Quyết đưa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành đầu tàu kinh tế

Hội nghị hợp  tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016
Hội nghị hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016
(PLO) - Các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ cùng đoàn kết, chung tay, góp sức, nỗ lực hơn nữa, đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác, phát triển toàn diện, khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội của từng địa phương và toàn Vùng KTTĐ Bắc Bộ; khẳng định vị trí, vai trò là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước phát triển, nhanh và bền vững.

Chiều nay (27/12), TP Hà Nội với vai trò là Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chủ trì tổ chức “Hội nghị hợp  tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016” nhằm tìm giải pháp đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả của hoạt động hợp tác trong Vùng.

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành T.Ư, DN của các tỉnh, TP trong vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phú), vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô.

Đây là sự kiện khẳng định sự nghiêm túc của các địa phương trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện, chặt chẽ, sâu rộng, quyết tâm phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô trở thành đầu tàu kinh tế, dẫn đầu khu vực miền Bắc và cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng

Vùng KTTĐ Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, với vị trí, vai trò là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước, với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của quốc gia; là vùng hạt nhân phát triển, lãnh thổ động lực của vùng đồng bằng sông Hồng.

Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ, được sự quan tâm chỉ đạo của T.Ư, quan hệ hợp tác giữa các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ những năm qua được tích cực triển khai và thu được một số kết quả quan trọng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế và mở rộng các hoạt động văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng kết nối giữa các địa phương trong Vùng được quan tâm nâng cấp, hoàn thiện.

Hợp tác phát triển trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, nông nghiệp, du lịch... được dẩy mạnh. Các nội dung hợp tác mà các sở, ngành của các dịa phương dã ký kết đều được quan tâm chỉ đạo, thực hiện.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng hạt nhân phát triển, lãnh thổ động lực của vùng đồng bằng sông Hồng
Vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng hạt nhân phát triển, lãnh thổ động lực của vùng đồng bằng sông Hồng

Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt động hợp lác chủ yếu mới được triến khai tích cực ở lĩnh vực kinh tế, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ đào tạo cán bộ, chưa chuyến mạnh sang các bước thực hiện theo dự án, đề án cụ thể, chưa xác định rõ vai trò của từng địa phương trong phối hợp phát triển của Vùng.

Phối hợp triển khai thực hiện một số công trình ở địa bàn giáp ranh chưa dược đẩy mạnh triển khai. Việc rà soát, đôn đốc chưa được triển khai đồng bộ, thường xuyên. Bên cạnh đó, các tỉnh trong Vùng chưa có sự phối hợp để đưa ra được những kiến nghị, đề xuất chung của Vùng với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành T'rung ương về các cơ chế, chính sách, các đề án, chương trình, dự án ưu tiên tạo động lực cho sự phát triển chung của Vùng.

Phối hợp để khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế

Do đó, giai đoạn 2017-2020, Vùng KTTĐ Bắc Bộ sẽ tập trung phối hợp để khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội của từng địa phương và toàn Vùng KTTĐ Bắc Bộ trên nguyên tắc hài hoà về lợi ích, trách nhiệm và bình đẳng, cùng khai thác các cơ hội, lợi thế so sánh của vùng, cùng giải quyết các vấn đề chung của vùng, góp phần khẳng định vai trò, vị trí của Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của cả nước.

Đó là phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ theo định hướng phái triển ngành, lĩnh vực chung của Vùng KTTĐ Bắc Bộ. Giải quyết các vấn đề chung của Vùng như: bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, quản lý lao động và dân cư, phòng chống tệ nạn, giữ gìn an ninh - trật tự xã hội.

Cùng phối hợp, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp về cơ chế, chính sách xây dựng dồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ. Cùng phối hợp chặt chẽ thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xà hội, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải: "Vùng KTTĐ Bắc Bộ cần khẳng định vị trí, vai trò là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội"

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, việc phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Bí thư Hoàng Trung Hải cho rằng, trong những năm qua, các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ đã và đang nỗ lực phấn đấu, phát huy tốt các lợi thế, tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, du lịch, giao thông, y tế, nguồn nhân lực chất lượng cao..., để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp đổi mới xây dựng, phát triển của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Trong những hoạt động hợp tác, giao lưu đó, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong Vùng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các Bộ, ban, ngành Trung ương.

Dự báo năm 2017 và những năm tiếp theo, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, đồng thời, với quá trình hội nhập mạnh mẽ sâu rộng của đất nước đòi hỏi các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ cần tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ cùng nhau phát triển.

Bí thư Hoàng Trung Hải mong muốn thông qua Hội nghị hôm nay, Thủ đô Hà Nội và các địa phương trong Vùng cùng đoàn kết, chung tay, góp sức, nỗ lực hơn nữa, đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác, phát triển toàn diện, khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội của từng địa phương và toàn Vùng KTTĐ Bắc Bộ; khẳng định vị trí, vai trò là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước phát triển, nhanh và bền vững.

Các tỉnh, TP vùng KTTĐ Bắc Bộ đã biểu quyết bầu TP Hải Phòng là Chủ tịch Hội đồng vùng nhiệm kỳ 2017-2018. Đại diện UBND TP Hải Phòng, Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Bình khẳng định, với cương vị mới, Hải Phòng sẽ làm hết sức mình để điều phối các hoạt động trong vùng để vùng có bước phát triển mới, mỗi địa phương có bước phát triển mới tốt đẹp hơn.

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình 

Bên hành lang Hội nghị ông Nguyễn Xuân Bình cho rằng, mỗi địa phương trong vùng đều có thế mạnh riêng và thời gian qua đã phát huy nhưng để p;hát triển tốt hơn cần tạo ra cơ chế hỗ trợ liên vùng , giữa các địa phương với nhau.

Vì đây là “vùng” nên yếu tố “vùng”, liên vùng cần được làm tốt hơn, chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, để mỗi địa phương phát huy thế mạnh riêng, phát triển và hỗ trợ các địa phương khác phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của vùng.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển, mỗi địa phương phải làm hết trách nhiệm của mình vì địa phương mình và vì cả các địa phương khác trong vùng. Thường xuyên xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển để kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh, tồn tại, báo cáo cấp có thẩm quyền để quy hoạch phát triển của từng địa phương, của vùng trở thành quy hoạch “sống”,

Phát huy thế mạnh từng địa phương và phát huy sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng địa phương, của cả vùng trong thời gian tới.

Các tỉnh, TP vùng KTTĐ Bắc Bộ đã ký kết Kế hoạch điều phối vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2017-2020. 15 tỉnh, TP vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô cũng đã ký Biên bản hợp tác giai đoạn 2017-2020.

Đọc thêm

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia đảm bảo duy trì liên lạc thông suốt với các đơn vị phát điện và truyền tải điện, trực 24/24 để đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự phòng kỹ thuật cho trường hợp có sự cố xảy ra...

Ngành Nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu hơn 50 tỷ USD?

Nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước, ước tính đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 55 tỷ USD vào cuối năm 2024.

10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp: Xử lý hàng chục nghìn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - Ngày 10/9, đúng ngày kỷ niệm 79 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2024), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã dự và có bài phát biểu đầy ý nghĩa tại Diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan và Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan tổ chức.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển. (Ảnh minh họa: haiquanonline.com.vn)
(PLVN) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2024 đạt 70,65 tỷ USD, trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD và trị giá nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD.