Ngân hàng “bày kế” cứu thị trường bất động sản

(PLO) - Thảo luận về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã kiến nghị nhiều giải pháp đột phá. Trong khi đó, đại diện Bộ Xây dựng cho biết thời gian tới sẽ có nhiều hướng “thoáng” giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thị trường “tắc” do… hoàn cảnh?
Trong buổi thảo luận về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS) mà BIDV tổ chức mới đây, Trung tâm nghiên cứu BIDV đưa ra một kết quả nghiên cứu rằng, thị trường BĐS hiện có một số tồn tại sau: khuôn khổ pháp lý, chính sách đối với thị trường chưa hoàn thiện; công tác quy hoạch và quản lý thị trường còn yếu; tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu còn diễn ra ở nhiều phân khúc; nguồn vốn cho thị trường BĐS còn hạn chế… Đặc biệt, giá BĐS ở mức cao, vượt khả năng của nhiều người. 
Cụ thể, với mức thu nhập trung bình của công nhân và cán bộ viên chức chưa đến 5 triệu đồng/tháng, thì dù dành ra 11% thu nhập trong vòng 20 năm họ cũng khó có khả năng mua được nhà (giá trị khoảng 400- 500 triệu đồng/căn). “Thị trường BĐS tuy đã có chuyển biến nhờ hiệu ứng chính sách, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn” – ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu BIDV bày tỏ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trần Nam - Thứ trưởng Bộ Xây dựng – cho rằng, thu nhập của người dân đang quá thấp so với giá BĐS. “Chi phí cho 1m2 nhà ở hiện vào khoảng 13-15 triệu đồng, cộng thêm kỳ vọng lợi nhuận của DN khoảng 30% nữa thì giá nhà ở dưới 20 triệu đồng/m2 là chấp nhận được; chưa kể hiện đã có DN chấp nhận lợi nhuận chỉ 15%” – ông Nam nói.
Theo ông Nam, để tháo gỡ, bên cạnh việc tác động thay đổi tâm lý của người dân quan tâm đến việc thuê nhà ở hơn thì cách quan trọng nhất chính là “phải tìm cách làm cho kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên”. 
Tăng thời gian cho vay, thêm ngân hàng tham gia
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, BIDV đề xuất 3 giải pháp tạo đột phá.  Thứ nhất, gia tăng nguồn vốn cung ứng cho BĐS, trong đó tập trung vào các dự án lớn, sắp hoàn thiện; đồng thời đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, khoanh nợ trong lĩnh vực BĐS. Thứ hai, tái cơ cấu sản phẩm tập trung vào phân khúc nhà ở cho người có thu nhập thấp, từng bước giảm mặt bằng giá BĐS. Thứ ba, khôi phục niềm tin của nhà đầu tư…
BIDV kiến nghị Chính phủ nên chấp thuận cho các dự án nhà ở thương mại diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, đang xây dựng dở dang được vay vốn gói 30 ngàn tỷ đồng. Đối với người dân, Bộ Xây dựng nên cho phép người mua nhà ở xã hội được nhận ngay Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và được chuyển nhượng khi có giấy chứng nhận này. 
Đáp lại, Bộ Xây dựng cho biết đã có văn bản đồng ý cho một số DN xây nhà ở thương mại đáp ứng những điều kiện trên được vay vốn gói 30 ngàn tỷ đồng. Nhưng Bộ không đồng ý cho phép người mua nhà ở xã hội bán nhà ngay, mà phải để ít nhất sau 5 năm. “Chúng tôi đã đồng ý rút từ 10 năm xuống 5 năm. Nếu cho bán ngay, vô hình trung chúng ta đã tạo điều kiện cho người đầu cơ BĐS”, ông Nam nói.
Đối với đề xuất của BIDV về  tăng thời gian cho vay gói 30 ngàn tỷ lên 15 đến 20 năm, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ cho vay đối với DN ở mức cao hơn và giảm thêm 1-2% lãi suất cho vay (hiện đang là 5%/năm), lựa chọn thêm tổ chức tín dụng tham gia giải ngân gói 30 ngàn tỷ…, ông Trần Xuân Châu - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước - cho biết, hiện đã có một số ngân hàng thương mại cổ phần đề nghị được tham gia gói 30 ngàn tỷ, Ngân hàng Nhà nước đang xem xét và sẽ sớm có quyết định chính thức. Thời hạn cho vay cũng có thể được tăng lên, nhưng trước mắt lãi suất cho vay khó giảm thêm vì hiện đã ở mức thấp hơn 50% so với lãi suất cho vay thông thường khác.n
Ông Nguyễn Trần Nam – Thứ trưởng Bộ Xây dựng – cho biết, sau khi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp thảo luận, thống nhất, tới đây một thông tư hướng dẫn về thế chấp, giải chấp tài sản sẽ được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giải quyết các tranh chấp cũng như xử lý nợ xấu liên quan đến BĐS. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ sớm ban hành văn bản pháp lý về xác nhận mua, bán nhà ở xã hội, theo đó, thay vì hai con dấu của cơ quan và chính quyền địa phương trong một bộ hồ sơ thì sẽ còn một con dấu. Người đi làm ở cơ quan thì chỉ cần xác nhận về mức thu nhập; người không đi làm ở cơ quan chỉ cần UBND phường xác nhận về điều kiện nhà ở…

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.