Mỹ phẩm tự chế sai một li có thể gây dị ứng

(PLO) - Rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ đã và đang tìm đến với mỹ phẩm handmade thay vì những thương hiệu có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên nếu áp dụng công thức không chuẩn, mỹ phẩm tự chế có thể gây ra dị ứng.

Mỹ phẩm handmade là sự quay trở lại của cách làm mỹ phẩm thủ công, khi mỹ phẩm công nghiệp dần cho thấy những hạn chế của nó như lạm dụng hóa chất hoặc những nguyên liệu kém thân thiện, giá cao mà đôi khi không tương xứng với chất lượng. Tại Việt Nam, thị trường mỹ phẩm nhập ngoại còn có nhiều bất cập, xuất hiện những nơi bán sản phẩm không đảm bảo, nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng hết hạn hoặc cận hạn… Nhiều người đã tìm tới mỹ phẩm tự chế để yên tâm hơn.
Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng đó, không ít các trung tâm đã mở lớp dạy làm đồ handmade nói chung, mỹ phẩm handmade nói riêng và nhận được sự hưởng ứng tích cực. Chia sẻ trên website riêng của chị Đỗ Anh Thư - người sáng lập một website riêng về dòng mỹ phẩm handmade cho biết chị đã mất gần 5 năm tìm tòi, nghiên cứu và thực hành làm mỹ phẩm handmade. Kinh nghiệm 5 năm ấy được đúc kết thành những khóa học làm mỹ phẩm toàn diện. 
Chị chia sẻ, mỹ phẩm handmade tuy có xuất xứ từ thiên nhiên vô hại với cơ thể nhưng không phải cái gì cũng có thể dùng đối với một số người mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần trong sản phẩm. Vì thế, dù là mỹ phẩm handmade cũng cần phải tìm hiểu, đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng. 
Tham gia mỗi khóa học, học viên được học về nguyên liệu, chọn nguyên liệu, lên công thức, điều chỉnh công thức cho phù hợp với từng loại da, từng người, từng mùa... rất bổ ích, lý thú và thú vị thường bao gồm 3 buổi chính tập trung truyền đạt 3 mảng nội dung lớn: Khoa học về da giúp mỗi người nhận diện các loại da cơ bản để có phương pháp chăm sóc phù hợp; các kiến thức cơ bản về mỹ phẩm như mỹ phẩm công nghiệp, thiên nhiên, handmade, nguyên liệu làm mỹ phẩm handmade, cách lựa chọn và kết hợp nguyên liệu an toàn, hiệu quả, phù hợp; phương pháp và các công thức làm những loại mỹ phẩm handmade cơ bản như son, kem, xà phòng…, cách vệ sinh, bảo quản dụng cụ và thực hành.
Phương Anh với sản phẩm handmade của chính mình.
Phương Anh với sản phẩm handmade của chính mình. 
Phương Anh, 20 tuổi, thích thú: “làm đồ handmade cũng không quá khó, đặc biệt là mỹ phẩm, bỏ ra ít chi phí là có thể làm ra những sản phẩm chất lượng tốt, an toàn. An toàn đến mức một thỏi son là hoàn toàn từ thiên nhiên và ăn được. Hơn nữa, khi tham gia khóa học bài bản sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về cách chăm sóc da, kiến thức về tác dụng của các loại nguyên liệu làm mỹ phẩm,... được thực hành làm và mang về những sản phẩm made by “chính bạn”. Được biết, sau khi kết thúc khóa học, Phương Anh có thể tự mình kiểm định sơ bộ chất lượng của các loại mỹ phẩm có trên thị trường qua thành phần ghi trên nhãn, tự làm mỹ phẩm cho bản thân, cho mọi người và có thể phát triển sản xuất hoặc kinh doanh loại mỹ phẩm này. 
Khác với Phương Anh, nhiều bạn trẻ chọn cách tự học qua những video dạy làm mỹ phẩm trên mạng. Đây cũng là một cách được cho là nhanh và tiện bởi các video này hướng dẫn khá kỹ. Tuy nhiên, việc thực hành theo các video cũng cần phải cân nhắc và chọn lọc bởi tính bài bản hay chính xác của tỷ lệ các thành phần thường không giống nhau. 
Hơn nữa, các video trên web thường chỉ đưa ra cách thức thực hành mà hầu như không có diễn giải, giải thích thành phần, lý do hay công dụng,... điều này có thể dẫn đến việc vô tình làm sai, làm hỏng sản phẩm và nghiêm trọng hơn là bản thân người thực hiện không có những kiến thức cơ sở về thành phần. Cũng chính từ việc “học sổi” đó mà nguy cơ gặp phản ứng phụ hay bị dị ứng, kích ứng các thành phần là điều khó tránh khỏi với người có cơ địa đặc biệt hay da nhạy cảm.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.