Nhà tù - 'thiên đường' cho những bà lão ở Nhật

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tất cả những nước có dân số già đều phải đối mặt với những thách thức riêng. Tuy nhiên, Nhật Bản – một trong những nước có dân số già nhất thế giới đang phải đối mặt với thách thức mà giới chức nước này đã không dự liệu trước được: tình trạng người già phạm tội.

Với 27,3% dân số từ 65 tuổi trở lên, cao gần gấp đôi so với Mỹ, Nhật Bản hiện là nước có dân số già nhất thế giới. Bên cạnh những thách thức thường gặp, nước này còn đang phải đối phó với vấn đề rất nan giải: tỉ lệ người già phạm tội cao.

Theo thống kê, số đơn tố cáo và những vụ bắt giữ liên quan đến người già, đặc biệt là phụ nữ, ở Nhật Bản thời gian qua luôn ở mức cao hơn bất cứ nhóm nhân khẩu học nào khác. Tính trung bình, cứ 5 phụ nữ hiện bị giam giữ trong các nhà tù của Nhật có 1 người là người già. Điều đáng chú ý ở đây là việc các tội danh mà họ phạm phải thường là tội nhẹ: 9/10 phụ nữ có tuổi bị buộc tội trộm cắp.

Lý giải về nguyên nhân có quá nhiều phụ nữ lớn tuổi ở Nhật Bản thay vì tuân thủ luật pháp lại có hành vi trộm cắp, Bloomberg cho hay, trước đây, trách nhiệm chăm sóc người già ở Nhật Bản thường thuộc về gia đình hoặc các cộng đồng. Tuy nhiên, gần đây, tình hình đã thay đổi. Từ năm 1980 đến năm 2015, số người già sống một mình ở Nhật đã tăng hơn 6 lần, lên đến gần 6 triệu người. Một khảo sát do chính quyền Tokyo thực hiện trong năm 2017 cho thấy có đến hơn một nửa người già bị bắt quả tang đang có hành vi trộm cắp sống 1 mình, 40% không có gia đình hoặc hiếm khi chuyện trò với người thân.

Những người này nói rằng họ không có ai để nhờ đến khi cần giúp đỡ. Ngay cả những phụ nữ có nơi nương tựa cũng cho biết họ cảm giác như người vô hình. “Họ có thể có nhà để ở. Có thể họ cũng có gia đình nhưng điều đó không có nghĩa là họ có một nơi cho họ cảm giác gia đình. Họ cảm thấy họ không được thấu hiểu”, bà Yumi Muranaka, quản lý ở nhà tù nữ Iwakuni nằm cách Hiroshima gần 50km lý giải.

Bên cạnh đó, những phụ nữ già ở Nhật Bản cũng thường là những người dễ bị tổn thương về mặt kinh tế. Ví dụ, theo các số liệu chính thức, có đến gần một nửa những phụ nữ từ 65 tuổi trở lên sống một mình ở Nhật Bản phải sống trong cảnh nghèo. Tỉ lệ này ở đàn ông là 29%. “Chồng tôi đã qua đời hồi năm ngoái. Chúng tôi không có con nên tôi rơi vào cảnh một thân một mình. Khi đến siêu thị mua rau, tôi nhìn thấy một gói thịt bò. Tôi muốn mua gói thịt nhưng không có tiền. Vì thể nên tôi đã đánh cắp gói thịt đó”, một nữ tù nhân ở nhà tù Iwakuni kể về hoàn cảnh và lý do khiến bà phải vào tù.

Cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản và khu vực tư nhân ở nước này chưa có các chương trình cải tạo hiệu quả cho người già. Do đó, chi phí cho việc giam giữ họ trong tù đã tăng khá nhanh. Những khoản chi liên quan đến chăm sóc người già đã đẩy chi phí y tế tại các cơ sở giam giữ của Nhật Bản trong năm 2015 vượt mức 6 tỉ yen (tương đương hơn 50 triệu USD), tăng cao hơn 80% so với con số của 1 thập kỷ trước.

Tại các cơ sở giam giữ này, ban ngày, giới chức Nhật phải thuê những nhân viên đặc biệt để giúp tắm rửa hay làm vệ sinh cho những tù nhân già vào ban ngày. Còn ban đêm, trách nhiệm này được giao lại cho các quản ngục.

Tại một số cơ sở giam giữ, các quản ngục luôn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để trở thành các điều dưỡng viên. Cô Satomi Kezuka – một nhân viên kỳ cựu tại nhà tù nữ Tochigi ở cách Tokyo gần 100km về phía bắc – cho biết, công việc hàng ngày của cô giờ đây bao gồm cả việc giải quyết việc tiểu tiện không tự chủ của các tù nhân. “Họ xấu hổ và giấu đồ lót đi. Tôi phải đề nghị họ mang đưa cho mình và phải đi giặt”, cô Kezuka cho hay. Đó có thể là một phần lý do khiến hơn 1/3 các nhân viên tại các cơ sở giam giữ nữ giới ở Nhật Bản bỏ việc trong 3 năm đầu tiên làm việc.

Trước tình hình này, năm 2016, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua luật để đảm bảo rằng những người già ở nước này nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống phúc lợi và dịch vụ xã hội. Sau khi luật được thông qua, các văn phòng công tố viên và nhà tù đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong chính phủ để đảm bảo những người già phạm tội nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Tuy nhiên, các vấn đề khiến những phụ nữ đó phải tìm đến sự thoải mái của nhà tù thì vẫn chưa được giải quyết. 

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.