Nam công chức Sở Văn hóa Thừa Thiên - Huế mặc áo dài đi làm: Kiên định góp sức đề án Kinh đô áo dài

Nam giới khối văn phòng Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế với trang phục áo dài ngũ thân.
Nam giới khối văn phòng Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế với trang phục áo dài ngũ thân.
(PLVN) - Ngày 7/9/2020, nam giới khối văn phòng Sở VH-TT Thừa Thiên - Huế đã mặc áo dài ngũ thân truyền thống, mang khăn đóng và đi giày Tây tới cơ quan làm việc và nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Bắt buộc mặc ngày thứ Hai đầu tiên mỗi tháng 

Áo dài ngũ thân ở nam giới ra đời tại Huế từ năm 1744, thời Nguyễn đã đưa lên làm quốc phục, nghĩa là đã hoàn chỉnh và có hàng trăm năm lịch sử. Áo dài ngũ thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và một thân con (nhỏ nhất, nằm trong) tượng trưng cho người mặc.

Áo luôn có 5 cúc cài thể hiện đạo lý của người đàn ông nhân - nghĩa - lễ - trí - tín, nên có ý nghĩa phải tự răn mình cần giữ tư cách đàng hoàng, sống đúng đạo lý người quân tử. Từ thời vua Khải Định đã có sự kết hợp mang giày Tây với áo ngũ thân.

Cách đây hơn một tháng, các cán bộ Sở VH-TT tỉnh cùng đăng ký đặt may đồng bộ áo dài truyền thống. Trong đó, nữ chọn áo dài màu tím; phía dưới mặt trước có họa tiết hoa sen làm nổi bật nét duyên dáng, nhẹ nhàng. Cán bộ nam thì đặt may áo dài ngũ thân nền áo màu xanh đậm, quần trắng. Họ còn mang tấm thẻ bài mô phỏng theo kiểu xưa với 4 chữ nho “Nguyên Phong Chấp Sự” tức là giữ gìn phong tục xưa.

Theo lãnh đạo Sở, ngành văn hóa sẽ duy trì đều đặn hoạt động này vào các ngày thứ Hai đầu tiên mỗi tháng, nhưng không áp dụng với những người thường đi ra ngoài làm việc. Đây cũng là ngày tổ chức lễ chào cờ tập trung kết hợp giao ban đơn vị; qua đó “truyền cảm hứng” cho nhiều đơn vị khác cùng thực hiện. 

Những hình ảnh này sau đó đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến phản đối phân tích, áo dài đã là quá khứ, lạc hậu, lỗi thời; mặc đi làm sẽ không hợp và bất tiện. Ngoài ra, may bộ áo dài ngũ thân sẽ tốn kém, gây lãng phí. Đồng thời, mặc áo dài ngũ thân sẽ kềnh càng, nặng nề, không thoải mái. Trang phục công sở đã được Nhà nước quy định từ lâu, việc Sở VH-TT tỉnh “đẻ” thêm quy định mới này là không phù hợp.

Một số ý kiến được nêu ra như: “Trời nóng thế sao mặc áo dài đi làm”; “Công chức đi làm mặc áo ngũ thân giống như liền anh đi hát quan họ”; “Mặc áo dài mà đi giày Tây, sao không đi guốc mộc?”, “Rảnh quá, công sở chứ đâu phải chỗ hát chèo, hát bội, cải lương”, “Như họp họ tộc”...

Theo góp ý của ông Đào Quang Cơ (nguyên chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế); khi đội khăn đóng dễ bị rơi rớt, xiêu vẹo, đội lâu làm bó đầu. Ngoài ra, công chức mặc áo dài khăn đóng, ngực lại đeo dạng kim bài, nhìn chẳng khác gì các quan thời phong kiến; nên bỏ.

“Vấn đề là làm sao thiết kế áo dài này phù hợp hơn với bối cảnh xã hội hiện tại, cân nhắc kỹ hơn nữa việc mặc khi nào, ở đâu, với ai? Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, cần có sự chung tay, chung sức của mọi người.

Khôi phục việc nam giới mặc áo dài là đúng nhưng phải có lộ trình làm điểm; đồng thời cho triển khai nam giới mặc áo dài tại khối văn phòng liên quan đến nhiệm vụ văn hóa, giáo dục, du lịch nhưng không nhất thiết phải kèm khăn đóng, đeo kim bài. Khi nhân dân đồng thuận, sẽ lan tỏa trở thành phong trào trong quần chúng”, ông Cơ nêu ý kiến.

