Nghệ An: Nhiều trạm trộn bê tông “hành” dân

Quá thời hạn di dời, Trạm trộn bê tông của  Cty CP Tân Nam vẫn hoạt động bình thường
Quá thời hạn di dời, Trạm trộn bê tông của Cty CP Tân Nam vẫn hoạt động bình thường
(PLO) - Trên địa bàn Nghệ An hiện có khá nhiều trạm trộn bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng đang hoạt động. Điều này đã  đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó phải kể tới tình trạng “ô nhiễm” do các trạm trộn này gây ra.

7 năm sai phạm

Có mặt tại Nhà máy bê tông Vinh Thành (thuộc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Vinh Thành – Cty Vinh Thành) đóng trên địa bàn xã Nghi Liên, TP Vinh, phóng viên chứng kiến cảnh ra vào tấp nập của hàng chục chiếc xe chở sản phẩm bê tông đi tiêu thụ. Quá trình sản xuất, rửa dọn xe chở không có bể lắng nên nước bẩn theo mương dẫn chảy thẳng ra hành lang đường sắt Bắc – Nam và khu đất sản xuất của người dân.

Một con mương lớn được đơn vị này đào ngay sát nhà máy, chảy dài khoảng hơn 100m chứ nước thải đục ngầu. Ở cuối mương, chất thải rắn màu trắng đục chất cao, đổ bừa bãi, vung vãi khắp nơi. Nhiều diện tích đất canh tác của người dân nơi đây bị nguồn nước bẩn tràn vào. Còn phía trên là bùn, vữa bê tông và phụ gia vương vãi khiến con đường tiếp cận khu vực mương trở nên lầy lội.  

Được biết, ngày 19/7/2017, Sở TN&MT Nghệ An đã xử phạt vi phạm hành chính 35 triệu đồng đối với Cty Vinh Thành do vi phạm “không ký hợp đồng chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý theo quy định”. 

Theo Quyết định 661 và Quyết định số 6099/QĐ.UBND.NN ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ An thì Cty Vinh Thành được UBND tỉnh Nghệ An cho thuê đất để xây dựng trung tâm thương mại, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và gia công cơ khí. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm thì dự án này vẫn chưa hoàn thành như phê duyệt. Đất bị sử dụng đất không đúng mục đích và xây dựng không đúng quy hoạch. 

Mặc dù thay đổi tên gọi từ “công ty cổ phần” sang “công ty TNHH” nhưng đơn vị này chưa làm thủ tục đăng ký biến động theo điểm b khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013. Riêng số tiền thuê đất, mặc dù được khấu trừ hàng năm nhưng chưa có quyết định ghi thu, ghi chi của UBND tỉnh Nghệ An…

Trả lời câu hỏi của phóng viên về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của cấp có thẩm quyền phê duyệt, ông Sơn – Giám đốc Cty Vinh Thành nói: “Cái đó (tức ĐTM) chúng tôi có. Không có cái đó làm sao mà hoạt động được”. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị được xem ĐTM thì ông Sơn từ chối và cho rằng “báo chí không có quyền xem”. 

Thất hứa và không chịu di dời?

Bên cạnh vi phạm của trạm trộn bê tông Cty Vinh Thành, thì trạm trộn bê tông nhựa nóng của Công ty CP Tân Nam đóng tại xã Nghi Yên (Nghi Lộc, Nghệ An) cũng “thất hứa” khiến người dân bức xúc. 

Theo phản ánh, trạm trộn bê tông nhựa nóng của Công ty CP Tân Nam sau khi hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống quanh khu vực. Khoảng đầu tháng 7/2016, không chịu nổi ô nhiễm từ trạm trộn, nhiều người dân gần khu vực đã chặn cổng không cho xe ra vào. Sau đó, ngày 22/7/2016, Ban quản lý KKT Đông Nam, UBND huyện Nghi Lộc, UBND xã Nghi Yên, Công ty CP Tân Nam đã có buổi làm việc với người dân xóm Cửa Mỏ và xóm Tây Sơn, kết luận: Đề nghị di dời trạm trộn của Công ty CP Tân Nam ra vị trí cách khu dân cư tối thiểu 1km. Nếu không di dời trạm trộn thì thực hiện bồi thường, di dời các khu vực dân cư bị ảnh hưởng do tác động tiêu cực môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất gây ra. 

Công ty CP Tân Nam cam kết trong thời gian tối đa 04 tháng (kể từ ngày 22/7/2016) sẽ làm các thủ tục liên quan để tiến hành di dời trạm trộn bê tông đến vị trí mới không ảnh hưởng đến khu các khu dân cư. Trong thời gian làm các thủ tục để di dời đến vị trí mới, Công ty xin được tiếp tục vận hành trạm trộn để cung cấp bê tông nhựa cho các dự án của tỉnh cần triển khai gấp; đồng thời triển khai thực hiện các giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Điều chỉnh thời gian vận hành phù hợp, hạn chế tối đa ảnh hưởng của người dân và vùng phụ cận, cụ thể: Buổi sáng: 5h đến 11h 30’; buổi chiều: 14h đến 18h30’ (không vận hành vào ban đêm).

Biên bản là vậy nhưng sau hơn 1 năm, trạm trộn bê tông Công ty CP Tân Nam vẫn ngày đêm “hành” người dân và không di dời như cam kết. Một người dân ở đây cho biết, “ban ngày họ nấu ít, chứ ban đêm nấu nhiều, không khí nồng nặc mùi dầu”.

Đề nghi các cơ quan chức năng TP Vinh, huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An cần sớm có phương án, xử lý các trạm trộn vi phạm theo quy định, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và cuộc sống của người dân trong khu vực.

Đọc thêm

Cụ ông con liệt sỹ bất ngờ nhận được thông báo cưỡng chế vi phạm hành chính?!

Mỗi khi trời mưa lối vào nhà ông Đạt thường bị ngập vì bị bít chặn đường thoát nước.
(PLVN) - Cụ ông 82 tuổi khẳng định trước khi nhận được thông báo về việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, ông chưa từng nhận được biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính để biết bản chất sự việc và thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu
(PLVN) - Ngày 26/7, Công an huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết đang phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh tiến hành khám nghiệm tử thi, xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của một thi thể trên sông Hậu.

Kon Tum: Kỳ lạ những công trình kiên cố tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông

Công trình tại tiểu khu 478, thôn Kon Năng, xã Măng Cành.
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo ra ngày 9/1/2024, thời gian gần đây, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông (trụ sở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông; 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu) đã để xảy ra một số vụ phá rừng trên lâm phần của Cty; như tại tiểu khu 388, xã Đắk Ring; tiểu khu 400, xã Măng Bút.

Nhiệt điện Hải Phòng hủy thầu gói thầu mua than cám có giá hơn 1.311 tỷ đồng sau gần 5 tháng đấu thầu

Trụ sở Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng.
(PLVN) - Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng vừa có quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp than cám 6a.14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng. Lý do hủy thầu được thông báo là do tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.