'Quyết' xử lý tận gốc nguồn gây ô nhiễm sông Tô Lịch

Một đoạn sông Tô Lịch hiện tại. (Ảnh: Văn Sơn)
Một đoạn sông Tô Lịch hiện tại. (Ảnh: Văn Sơn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mới đây, lãnh đạo Thành ủy và UBND TP Hà Nội có chỉ đạo kiên quyết trong việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm sông Tô Lịch, sớm đưa con sông trở lại trong sạch vào dịp 2/9/2025.

Sông Tô Lịch dài hơn 14km, bắt nguồn từ phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), đổ ra sông Nhuệ - đoạn xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì). Từ quá khứ đến hiện tại, sông Tô Lịch gắn bó với đời sống cư dân nội thành, mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, dưới sức ép của quá trình đô thị hóa, quy hoạch xây dựng không đồng bộ cùng sự thiếu ý thức của người dân sống ven sông đã làm cho lòng sông bị thu hẹp, một số đoạn hành lang bảo vệ bị lấn chiếm, tập kết rác và xả nước thải bừa bãi; chất lượng nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Trung bình mỗi ngày, sông Tô Lịch phải tiếp nhận khoảng 160.000m3 nước thải sinh hoạt. Hầu hết lượng nước thải này không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn đã xả trực tiếp ra sông.

Trong những năm qua, TP Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để hồi sinh các dòng sông chết chảy qua nội thành, đặc biệt trong đó là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, Kim Ngưu.. Hà Nội đã nỗ lực thực hiện một số giải pháp để làm sạch hệ thống sông nói chung, sông Tô Lịch nói riêng.

Một số trạm xử lý nước thải đã được xây dựng. Năm 2013, Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (quận Hoàng Mai) có công suất 200.000m3/ngày đêm đã được TP đưa vào vận hành, với nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải của sông Sét và Kim Ngưu.

Một số dự án cũng được tiến hành nhằm thu gom và xử lý nước thải như hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị khu vực quận Hà Đông và Sơn Tây, công suất lần lượt 45.000m3/ngày đêm và 20.000m3/ngày đêm; hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô công suất 84.000m3/ngày đêm.

Tuy nhiên, những giải pháp nêu trên vẫn chưa đạt kỳ vọng, đặc biệt là với sông Tô Lịch. Vì vậy, khi gói thầu số 1 Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (công suất 270.000m3/ngày đêm) đã hoàn thành và bắt đầu vận hành thử nghiệm từ ngày 1/12/2024, kỳ vọng lộ trình cải tạo môi trường nước sông Tô Lịch sẽ sớm thành hiện thực; trong đó có công việc quan trọng là triển khai dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, dự kiến bắt đầu vận hành từ 2/9/2025.

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá bước vào giai đoạn 6 tháng vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Di Linh)

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá bước vào giai đoạn 6 tháng vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Di Linh)

Đại diện Sở Xây dựng cho biết, về việc làm ống ngầm dẫn nước từ sông Hồng vào Hồ Tây để làm sạch sông Tô Lịch, Sở đã tính toán các phương án. Phương án tốt nhất hiện nay để tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch là lấy nước từ sông Hồng đưa vào ngõ 464 Âu Cơ, đi ngầm qua đường Âu Cơ.

Hiện Hà Nội đã thu gom nước thải ở các cổng xả thải dọc sông Tô Lịch để chuyển về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Sau khi đưa vào vận hành thử nghiệm, dự kiến phát sinh khoảng 200 tấn bùn thải/ngày.

Ngoài ra, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ lập báo cáo dự án xử lý, tái chế bùn thải thoát nước đặt ở huyện Thường Tín. Mục tiêu của dự án trên là để xử lý từ 1.500 tấn, sau đó nâng công suất lên là 3.000 tấn bùn thải/ngày đêm. Bùn thải sau xử lý sẽ được vào tái sử dụng tại các nhà máy làm xi măng, hoặc để trồng cây…

PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá cùng với các dự án xử lý nước thải, cấp nước cho các dòng sông; thì để hồi sinh các dòng sông chết, Hà Nội cần tập trung nâng cao nhận thức về môi trường cho các chuyên gia, người làm chuyên môn, đặc biệt là người dân. “Cần minh bạch phương án, kinh phí, đơn vị thực hiện… để các nhà khoa học, giới chuyên môn giám sát, phản biện. Làm rõ công tác quản lý, phân cấp quản lý sông Tô Lịch sau tiến hành cải tạo, rõ người, rõ trách nhiệm, rõ phương án… để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân”, bà An nói.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.