Nga nhập lô xe tăng 'uống xăng như voi uống nước'

Điểm yếu lớn nhất của động cơ xe tăng T-80 là "ngốn xăng như voi uống nước"
Điểm yếu lớn nhất của động cơ xe tăng T-80 là "ngốn xăng như voi uống nước"
(PLO) - Trong giai đoạn đầu tiên, loại xe tăng này ăn nhiên liệu tới mức kinh hoàng. Cứ mỗi bình xăng 1950 lít chỉ đi được 300km, nghĩa là mỗi km tốn 6,5 lít nhiên liệu.

Thế nhưng mới đây Bộ Quốc phòng Nga đã nhận lô xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 đầu tiên được nâng cấp để hoạt động trong môi trường địa cực lạnh giá. Dự án hiện đại hóa này dự kiến giúp Nga hồi sinh và tận dụng hàng nghìn xe tăng T-80 trong biên chế hiện nay.

T-80 là xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ ba được thiết kế và chế tạo từ thời Liên Xô. Khi được đưa vào biên chế năm 1976, nó trở thành mẫu MBT đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ turbine phản lực, trước mẫu M1 Abrams của Mỹ tới ba năm.

Thiết kế này rất giống với động cơ máy bay, khiến xe tăng T-80 lúc tăng tốc phát ra tiếng gầm không kém gì máy bay phản lực chạy trên đường băng.

Động cơ turbine trên xe tăng T-80 có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu như xăng và dầu diesel. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào lực lượng hậu cần, thậm chí cho phép kíp lái sử dụng các kho nhiên liệu của đối phương. Mỗi chiếc T-80 chỉ cần ba phút để khởi động và chuyển trạng thái chiến đấu, thay vì 30 phút như trên xe tăng T-72 sử dụng động cơ diesel.

Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của động cơ xe tăng T-80 là "ngốn xăng như nước", khi tiêu tốn nhiên liệu gấp nhiều lần so với những chiếc T-72 dùng động cơ diesel. Thiết kế nguyên gốc khiến động cơ 1.000-1.250 mã lực của T-80 phải hoạt động hết công suất ngay cả khi xe tăng đứng yên, khiến lượng nhiên liệu mà nó tiêu thụ cao gấp 2-4 lần so với T-72. Tương tự dòng Abrams của Mỹ, động cơ turbine trên T-80 cũng gặp nhiều vấn đề khi phải hoạt động trong môi trường nóng và nhiều cát bụi.

Để khắc phục nhược điểm này, Nga đã chế tạo phiên bản nâng cấp của T-80 áp dụng cơ chế tách rời động cơ chính với máy phát điện trên xe để đạt mức tiêu thụ nhiên liệu tương đương xe tăng T-72. Thiết kế này cho phép xe tắt động cơ turbine khi ở trạng thái đứng yên, chỉ dùng nguồn điện từ máy phát để vận hành thiết bị.

Xe tăng T-80 được phát triển từ nền tảng T-64A, kế thừa nhiều đặc điểm như lái xe ngồi ở khoang phía trước, trong khi trưởng xe và pháo thủ ngồi trong tháp pháo được trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Cửa xả khí động cơ nằm hướng về phía sau, thay vì sang bên giống những xe tăng cùng thời.

Dòng T-80 được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ đối đầu trực diện với xe tăng NATO trên những bình nguyên rộng lớn ở châu Âu. Nó được thiết kế cho các mũi đột kích thọc sâu phòng tuyến đối phương, thay vì tác chiến cùng đội hình bộ binh cơ giới như dòng T-72.

T-80 là một trong những dòng xe tăng được bảo vệ kỹ nhất trong lịch sử Liên Xô, được trang bị giáp composite, kết hợp giữa nhiều lớp thép và sợi thủy tinh. T-80 còn được bảo vệ bởi các khối giáp phản ứng nổ. Mặt dưới mũi xe, trước tháp pháo và hai bên thân có nhiều tấm giáp cao su cứng. 

Xe tăng T-80 tham chiến lần đầu vào tháng 12/1994 trong trận đánh vào thủ phủ Grozny của Chechnya. Tuy nhiên, lần ra quân này được coi là một thảm họa với xe tăng T-80 cũng như lực lượng tăng thiết giáp Nga. Hầu hết tổ lái không được huấn luyện đầy đủ về tác chiến đô thị.

Lực lượng phòng thủ Grozny triển khai trên các tòa nhà cao tầng và nã nhiều quả đạn chống tăng vào nóc và sườn xe, khu vực có giáp bảo vệ kém nhất. Những chiếc T-80 hoàn toàn bất lực do góc nâng nòng pháo kém, không thể bắn tới mục tiêu ở tầng cao. Tuy nhiên, lớp giáp composite vẫn thể hiện sức mạnh khi chịu được nhiều phát đạn chống tăng trước khi bị xuyên thủng.  

Sau thiệt hại nặng nề ở Grozny, quân đội Nga không bao giờ triển khai T-80 để đột kích vào thành phố, chúng chỉ đóng vai trò yểm trợ bộ binh từ khoảng cách an toàn.  

Tổng cộng có 5.404 xe tăng T-80 được chế tạo. Dưới thời Liên Xô, chúng đóng vai trò là khí tài chiến lược và không bao giờ được xuất khẩu. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga và Ukraine đã bán các dòng T-80 cho nhiều quốc gia. Hiện nay, Nga vẫn là nước sở hữu nhiều xe tăng T-80 nhất với khoảng 550 chiếc trong biên chế chiến đấu và 3.000 xe được niêm cất, sẵn sàng sử dụng khi có yêu cầu.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.