Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông” tại TP.Cần Thơ

Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông” tại TP.Cần Thơ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay (19/6), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và thành phố Cần Thơ tổ chức Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông” và phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông năm 2022”.

Tham dự chương trình, có anh Nguyễn Hải Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đoàn kết Tập hợp Thanh niên Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia cùng đại diện lãnh đạo một số bộ ban ngành Trung ương, lãnh đạo các sở, ban ngành đoàn thể Thành phố Cần Thơ, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương, địa phương và gần 1.000 đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên Thành phố Cần Thơ.

Gần 1.000 đoàn viên, thanh niên Cần Thơ hưởng ứng Ngày hội

Gần 1.000 đoàn viên, thanh niên Cần Thơ hưởng ứng Ngày hội

Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Hải Minh cho biết: Hưởng ứng Năm An toàn giao thông 2022 với chủ đề: “Vì sức khỏe, sinh của người tham gia giao thông”. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội tổ chức các hoạt động về an toàn giao thông trong thanh thiếu nhi. Trong đó tập trung vào các nội dung như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho thanh thiếu niên, trọng tâm là học sinh, sinh viên, thanh niên nông thôn; xác định rõ trách nhiệm và phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong việc thực hiện pháp luật về giao thông và tích cực tham gia các hoạt động góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông.

Anh Nguyễn Hải Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đoàn kết Tập hợp Thanh niên Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam phát biểu tại chương trình

Anh Nguyễn Hải Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đoàn kết Tập hợp Thanh niên Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam phát biểu tại chương trình

Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai Cuộc vận động “Thanh niên với văn hoá giao thông” trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Vận động thanh niên thực hiện các hành vi văn hoá khi tham gia giao thông; thành lập, duy trì và đẩy mạnh hoạt động của các đội TNTN, TNXK tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông; nhân rộng các mô hình, công trình, phần việc của thanh thiếu nhi tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, như: xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, “Bến đò ngang an toàn”; “Điểm giao cắt đường bộ - đường sắt an toàn”, Đội hình thanh niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các tuyến đường bộ có khu công nghiệp, kinh tế tập trung đặc biệt là giảm thiểu ùn tắc giao thông tại khu đông dân cư, nhất là tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tổ chức các hoạt động tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và quản lý an toàn giao thông, như: Đăng ký các công trình, phần việc thanh niên tham gia tu sửa đường giao thông, xây dựng cầu giao thông nông thôn, mở đường tại các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, phối hợp xây dựng các “Đoạn đường thanh niên tự quản an toàn giao thông” với các hoạt động tuyên truyền chống lấn chiếm hành lang giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường xây dựng khu phố văn minh, an toàn, xanh - sạch - đẹp.

Thi vẽ tranh với chủ đề “Chất kích thích đối với lái xe”

Thi vẽ tranh với chủ đề “Chất kích thích đối với lái xe”

Phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia triển khai một số nội dung lớn như: các Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông”, Diễn đàn “Thanh niên với văn hóa giao thông”; Hội nghị “Lãnh đạo trẻ với an toàn giao thông” và các hoạt động truyền thông về văn hóa giao thông; phối hợp xây dựng các chương trình truyền thông về cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”; tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông”; Cuộc thi đề xuất các giải pháp “Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông”.

Tổ chức các Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông”, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, đội ngũ cốt cán trong cả nước; cung cấp các sản phẩm tuyên truyền về an toàn giao thông cho cơ sở; xây dựng các mô hình điểm về “Cổng trường an toàn”, “Điểm giao cắt đường sắt an toàn” và “Bến đò an toàn”; cuộc vận động đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi mô tô, xe máy; phổ cập bơi lội cho trẻ em vùng sông nước; tuyên dương, khen thưởng các gương điển hình tình nguyện trong lĩnh vực tuyên truyền và tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông...

Thăm và tặng quà cho các gia đình các nạn nhân do tai nạn giao thông

Thăm và tặng quà cho các gia đình các nạn nhân do tai nạn giao thông

Thông qua Ngày hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông” năm 2022.

Cuộc thi dành cho công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16-30. Vòng Sơ khảo của Cuộc thi diễn ra trong 06 tuần với hình thức trực tuyến (từ ngày 19/6/2022 – 30/7/2022) trên Ứng dụng Thanh niên Việt Nam (App Thanh niên) và tại địa chỉ website:

http://thanhnienvoivanhoagiaothong.vn

Nội dung thi tìm hiểu kiến thức chung về Luật Giao thông đường bộ và các chương trình hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và tổ chức Đoàn, Hội trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Kết thúc vòng Sơ khảo, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn 15 thí sinh có số điểm cao nhất, thời gian làm bài nhanh nhất vòng Chung kết của Cuộc thi. Vòng Chung kết của Cuộc thi dự kiến được tổ chức vào ngày 20/8/2022 theo hình thức đối kháng sân khấu.

Cơ cấu Giải thưởng gồm: 01 giải Nhất trị giá 10 triệu đồng; 02 giải Nhì trị giá 05 triệu đồng/giải; 03 giải Ba trị giá 03 triệu đồng/giải; 09 giải Khuyến khích trị giá 01 triệu đồng/giải cùng với Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức và các giải thưởng giá trị khác. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao Giải tập thể cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp tỉnh, thành phố có số thí sinh tham gia/tổng số thanh niên cao nhất. Giải thưởng gồm: Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và 10 triệu đồng tiền mặt. Bên cạnh đó, cũng trao giải cho TOP3 thí sinh có kết quả và thời gian tốt nhất mỗi tuần trị giá 1 triệu đồng/giải cùng Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.

Đọc thêm

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Đất và người xứ Đông

Sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên và hệ thống di tích là những thế mạnh để phát triển du lịch của Hải Dương.
(PLVN) - Chuyện rằng, Hà Nội là xứ kinh kỳ, là trung tâm vùng đồng bằng Bắc bộ. Bao quanh trung tâm là 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Và ở xứ Đông là Hải Dương có một địa danh gắn với chữ “tứ”, đó là Tứ Kỳ…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…