Đất và người xứ Đông

Sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên và hệ thống di tích là những thế mạnh để phát triển du lịch của Hải Dương.
Sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên và hệ thống di tích là những thế mạnh để phát triển du lịch của Hải Dương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chuyện rằng, Hà Nội là xứ kinh kỳ, là trung tâm vùng đồng bằng Bắc bộ. Bao quanh trung tâm là 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Và ở xứ Đông là Hải Dương có một địa danh gắn với chữ “tứ”, đó là Tứ Kỳ…

Nơi lưu giữ ký ức của ba danh nhân vĩ đại

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng. Bởi thế, trên trục kinh tế trọng điểm này, thành phố Hải Dương cũng được người Pháp xây dựng từ rất sớm theo lối kiến trúc Tây Âu cùng với việc mở trường Pháp góp phần mở mang tri thức, văn hóa vào sự phát triển đất học, đất Tiến sỹ đông nhất cả nước thuở xưa…

Hải Dương nay - xứ Đông xưa có nhiều cảnh quan có giá trị, từ lâu đã nổi tiếng như Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng, rừng phong lá đỏ Thanh Mai (Chí Linh); An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (Kinh Môn); cảnh quan sông Hương với các khu miệt vườn cây ăn trái (Thanh Hà); khu Đảo Cò (Thanh Miện) - hệ sinh thái đất ngập nước với hàng ngàn cá thể cò, vạc… còn lại duy nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Từ bao đời, đây là nơi sinh thành, hội tụ và toả sáng của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa như Khúc Thừa Dụ, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Duệ… Là vùng đất có bề dày lịch sử, di sản văn hoá đặc sắc với 3.199 di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng, Hải Dương còn có bốn di tích, cụm, quần thể di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt là Côn Sơn- Kiếp Bạc, An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, Văn Miếu Mao Điền, đền Xưa - chùa Giám - đền Bia; cùng 142 di tích quốc gia và 271 di tích cấp tỉnh; 11 bảo vật quốc gia và 11 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Chùa Côn Sơn - một trong những di tích tiêu biểu của tỉnh Hải Dương.

Chùa Côn Sơn - một trong những di tích tiêu biểu của tỉnh Hải Dương.

Bên cạnh nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú và những vùng sinh thái hấp dẫn, nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm như xương động vật, xương người tiền sử hóa thạch, công cụ lao động bằng đá, đồ dùng sinh hoạt bằng gốm, tiền cổ... khẳng định loài người đã cư trú liên tục ở vùng đất Kinh Môn từ 3-5 vạn năm trước.

Vùng đất vốn nức tiếng với nhiều làng nghề truyền thống như: chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), gốm Chu Đậu (Nam Sách), kim hoàn Châu Khê (Bình Giang), khắc ván in Hồng Lục, Liễu Tràng (TP. Hải Dương), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), giày dép Tam Lâm (Gia Lộc), dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà)… Đây còn là một miền quê dạt dào các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát chèo, tuồng, hát ca trù, hát chầu văn, múa rối nước… đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Cùng với đó người xứ đông có nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng trong và ngoài nước như: bánh đậu xanh - top 10 đặc sản quà tặng châu Á; bánh khảo, bánh cuốn (TP. Hải Dương); bánh gai (Ninh Giang); bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang); giò chả (Gia Lộc); gạo nếp cái hoa vàng, hành tỏi (Kinh Môn); vải thiều (Thanh Hà); rươi, cáy (Tứ Kỳ, Kim Thành)…

Với trên 800 lễ hội, trong đó có những lễ hội lớn như Côn Sơn, Kiếp Bạc (Chí Linh), Đền Cao (Kinh Môn), Đền Tranh (Ninh Giang)… tỉnh có tiềm năng, thế mạnh lớn về du lịch văn hóa, góp phần phát triển ngành du lịch ở địa phương và của cả vùng Đông Bắc.

Nỗ lực giới thiệu di sản với thế giới

Hiện Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trên địa bàn ba tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang đang được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) khảo sát, thẩm định hồ sơ đề cử để xem xét công nhận trở thành Di sản thế giới. Tầm quan trọng của quần thể di tích danh thắng này được khẳng định thông qua hàng loạt các di tích, danh lam thắng cảnh trong khu di sản được nhận diện xếp hạng ở cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, với đầy đủ bốn loại hình: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, địa điểm danh lam thắng cảnh.

