Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm một nữ bác sĩ trực tiếp khám cho bệnh nhân 418 tại Đà Nẵng

Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh bệnh phẩm để xét nghiệm. Ảnh: Đắc Thành
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh bệnh phẩm để xét nghiệm. Ảnh: Đắc Thành
(PLVN) - Một nữ cán bộ y tế trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân 418 tại Đà Nẵng đã về Nghệ An chăm người ốm đã được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế theo quy định. 

Tối 26/7, PGS-TS Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, qua rà soát, tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn Nghệ An có hơn 1.716 người từ Đà Nẵng đến trong vòng 14 ngày qua. Riêng trong ngày hôm nay, có đến hơn 500 người đến Nghệ An, những người này được cơ quan y tế giám sát chặt chẽ, yêu cầu tự cách ly tại nhà. 

Cũng theo ông Chỉnh, trong chiều tối cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối với một trường hợp là nữ nhân viên y tế tiếp xúc gần với bệnh nhân ở Đà Nẵng. Kết quả lần 1 cho thấy, người này âm tính với nCoV-2.

Theo đó, trường hợp này là một nữ cán bộ y tế 25 tuổi, quê ở xã Viên Thành, công tác tại Bệnh viện Hải Châu, Đà Nẵng. Sáng nay, sau khi Bộ Y tế công bố “ca bệnh 418”, người này chủ động liên hệ với cơ quan chức năng địa phương để trình báo, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tập trung.

Theo như nữ nhân viên y tế này kể lại, ngày 21/7, trong lúc đang làm việc thì chị này có trực tiếp thăm khám bệnh cho “bệnh nhân 418” tại Bệnh viện Hải Châu. Thời điểm đó, người đàn ông này chưa có dấu hiệu bị nhiễm dịch. Sau đó, ngày 25/7, chị này về quê ở huyện Yên Thành thăm bà bị ốm. Sau khi nhận được thông tin về ca bệnh trên chị này đã chủ động trình báo với ngành chức năng. 

Được biết, "Ca bệnh 418" là ông N.V.N. (61 tuổi, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu) có tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp. Ngày 11/7, bệnh nhân này cảm thấy ho, kèm sốt về chiều, mệt mỏi, sụt ký, ăn uống kém nên đã nhờ con rể chở đến khám tư tại phòng khám trên đường Bắc Đẩu (quận Hải Châu).

Sau khi lấy thuốc điều trị nhưng kg khỏi, ngày 18/7, bệnh nhân vào khám cấp cứu tại Bệnh viện quận Hải Châu, sau đó bệnh nhân tự đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng và được chuyển vào Khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đà Nẵng (phòng 506). Tại đây, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân ho khạc đờm  trắng, khó thở, nghe rales ẩm rải rác, rales nổ 2 phổi. Ngày 23/7, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Đà Nẵng (tầng 3).

Chiều 24/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng đã tiến hành giám sát và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sàng lọc ngày 25/7 của CDC Đà Nẵng cho thấy mẫu bệnh phẩm dương tính với SARS-CoV-2. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân N. sau đó được gửi đi Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tất cả đều dương tính với virus SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.