Nghề 'đồng nát' và câu chuyện tái chế rác thải

Những người làm công việc thu gom đồng nát vẫn thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Thanhnien.vn)
Những người làm công việc thu gom đồng nát vẫn thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Thanhnien.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghề đồng nát, một nghề phi chính thức nhưng hiện đóng vai trò quan trọng trong bài toán giải quyết phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, tăng khả năng tái chế rác thải nhựa, giảm phát thải ra môi trường...

Mắt xích quan trọng

Tại Việt Nam, một trong những vấn đề nan giải đối với phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn hiện nay chính là việc phân loại rác thải nhựa tái sinh giá trị thấp và rác hữu cơ chưa hiệu quả. Tại Hà Nội, bãi tập kết xử lý rác mỗi ngày xử lý khoảng hơn 5.000 tấn rác bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Tuy nhiên, trong hàng nghìn tấn rác thải lại lẫn với tài nguyên quý giá có thể tái chế, tái sử dụng. Việc phân loại rác thải không hiệu quả đồng nghĩa với việc nguồn tài nguyên đang bị lãng phí.

Mặc dù đã có nhiều mô hình, chiến dịch được phát động và thực hiện nhưng hiệu quả phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn chưa cao. Trong khi đó, nhóm ngành nghề phi chính thức trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là nghề đồng nát, ve chai lại đang thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên. Trên thực tế, có tới ít nhất 2/3 lượng rác thải nhựa được phân loại và thu gom tại các đô thị đến từ lực lượng lao động này.

Không khó để bắt gặp tiếng rao quen thuộc “đồng nát, sắt vụn đi” trên mọi ngóc ngách từ thôn quê đến thành thị. Cùng với sự hình thành và phát triển của đô thị, nghề đồng nát, ve chai đã hình thành tại Việt Nam từ 30 - 40 năm với hàng nghìn làng tái chế khắp đất nước. Ước tính hiện Việt Nam có khoảng gần 3 triệu người làm công việc thu gom, phân loại và tái chế rác.

Chia sẻ với truyền thông, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Hội nhựa tái sinh Việt Nam ghi nhận sự đóng góp rất lớn của lực lượng ve chai trong khâu phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Theo ông Vượng, nếu không có họ thì phải tưởng tượng là lượng rác không được thu gom sẽ tràn ngập thành phố.

Đặc điểm nghề mưu sinh vất vả, thu nhập thấp và bấp bênh, nhưng những người thu mua đồng nát, ve chai lại chính là những nhân tố tiên phong trong thực hiện kinh tế tuần hoàn và đóng góp lớn vào chu trình tái chế rác thải tại Việt Nam.

Kết nối lực lượng chính thức và phi chính thức

Mặc dù có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tái chế, góp phần không nhỏ để giải quyết bài toán bảo vệ môi trường tại Việt Nam nhưng những người làm nghề ve chai, đồng nát vẫn là lực lượng phi chính thức, thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. Những phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Họ còn thường xuyên phải đối mặt với định kiến thân phận hoặc bị kỳ thị khi làm việc với rác thải.

Trước thực tế trên, ngày 7/3, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) đã tổ chức chương trình giao lưu, chia sẻ công việc thu gom chất thải tái chế giữa lực lượng chính thức và phi chính thức, trên địa bàn TP Hà Nội. Tại chương trình, các đại biểu đã nêu những vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, duy trì vệ sinh môi trường. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, công việc của công nhân khá vất vả do lượng chất thải phát sinh ngày một lớn; Sự thiếu phối hợp giữa lực lượng chính thức (công nhân môi trường) và lực lượng phi chính thức (người nhặt rác, đồng nát…) khiến công tác thu gom, phân loại chất thải gặp nhiều khó khăn.

Các đại biểu cho rằng, những cơ quan có chức năng cần hài hoà lợi ích giữa 2 lực lượng này để nâng cao hiệu quả thu gom, duy trì vệ sinh môi trường. Cụ thể, cần tận dụng, phát huy “sức mạnh” của đội ngũ thu gom chất thải phi chính thức; Đồng thời có những cơ chế hỗ trợ đội ngũ thu gom chất thải phi chính thức, cho họ được hưởng những quyền lợi trong việc thu gom, xử lý chất thải.

Chương trình còn nêu ra thực trạng dòng chất thải đến từ việc thu gom tự do chảy về làng nghề hiện đang bị đánh đồng với lực lượng gây ô nhiễm. Mặc dù đóng vai trò tích cực và đáng ghi nhận nhưng những người thu gom tự do đang khiến dòng chất thải chảy về làng nghề không được tái chế đúng cách, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ môi trường. Do vậy, họ cũng cần nâng cao nhận thức và góp phần bảo vệ môi trường bằng cách đưa chất thải tái chế về nơi thu mua, xử lý đúng cách.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.