

Hệ giá trị gia đình - Hạt nhân của hệ giá trị quốc gia

Từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam. Ảnh tham gia cuộc thi Gia đình do Hội Nhiếp ảnh TP HCM tổ chức.
(PLVN) -  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã từng có câu: “Nước là cái nhà to” và “Nhà chính là nước nhỏ”. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của mỗi một con người, mỗi một xã hội, mỗi một quốc gia, dân tộc. Gia đình là nơi khởi nguồn sinh ra mỗi con người, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc.

Nhà Nguyễn và những cuộc binh biến trong cung cấm

Cung điện nhà Nguyễn tại Huế. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Những cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp và chống cả nhà Nguyễn nổi dậy khắp nước khiến nhà Nguyễn rất mỏi mệt và lo sợ. Trong cung cấm đã xảy ra ba cuộc binh biến lớn từ những vị trong dòng tộc nhà vua.

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...

Nên và không nên làm gì trong Tết Đoan Ngọ?

Nên và không nên làm gì trong Tết Đoan Ngọ?
(PLVN) - Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi tết Đoan dương, Tết diệt sâu bọ là ngày lễ truyền thống của người Việt, diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Năm 2024, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ 2, ngày 10/6 dương lịch. Dân gian cho rằng nên và không nên làm một số việc trong ngày này.

Lễ hội ẩm thực chay thu hút hàng ngàn người dân và du khách Huế

Lễ hội ẩm thực chay- Festival Huế 2024 diễn ra từ ngày 8/6 đến 9/6.
(PLVN) - Chiều 8/6, tại Nghinh Lương Đình, TP Huế, Ban từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Tổ chức Festival Huế, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh và một số doanh nghiệp, cơ sở ẩm thực, nhà hàng, khách sạn trong tỉnh tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực chay - Festival Huế 2024.

Cần những câu chuyện kể để bảo tồn, phát huy tiềm năng di sản ở bảo tàng

Chiếc hộp kể chuyện ở Bảo tàng TP HCM. (Nguồn: baodautu.vn)
(PLVN) - Dự án “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam” do Quỹ Đoàn kết các dự án Đổi mới (FSPI) của Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2022 - 2024. Để phát triển, nâng tầm các bảo tàng, Việt Nam đã và đang thực hiện những dự án, liên kết để học hỏi kinh nghiệm gìn giữ, bảo tồn di sản và phát huy tiềm năng của bảo tàng.

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Lễ hội cầu mưa của người Thái Trắng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được bảo tồn và phát huy. (Ảnh: Hà Hằng)
(PLVN) - Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.

Làng nghề Vĩnh Phúc thích ứng để hội nhập

Phát triển làng nghề thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
(PLVN) - Trong bối cảnh hội nhập, các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống bền vững.

Triển lãm 'Báu vật hoàng cung' tại Lâm Đồng

Triển lãm 'Báu vật hoàng cung' tại Lâm Đồng
(PLVN) - Bảo tàng Lâm Đồng mở cửa miễn phí đón khách tham quan với nhiều hoạt động hấp dẫn đến ngày 6/6, trong đó, lần đầu tiên 36 hiện vật “Báu vật hoàng cung” được trưng bày, giới thiệu đến công chúng. 

Những kỷ lục ở chùa 'bà Đanh' và đền 'bà chúa Mõ'

Chùa Trà Phương có lịch sử hơn 1.000 năm, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, tôn giáo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Cổ Trai Đế vương, Trà Phương Công chúa”, câu đồng dao được lưu truyền từ đời này sang đời khác khi nhắc đến mảnh đất Trà Phương (Kiến Thụy - Hải Phòng), nơi có ngôi chùa cổ lưu giữ những giá trị văn hóa, kiến trúc và lịch sử hàng nghìn năm gắn liền với tích chuyện xưa.

Di sản tư liệu - kho báu về tri thức và lịch sử

Châu bản triều Nguyễn còn lưu bút tích các vị hoàng đế. (Ảnh: TTH)
(PLVN) - Các di sản tư liệu của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, địa phương đều có bản sắc, nét độc đáo riêng. Những di sản tư liệu đó phản ánh một bề dày lịch sử - văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy các di sản tư liệu là nhiệm vụ có ý nghĩa sâu sắc vì di sản tư liệu chứa đựng hồn phách của dân tộc.

Tiền Nhị Hà - bí ẩn từ lòng sông cổ

Tiền Nhị Hà - bí ẩn từ lòng sông cổ
(PLVN) - Cách đây hơn 4.500 năm khi bờ biển rút dần từ khu vực Hà Nội ra tới Hải Phòng, vùng châu thổ sông Tiền Nhị Hà (tức sông Hồng cổ) đã dần hình thành với các dấu vết địa chất vẫn còn rõ nét gây tò mò lớn đối với thế hệ trẻ Gen Z ngày nay.

Đến Đồng Tháp ăn 'đại tiệc' sen

Hội thi đã quảng bá, giới thiệu các món ẩm thực từ sen đặc trưng của Đồng Tháp.
(PLVN) - Qua bàn tay khéo léo và nguyên liệu phong phú từ sen, người dân Đồng Tháp đã sáng tạo, chế biến nhiều món ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn. Các món ăn đa dạng về màu sắc và hương vị đã “mời gọi” níu chân du khách mỗi khi đến Đồng Tháp.