Sở Nội vụ: “Mặc áo dài đến công sở là không sai”

Theo Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế, nếu xét theo Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng), việc mặc áo dài đến công sở cho cả nam và nữ cán bộ đều không sai.

Ngoài ra, trước khi thống nhất chọn ngày mặc áo dài, Sở VH-TT đã họp bàn, lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, chứ không phải kiểu tự đặt ra “luật”. 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên GĐ Sở VH-TT tỉnh, người đã nhiều năm nghiên cứu về áo dài truyền thống Huế, cho rằng, việc làm của Sở VH-TT rất đáng khuyến khích. Đây không phải là bộ trang phục làm việc hằng ngày của công chức nhà nước mà là lễ phục trong dịp lễ, được mặc trong ngày làm lễ chào cờ đầu tiên của tháng.

“Họ mặc áo dài vào ngày lễ là trang trọng, mặc để quảng bá và khẳng định bản sắc văn hóa. Còn những ngày khác, họ vẫn mặc áo quần bình thường để làm việc. Không thể so sánh bộ áo dài này với áo dài của các diễn viên hát chèo, tuồng trên sân khấu được. Đây là bộ lễ phục rất đẹp, rất trang nghiêm, đúng truyền thống”, ông Hoa nhận xét.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế mang áo dài ngũ thân tiếp Đại sứ Australia.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế mang áo dài ngũ thân tiếp Đại sứ Australia. 

TS Phan Thanh Hải  (GĐ Sở VH-TT Thừa Thiên - Huế) cho hay Sở đang lắng nghe tất cả ý kiến từ phía dư luận. Với cá nhân ông, áo ngũ thân nam giới có thể mặc bất cứ lúc nào vì tà ngắn, quần hai ống, cho phép đi giày Tây... tạo hình ảnh rất trang nghiêm, kín đáo, phù hợp với môi trường công sở.

Việc nam cán bộ, công chức ngành văn hóa tiên phong mặc áo dài vào ngày thứ hai đầu tháng, các ngày lễ truyền thống của ngành, các lễ hội... là cần thiết nhằm khuyến khích cộng đồng phục hồi di sản này.

“Có thể lúc đầu, ý tưởng này sẽ vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Việc phụ nữ mặc lại áo dài cách đây vài chục năm cũng thế thôi nhưng rồi dần dần cộng đồng sẽ chấp nhận. Sử dụng trang phục truyền thống, hướng tới hình thành một bộ quốc phục là mong muốn của các nhà nghiên cứu và quản lý văn hoá. So với các tỉnh thành khác, Huế là nơi phù hợp nhất để thực hiện việc này khi đây là TP di sản, một trong những nơi được xem là nguồn gốc của áo dài ngũ thân truyền thống”, ông Hải nói.

Ông Hải chia sẻ, áo dài ngũ thân từng được các thế hệ trước đây mặc hàng ngày. Sở sẽ mạnh dạn đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành trên địa bàn may áo dài ngũ thân để mặc trong các dịp lễ, các sự kiện quan trọng của địa phương. Đồng thời kiến nghị HĐND tỉnh (với khoảng 50 đại biểu) cũng nêu gương mặc áo dài ngũ thân tại các kỳ họp HĐND tỉnh diễn ra trong năm.

“Chúng tôi ý thức sâu sắc rằng khi đi tiên phong thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn kiên định mục tiêu thực hiện đề án Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam. Đây là một đề án dài hơi, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản của cố đô Huế mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành du lịch dịch vụ phát triển.

Chúng tôi xem đây là một hành động đúng đắn và thiết thực để triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, mà mục tiêu là xây dựng Cố đô Huế thành một đô thị di sản đặc thù, TP trực thuộc TW trên nền tảng của văn hóa, di sản và bản sắc vùng đất Huế”, ông Hải mong muốn.

“Mỗi bộ áo dài ngũ thân của nam giới có chi phí khoảng 800.000 đồng, áo dài của nữ giới thì chi phí thấp hơn. Cơ sở may đo đã hỗ trợ thiết kế và công may, nên chỉ tốn chi phí cho mua vải. Tôi cũng đã chủ động bỏ tiền cá nhân để hỗ trợ anh em một phần chi phí này. Hoàn toàn không sử dụng một đồng nào của ngân sách”, ông Hải thông tin.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.