Năm vượt thử thách của ngành nông nghiệp

Đối mặt với hàng loạt khó khăn nhưng năm 2016 ngành nông nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng đáng kinh ngạc.
Ảnh minh họa
Đối mặt với hàng loạt khó khăn nhưng năm 2016 ngành nông nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng đáng kinh ngạc. Ảnh minh họa
(PLO) - 2016 là một năm đầy biến cố với hàng loạt khó khăn dồn dập đối với ngành nông nghiệp nhưng đây cũng là năm để lại nhiều dấu ấn trong chỉ đạo, điều hành khi những chỉ tiêu tổng thể của ngành này đã về đích một cách đầy ngoạn mục. 

Kết thúc năm 2016, tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 1,2%, giá trị sản xuất tăng 1,44%. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm ước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ USD so với năm 2015, thặng dư thương mại đạt khoảng 7,5 tỷ USD. 

Thiên tai dồn dập

Theo Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Nguyễn Xuân Cường, có thể nói năm 2016 là một năm cực kỳ gian nan, vất vả, khó khăn với ngành NN&PTNT. Từ đầu năm đến nay, liên tục quý nào cũng xảy ra thiên tai và đều ở mức độ khốc liệt. Đầu năm, trận rét đậm, rét hại lịch sử 60 năm xảy ra ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, gây ra thiệt hại rất lớn về sản xuất nông nghiệp. Sau đó là đợt hạn lịch sử tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, cùng với đó là hạn, mặn lịch sử (100 năm) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Gần đây nhất, ở chiều ngược lại, từ đầu tháng 10/2016 đến nay, liên tục 8 tỉnh Nam Trung bộ hứng chịu 5 đợt mưa lũ lịch sử với lượng mưa lên đến 2.300mm - 2.700mm. 

“Chưa bao giờ xảy ra tình trạng như thế, mưa dồn dập, lượng mưa  rất lớn, trên diện tích rộng. Cùng với đó là chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai và sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung nên sáu tháng đầu năm, tăng trưởng ngành nông nghiệp có lúc đã giảm 0,18%.”- Bộ trưởng Cường nhớ lại.   

Tuy nhiên, theo vị “tư lệnh” ngành nông nghiệp, với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương tập trung khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất nên kết quả cả năm 2016 ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.  

Theo đó, tốc độ tăng GDP toàn ngành nông nghiệp trong năm 2016 đã đạt khoảng 1,2% giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) tăng 1,44%, trong đó: Trồng trọt giảm 0,9%, chăn nuôi tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 6,17%; thuỷ sản tăng 2,91%. Bộ NN&PTNT cho rằng, đây là kết quả quan trọng, khẳng định được sự chỉ đạo, điều hành đúng hướng và sự điều chỉnh sản xuất, kinh doanh kịp thời của cả ngành nên đã phục hồi được tăng trưởng. 

Xuất khẩu phá “kỷ lục”: 32,1 tỷ USD

Trong bối cảnh khó khăn như vậy nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn đạt được những kết quả khó tin. Theo Tổng cục Thủy sản, trong 6 tháng đầu năm, sản lượng tôm chưa đạt 200 ngàn tấn. Tuy vậy, từ tháng 6 trở đi, ngành thủy sản đã tập trung đẩy mạnh vào việc thả nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú, nên sản lượng đã tăng vọt đạt 650 ngàn tấn trong 6 tháng cuối năm, diện tích thả nuôi cũng được mở rộng lên 700 ngàn ha. 

Cùng với thủy sản, chăn nuôi cũng được coi là ngành có sự “bùng nổ” lớn trong năm nay với tổng đàn lợn tăng lên 29,1 triệu con, đàn gia cầm tăng lên 364,5 triệu con. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa làm ngành chăn nuôi hài lòng. Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nói rằng ông cảm thấy tiếc vì trong năm vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu được 600 ngàn tấn lợn hơi sang Trung Quốc với giá trị hơn 1 tỷ USD, nhưng việc xuất khẩu này vẫn chưa bền vững do chúng ta chủ yếu xuất qua con đường tiểu ngạch. Theo ông Vân nếu làm căn cơ, đúng ra riêng ngành chăn nuôi có thể đảm bảo xuất khẩu tới 2 triệu tấn lợn sang thị trường này.  

Nhờ có những giải pháp chủ động, sáng tạo và quyết liệt trong khôi phục hậu quả thiên tai, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh những mặt hàng có lợi thế thị trường, cạnh tranh như rau quả, tôm, chăn nuôi... nên kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có sự gia tăng mạnh, cả năm ước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ USD so với năm 2015; thặng dư thương mại đạt khoảng 7,5 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2016  đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong xuất khẩu rau quả. Lần đầu tiên “vượt qua mặt hàng gạo“, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 2,4 tỷ USD, tăng 31,2% so với năm 2015. Nhiều mặt hàng có kim ngạch tăng cao như cà phê tăng 25,5%, hạt điều tăng 18,3%, hạt tiêu tăng 12,7%, thủy sản tăng 6,3%... và chúng ta vẫn duy trì được 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên. 

Đã có 4.000 chuỗi cung ứng nông sản an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được xác định là ưu tiên hàng đầu của ngành nông nghiệp hiện nay. Trong năm 2016, cả nước đã xây dựng được 4.000 chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn. Trong đó, đã phối hợp với UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh triển khai hàng loạt chương trình phát triển chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn. 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT đánh giá: Cái được lớn nhất của năm vừa qua là đã đẩy lùi được chất cấm Salbutamol và Vàng ô. Tới đây Thanh tra Bộ này cũng tham mưu để đưa chất Cystemine vào danh mục chất cấm. Ông Việt tiết lộ, trong năm vừa qua, lực lượng thanh tra chuyên ngành đã xử lý vi phạm được số tiền là 6 tỷ đồng liên quan đến lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.  

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám lưu ý: Với thị trường Trung Quốc, chúng ta cần phải tìm cách đàm phán để xuất khẩu chính ngạch đối với sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, cũng phải tìm cách giảm giá thành chăn nuôi, nếu không sẽ mất thị trường do giá quá cao. Còn đối với vấn đề an toàn thực phẩm, ông Tám cho rằng, cần phải có chiến lược hoặc chương trình giám sát liên quan đến vật tư đưa vào nông nghiệp, đồng thời giảm dư lượng kháng sinh với tôm, hướng dẫn cho thân thiện môi trường… 

Năm 2016 đã khép lại với những buồn vui lẫn lộn. Nhưng với quyết tâm cao trong việc xây dựng một Chính phủ kiến tạo, và với sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp của Chính phủ mới, ngành nông nghiệp vẫn can đảm nâng chỉ tiêu tăng trưởng lên mức cao hơn trong năm 2017, năm được coi bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và Kế hoạch phát triển ngành 5 năm (2016 – 2020) trong bối cảnh mà những khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm hơn so với năm 2016.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.