Ngậm núm vú giả, trẻ có nguy cơ ngạt thở

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Mới đây, một số quốc gia đã thu hồi núm vú giả do sản phẩm này có thể gây tắc đường hô hấp và có kích ứng tiêu hóa không an toàn cho trẻ nhỏ…

Núm vú giả là một loại vật dụng được rất nhiều bà mẹ sử dụng và khá dễ dàng mua tại một cửa hàng vật dụng dành cho trẻ em. Tại một cửa hàng ở phố Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) có rất nhiều sản phẩm núm vú giả khác nhau được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Đài Loan… với giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng.
Từ các loại núm vú với màu sắc bắt mắt thì chất liệu và hãng sản xuất cũng vô cùng đa dạng. Giá núm vú giả dao động từ 30.000 – 500.000 đồng tùy loại. Núm vú giả thường được làm từ cao su hay nhựa mềm cao cấp. Đây được coi như là bảo bối của các bà mẹ nhằm rút ngắn thời gian cai sữa, giúp bé nhanh chóng ngủ ngoan hay để bé tạm thời ngậm khi chưa kịp cho bé ăn.
Mang bầu tháng thứ 8 đứa con đầu lòng, chị Thanh Lương (Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội) lo lắng: “Mình đã có kế hoạch sau 6 tháng nghỉ phép đi làm và để con cho bà ngoại trông giúp. Nghe nhiều người nói nên mua núm vú giả cho con ngậm đỡ khóc nhưng dạo này nhiều núm vú giả bị thu hồi ở nước ngoài quá, không biết trong nước thì thế nào. Mình không có kinh nghiệm, mua phải những loại núm vú không đạt chất lượng khéo lại khổ cả con lẫn mẹ nên đang rất phân vân”. 
 
Không chỉ chị Lương mà rất nhiều  bà mẹ coi núm vú giả là phương án tạm thời khi pha sữa cho con, giúp con ngủ ngon hay bớt quấy khóc. Tuy nhiên, chất lượng các loại núm vú giả trên thị trường còn là một dấu hỏi lớn. Đó là chưa kể, núm vú giả mà trẻ nhỏ ngậm là nơi sinh trưởng dễ dàng cho các loại vi khuẩn, nấm ký sinh trên da. Hiện tại, có rất nhiều loại vi khuẩn tiềm ẩn, tụ cầu khuẩn Staphylococcus và vi khuẩn gây viêm phổi Klebsiella, cho đến nấm. 
Theo nghiên cứu từ Mỹ, dùng núm vú giả khiến trẻ dễ mắc bệnh răng miệng. Ngậm núm vú giả trong một thời gian dài sẽ có ảnh hưởng xấu đến cấu tạo hàm và vị trí mọc răng của trẻ. Cũng giống như mút ngón cái, thói quen dùng núm giả có thể khiến hàm trên và hàm dưới của trẻ không khớp nhau khi cắn. Thời gian cho trẻ ngậm núm vú giả càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo hàm và vị trí mọc răng của trẻ càng tăng. Ngậm núm vú giả cũng như thói quen mút ngón tay cái của trẻ, có thể khiến hàm răng trên và dưới của trẻ không khớp nhau.
Hơn nữa, những trẻ đang trong độ tuổi tập nói thì ngậm núm vú giả có nguy cơ chậm nói cao gấp 3 lần trẻ không dùng sản phẩm này. Với những em bé được bú mẹ cho đến ít nhất 9 tháng tuổi mà không bú bình thì tỷ lệ chậm nói rất thấp.
Đặc biệt, theo các chuyên gia Hà Lan nghiên cứu trên 500 trẻ em dưới 4 tuổi thường xuyên ngậm núm vú giả thì nguy cơ bị viêm tai cao gấp đôi những đứa trẻ bình thường. Viêm tại giữa cấp tính là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, những đứa trẻ ngậm núm vú giả nhiều khiến bệnh tái đi tái lại rất nhiều lần.
Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng, sử dụng núm vú giả khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ chất tiết trong mũi vào tai giữa. TS. Glass cảnh báo, cha mẹ không nên cho con em sử dụng núm vú giả vì đây chính là nguy cơ tiềm ẩn gây rất nhiều căn bệnh cho trẻ. Ngậm núm vú giả lâu dài có thể phát triển chứng xơ vữa động mạch hoặc thậm chí là tiểu đường tuýp 2. Với cha mẹ vẫn cho trẻ sử dụng núm vú giả thì nên ngâm chúng hàng ngày trong nước làm sạch răng và nên thay núm vú sau 2 tuần sử dụng.
Nhiều quốc gia thu hồi núm vú giả
Tháng 9 vừa qua, hệ thống cảnh báo nhanh với các sản phẩm phi thực phẩm của Liên minh Châu Âu (RAPEX) đã phát lời cảnh báo về núm vú giả của hãng Nüby có chứa peroxide – chất có thể gây kích ứng tiêu hóa không an toàn cho trẻ nhỏ. Đến tháng 10/2014, Tây Ban Nha cũng quyết định thu hồi toàn bộ sản phẩm  núm vú giả có nguồn gốc từ Thái Lan do phần vỏ bảo vệ của núm vú giả quá nhỏ và không có lỗ thông hơi, tiềm ẩn nguy cơ gây nghẹt thở cho bé. Thụy Sỹ cũng đã quyết định thu hồi sản phẩm núm vú giả Nuggi thuộc nhãn hiệu Bibi do sản phẩm được cấu tạo từ chất liệu không tốt. Loại núm vú này có thể dễ dàng cắn đứt, trẻ dễ dàng bị hóc dẫn đến tắc đường hô hấp.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.