Tháng tám mùa thu, lễ hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh) là một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước.

Tháng tám mùa thu, lễ hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh) là một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước.

Đặc biệt, hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là hồ sơ di sản văn hóa đầu tiên có phạm vi triển khai trên cả ba tỉnh, điều chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Nếu được UNESCO ghi danh, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc sẽ là di sản văn hóa thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam, cho thấy nỗ lực tôn vinh di sản của ba tỉnh, trong đó có tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, sau khi hát ca trù được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2009, người xứ Đông cùng với các tỉnh, thành phố đồng bằng trung du Bắc Bộ khác đã xây dựng hoàn thiện Hồ sơ Nghệ thuật chèo trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Và xác định tầm nhìn cho tương lai, Hải Dương đã và đang xây dựng tám sản phẩm du lịch đặc thù theo Đề án “Phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đó là: “Về với nghệ thuật rối nước vùng Đồng bằng sông Hồng” (thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang), “Con đường gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt” (thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách kết nối với Bảo tàng tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Dương), Du lịch nghỉ dưỡng làng quê Việt” (khu vực sông Hương, huyện Thanh Hà), “Văn hóa ẩm thực người Xứ Đông” (xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ)…

Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hải Dương tích cực kết nối thị trường quốc tế, đặc biệt tập trung vào thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Việc hợp tác được thực hiện qua trao đổi, giao lưu và tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch mang tính khu vực hoặc quốc tế, qua giao lưu, biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống (ca trù, chầu văn, chèo, rối nước...).

Văn hóa xứ Đông bao hàm những nét đặc trưng riêng có của xứ Đông xưa và Hải Dương ngày nay.

Văn hóa xứ Đông bao hàm những nét đặc trưng riêng có của xứ Đông xưa và Hải Dương ngày nay.

Là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”, Hải Dương nay - xứ Ðông xưa luôn tự hào về những di sản văn hóa tốt đẹp và đang nỗ lực kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa đó, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của tỉnh trong bản đồ văn hóa du lịch Việt Nam. Đề án đã phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển, trong đó định hướng rõ không gian du lịch chính là thành phố Hải Dương và phụ cận, thành phố Chí Linh và phụ cận. Bên cạnh đó, còn 3 không gian du lịch phụ như: thị xã Kinh Môn; huyện Cẩm Giàng - huyện Bình Giang và không gian du lịch huyện Ninh Giang - Thanh Miện. Đồng thời, xác định rõ các khu điểm du lịch trọng tâm và dự án ưu tiên đầu tư theo giai đoạn cụ thể; xác định các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh để liên kết phát triển đảm bảo mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn 2021 - 2025, 2026 -2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện tại, Hải Dương đang tích cực phối hợp với các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, các sở, ngành và địa phương hoàn thiện hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây sẽ là cơ hội rất lớn để quảng bá mảnh đất, con người Hải Dương không chỉ trong nước, mà còn mở rộng ra thế giới, đồng thời khai thác tiềm năng phát triển du lịch Hải Dương thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây là động lực quan trọng để Hải Dương phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo đó, Hải Dương đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước; kết cấu hạ tầng đồng bộ; hệ thống đô thị xanh, thông minh, giàu bản sắc; đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương.

Hải Dương đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 bình quân đạt khoảng 9,5%/năm. Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 2,55 triệu người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp; phấn đấu đạt tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt trên 55%.

Tầm nhìn đến 2050, Hải Dương đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố hiện đại, xanh, thông minh, an ninh, an toàn, bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng, giàu bản sắc văn hóa xứ Đông và là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng…

Năm 2024, Hải Dương đề ra 5 mục tiêu, 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, kèm theo đó là 15 giải pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tỉnh phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9% trở lên. Tỉ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với GRDP đạt 35%, thu ngân sách nội địa phấn đấu tăng 10% so với dự toán.

Tin cùng chuyên mục

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Đọc thêm

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.